Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 36
Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 36 trang 129: Căn cứ vào bảng 36.1, hãy tính tỉ lệ (%) diện t tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này.
Trả lời:
Công thức: Diện tích (sản lượng) của ĐBSCL: Diện tích (sản lượng) của cả nước.
Bảng: Tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002
- Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.
+ Cung cấp nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi.
+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Xuất khẩu, thu dược ngoại tệ, đưa nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu gạo thứ 2 cả nước.
+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên của vùng
Như vậy, sản xuất lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long có nghĩa quan trọng đối các nước, giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 36 trang 130: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?
Trả lời:
- Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.
+ Bờ biển dài có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Trên đất liền có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
+ Công nghiệp chế biến thủy hải sản của vùng ngày càng được hoàn thiện; dịch vụ hậu cần nghề các được tăng cường như các cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển, thức ăn cho cá tôm, nguồn giống...
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 36 trang 131: Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả?
Trả lời:
- Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất lương thực thực phẩm nên có nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – ngư nghiệp:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của nước ta nên nguồn nguyên liệu từ ngành sản xuất lương thực rất lớn, đặc biệt là lúa gạo. Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 51% cả nước.
+ Ngoài ra, đây là vùng có nghề cá phát triển hàng đầu cả nước, sản lượng thủy sản hơn 1/2 cả nước.
+ Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 36 trang 131: Quan sát hình 36.2, hãy xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực phẩm.
Trả lời:
Các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực phẩm: Tân An, Mĩ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Long Xuyên, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 36 trang 131: Nêu ý nghĩa của vận tải thủy trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.
Trả lời:
Vận tải thủy có vai trò quan trọng thủy trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng:
+ Là loại hình giao thông phổ biển và tiện lợi nhất, đặc biệt trong mùa lũ.
+ Mạng lưới giao thông đường bộ ở nhiều vùng nông thôn còn kém phát triển, hoạt động vận tải còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa, nên giao thông vận tải thủy có vai trò hàng đầu trong gắn kết các địa phương ở đồng bằng với nhau.
+ Có vai trò quan trọng trong giao lưu giữa đồng bằng với các vùng khác và với cả nước ngoài.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 36 trang 133: Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Trả lời:
Thành phố cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí: Ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, giao lưu thuận lợi với các địa phương khác trong đồng bằng, với các vùng trong nước và với nước ngoài
- Có sở hạ tầng phát triển nhất so với các thành phố khác trong vùng, với khu công nghiệp Trà Nóc lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ: trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn nhất vùng, sân bay quốc tế Trà Nóc ....
- Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long là nơi tiếp nhận các nông sản, thủy sản của vùng rồi xuất khẩu đi các vùng và các nước.
- Là nơi sản xuất các máy nông nghiệp, viện nghiên cứu tạo ra các gống lúa mới.
- Là nơi tập trung các trường đại học, cao đẳng lớn; nơi tham quan du lịch thu hút khách du lịch.
Giải bài tập Địa Lí 9 bài 1 trang 133: Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước?
Trả lời:
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều những điều kiện thuận lợi để trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước:
- Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước
- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.
- Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sản xuất quanh năm
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt: nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu
- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm, nước mặt nuôi trồng thủy sản lớn thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lương thực thực phẩm
- Công nghiệp chế lương thực, thực phẩm của vùng ngày càng được hoàn thiện.
- Vùng có những chính sách thúc đẩy sản xuất lương thực thực phẩm.
Bài 2 trang 133 Địa Lí 9: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Đưa vùng trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước và vai trò ngày càng quan trọng
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.
- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
- Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Bài 3 trang 133 Địa Lí 9: Dựa vào bảng 36.3:
Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét.
Trả lời:
Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1995-2002.
- Nhận xét:
- Nhìn chung sản lượng thủy cả nước và đồng bằng sông Cửu Long đều tăng liên tục.
+ Sản lượng thủy sản cả nước tăng nhanh từ 1584,4 nghìn tấn (1995) lên 2647,4 nghìn tấn (2002), tăng gấp 1,67 lần.
+ Sản lượng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 819,2 nghìn tấn (1995) lên 1354,5 nghìn tấn (2002), tăng gấp 1,65 lần.
- Sản lượng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng thủy sản cả nước (trên 50%), năm 1995 thủy sản đồng bằng sông Cửu Long chiếm 51,7% so với cả nước và năm 2002 chiếm 51,2%