Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 24

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 24 trang 85: Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng.

Trả lời:

- Diện tích đất canh tác ít, đất ở các đồng bằng kém màu mỡ.

- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai: Bão, lũ, hạn, nạn cát bay (ở ven biển).

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp nhìn chung còn kém phát triển.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 24 trang 86: Quan sát hình 24.3, hãy:

- Xác định các vùng nông – lâm kết hợp.

- Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

Vùng nông – lâm kết hợp: Phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và xen kẽ ở vùng núi thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ:

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy...

+ Tạo việc làm cho người dân, mang lại giá trị kinh tế lớn, nâng cao đời sống dân cư.

+ Tăng độ che phủ đất, hạn chế thiên tai

+ Bảo vệ đa dạng hóa sinh vật, các nguồn gen quý, là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm, có nhiều lâm sản quý, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái, điều tiết nguồn nước ngầm.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 24 trang 86: Dựa vào hình 24.2, nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

Giai đoạn 1995-2002, giá trị sản xuất công nghiệp Bắc Trung Bộ tăng nhanh và tăng liên tục từ 3705 tỉ đồng lên 9883,2 tỉ đồng, tăng gấp 2,7 lần.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 24 trang 87: Quan sát hình 24.3, xác định vị trí các cơ sở khai thác khoáng sản: Thiếc, crom, titan, đá vôi.

Trả lời:

Các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc (Nghệ An), crom (Thanh Hóa), titan (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa).

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 24 trang 88: Quan sát hình 24.3, xác định vị trí các quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này.

Trả lời:

Các tuyến đường:

+ Quốc lộ 7 (Vinh – cửa khẩu Nậm Cấn – Lào).

+ Quốc lộ 8 (Vinh – cửa khẩu Cầu Treo –Lào).

+ Quốc lộ 9 (Đông Hà – cửa khẩu Lao Bảo- Lào).

- Ý nghĩa của các tuyến quốc lộ 7,8,9:

+ Các quốc lộ 7,8,9 là những tuyến đường ngang giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.

+ Nối liền tới các cửa khẩu, giúp tăng cường giao lưu với các nước láng giềng.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 24 trang 88: Kể tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

Các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng: Bãi biểm Sầm Sơn, bãi biển Cửa Lò, quê Bác ở Nam Đàn- Nghệ An, Thành phố Huế,...

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 24 trang 88: Xác định trên hình 24.3, những ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố này.

Trả lời:

Thanh Hóa: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm.

- Vinh: Cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng

- Hà Tĩnh: chế biến lâm sản.

- Đồng Hới: sản xuất vật liệu xây dựng.

- Đông Hà: chế biến lương thực thực phẩm.

- Huế: cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

Giải bài tập Địa Lí 9 bài 1 trang 89: Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

* Nông nghiệp

- Thành tựu:

+ Sản lượng lương thực tăng nhanh. Bình quân lương thực trên đầu người từ 235,2 kg (năm 1995) lên 346,9 kg (năm 2005).

+ Đa dạng hóa cơ cấu nền nông nghiệp.

+ Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa và đa dạng hóa

+ Đã hình thành các mô hình nông - lâm kết hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.

- Khó khăn:

+ Diện tích đất canh tác ít, đất ở các đồng bằng kém màu mỡ.

+ Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai: gió phơn, bão, lũ, hạn, nạn cát bay (ở ven biển).

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp nhìn chung còn kém phát triển.

+ Đời sống nhân dân còn khó khăn, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.

* Công nghiệp

- Thành tựu:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá nhanh (thời kì 1995 – 2002 tăng hơn 2,6 lần, từ 3705,2 tỉ đồng lên 9883,2 tỉ đồng).

+ Cơ cấu ngành công nghiệp đang định hình:

+ Hai ngành quan trọng hàng đầu là công nghiệp khai thác và công nghiệp vật liệu xây dựng.

+ Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, dệt – may, cơ khí nông cụ, thủy điện... với quy mô vừa và nhỏ đã được phát triển ở hầu hết các địa phương.

+ Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng đang được cải thiện.

+ Đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài.

+ Quy mô các trung tâm công nghiệp được mở rộng, cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm đa dạng hơn. Các trung tâm công nghiệp quan trọng (quy mô vừa) là: Thanh Hóa – Bỉm Sơn, Vinh, Huế.

- Khó khăn:

+ Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, nhất là mạng lưới năng lượng.

+ Còn hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn đầu tư.

Bài 2 trang 89 Địa Lí 9: Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

Bắc Trung Bộ nhiều điều kiện để phát triển du lịch:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Nhiều bãi biển: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Lăng Cô (Huế); nhiều thắng cảnh, hang động: Phong Nha – Kẻ Bảng, động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: Gồm các di tích văn hóa - lịch sử, chùa, lễ hội: Ngã ba Đồng Lộc, Cố đô Huế, chùa Thiên Mụ, quê Bác Hồ, mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, lễ hội Hoa Sen (Nghệ An), ẩm thực Huế, nhã nhạc cung đình Huế....

- Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển: tuyến đường sắt (Bắc – Nam), các tuyến quốc lộ quan trọng (QL 1A, 7,8,9), sân bay: Vinh, Phú Bài...

- Khu lưu trú được đầu tư ngày càng hiện đại, nhiều trung tâm thương mại lớn, các khu vui chơi, mua sắm được xây dựng là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất

    Xem thêm