Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Địa 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Giải Địa 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Nội dung bài nhằm hướng dẫn giải bài tập Địa 9 giúp các em ôn lại kiến thức Địa lớp 9 vận dụng trả lời các câu hỏi Địa lý lớp 9 bài 1. Dưới đây là nội dung chi tiết các em cùng xem nhé.

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc; mỗi dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.

- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tố quốc.

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.

- Thu thập thông tin về dân tộc.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. Các dân tộc ở Việt Nam

- Nước ta có 54 dân tộc

- Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, quần cư, phong tục tập quán...).

- Dân tộc Việt (Kinh):

+ Đông nhất (chiếm khoảng 86%).

+ Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, giỏi nghề thủ công.

+ Lực lượng lao động đông đảo trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.

- Các dân tộc ít người:

+ Có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau.

+ Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một số lĩnh vực (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công).

+ Tham gia vào các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khọa học kĩ thuật,...

- Việt kiều: Là bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

B. Phân bố các dân tộc

1. Dân tộc Việt (Kinh) - Phân bố rộng khắp trong cả nước.

- Tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.

2. Các dân tộc ít người

- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du:

+ Trung du và miền núi phía Bắc: 30 dân tộc. Tày, Nùng ở tả ngạn sông Hồng; Thái, Mường ở hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sống chủ yếu ở độ cao 700 - 1000 m. Trên vùng núi cao là người Mông.

+ Trường Sơn - Tây Nguyên: 20 dân tộc. Ê-đê ở Đăk Lăk, Gia-rai ở Kon Turn và Gia Lai, Mông sinh sống chu yếu ở Lâm Đồng.

+ Duyên hải cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ-me. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ờ TP Hồ Chí Minh

- Hiện nay: Có sự thay đổi (một số dân tộc ở phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên, tình trạng du canh du cư được hạn chế).

III. Gợi ý trả lời câu hỏi giữa bài

1. Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ: Dao, rựa, vải thổ cẩm, cồng, chiêng...

2. Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?

Trả lời:

Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

3. Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?

Trả lời: các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Bài 1 trang 6 SGK Địa lí 9

Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Nước ta có 54 dân tộc.

- Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, quần cư, phong tục, tập quán,...

Ví dụ:

+ Ngôn ngữ: Tiếng Việt (tiếng phổ thông của người Kinh), tiếng Tày (dân tộc Tày), tiếng Thái (dân tộc Thái), tiếng Khơme (dân tộc Khơme)….

+ Trang phục: người Kinh có áo dài và nón lá; người HơMông có váy xòe thổ cẩm, con trai dân tộc Êđê đóng khố…

+ Tục cưới hỏi: người Kinh - có lễ dặm ngõ, ăn hỏi và rước dâu; dân tộc ít người có tục bắt vợ.

+ Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch

+ Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.

Bài 2 trang 6 SGK Địa lí 9

Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta

Trả lời:

Tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta:

- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.

- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc:

Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng tập trung ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cản

Người Dao: sống ở các sườn núi 700 – 1000m.

Người Mông: trên các vùng núi cao.

+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng rõ rệt.

Người Ê-đê ở Đăk Lăk, người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho ở Lâm Đồng.

+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).

+ Hiên nay, một số dân tộc miền núi phía Bắc đã đến cư trú ở Tây Nguyên.

Bài 3 trang 6 SGK Địa lí 9

Dựa vào bảng thống kê ở trang 6 SGK (Bảng 1.1. Dân số phân theo thành phần dân tộc ở Việt Nam năm 1999) cho biết em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em.

Bảng 1.1. Số dân phân theo thành phần dân tộc (sắp xếp theo số dân) ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị: nghìn người)

Trả lời:

- Ví du: Em thuộc dân tộc Kinh.

- Dân tộc Kinh đứng đầu về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em là đồng bằng, trung du và ven biển.

- Một sô nét văn hoá tiêu tiểu ở nhà trệt có kiến trúc đa dạng, làm ruộng lúa nước, ăm cơm bằng đũa, phụ nữ có trang phục đặc sắc là áo dài, có nhiều danh nhân văn hóa (như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh...), nhiều công trình văn hóa có giá trị (tác phẩm văn học, chùa chiền, lăng tẩm, đền đài...).

V. TRẮC NGHIỆM ĐỊA 9 BÀI 1

Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 2: Dân số và gia tăng dân số

.....................

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam nằm trong chuyên mục giải Địa 9 trên VnDoc. Với lời giải chi tiết hy vọng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố thêm kiến thức từ đó áp dụng trả lời các câu hỏi trong SGK Địa lớp 9.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 9

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng