Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 39

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 39 trang 140: Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết.

Trả lời:

Một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta: Dầu mỏ, cát thủy tinh, ti tan, muối,...

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 39 trang 140: Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ.

Trả lời:

Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ vì:

- Vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm nên thuận lợi cho quá trình làm muối.

- Ít cửa sông, chủ yếu các con sông ngắn nhỏ nên vùng nước ven biển có độ mặn cao hơn.

- Địa hình ven biển thuận lợi để hình thanh các cánh đồng muối.

- Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất muối

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 39 trang 142: Dựa vào kiến thức đã học, trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dàu khí ở nước ta.

Trả lời:

- Tiềm năng dầu khí:

+ Nước ta có 8 bể trầm tích: Sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chinh- Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu -Mã Lai; trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long.

- Hoạt động khai thác dầu khí:

+ Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Nước ta bắt đầu khai thác dầu vào năm 1986, từ đó sản lượng dầu tăng liện tục hàng năm (năm 2002 đạt 16,9 triệu tấn dầu thô).

- Các mỏ dầu đang được khai thác là: Bạch Hổ, Rạng Đông, Đại Hùng, Rồng, Hồng Ngọc; các mỏ khí: Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải.

- Công nghiệp hóa dầu đang được hình thành, có các nhà máy lọc hóa dầu như Dung Quất, Vân Phong...đã góp phần nâng cao giá trị và đa dạng hóa các sản phẩm từ dầu mỏ: sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, hóa chất...

- Công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm sau đó chuyển sang chế biến khí công nghệ cao kết hợp với xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 39 trang 142: Tìm trên hình 39.2, một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta.

Trả lời:

- Một số cảng biển: Cái Lân, Hải Phòng, Cái Lân, Vũng Áng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Rạch Giá...

- Tuyến giao thông biển:

+ Hải Phòng - Hồng Công

+ Hải Phòng - Tokyo

+ Hải Phòng - Xingapo

+ TP. Hồ Chí Minh - Vlađivôxtôc

+ Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh.

+ TP. Hồ Chí Minh – Băng Cốc

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 39 trang 143: Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo:

+ Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ

+ Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...

+ Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.

+ Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.

- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:

- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.

- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển kinh tế xã hội biển theo hướng bền vững

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 39 trang 143: Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

Trả lời:

Các biện pháp:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ

Giải bài tập Địa Lí 9 bài 1 trang 144: Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?

Trả lời:

Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa:

- Đối với nền kinh tế:

+ Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thương mại...

+ Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: Từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....

+ Thu hút đầu tư nước, đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

- Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:

+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.

+ Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển -đảo tốt hơn.

Bài 2 trang 144 Địa Lí 9: Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?

Trả lời:

Những biện pháp phát triển giao thông vận tải biển:

- Xây dựng đồng bộ hệ thống cảng biển, từng bước cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển hiện có, xây dựng các cảng mới, nạo vét các cảng thường xuyên.

- Phát triển đội tàu vận tải biển (các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác)

- Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ.), phát triển khu hậu cần cảng

- Chú trọng phát triển ngành đóng tàu biển, nâng cao chất lượng đội ngũ kĩ sư, lái tàu thuộc ngành giao thông vận tải biển.

Bài 3 trang 144 Địa Lí 9: Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.

Trả lời:

Các phương pháp:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất

    Xem thêm