Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 23

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 23 trang 81: Quan sát hình 23.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng.

Trả lời:

- Giới hạn của vùng: Kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía Nam, bao gồm 6 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Ý nghĩa vị trí địa lý của vùng:

+ Là cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam của đất nước

+ Là của ngõ ra biển của nước láng giềng ở phía Tây Trường Sơn.

+ Là của ngõ hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng sông Mê Công.

+ Nơi có nhiều thiên tai: Lụt, bão, gió Lào...

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 23 trang 81: Quan sát hình 23. 1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

Dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ:

- Gây ra hiện tượng gió Phơn khô nóng về mùa hạ.

- Đón gió Đông Bắc, gây mưa về Thu đông cho vùng.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 23 trang 81: Quan sát hình 23.1 và hình 23.2, hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản ở phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.

Trả lời:

Vùng phía Bắc dãy Hoành Sơn có tài nguyên rừng và khoáng sản giàu có hơn ở phía nam:

- Diện tích đất lâm nghiệp có rừng ở phía bắc chiếm 61% diện tích đất lâm nghiệp có rừng của vùng.

- Phía bắc dãy Hoành Sơn có tài nguyên khoáng sản phong phú hơn: Sắt, vàng, magan, thiếc, titan,...

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 23 trang 81: Bằng kiến thức đã học hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ

Trả lời:

Các thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ: Bão, hạn hán, bát bay cát lấn, gió Phơn,...

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 23 trang 84: Quan sát hình 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

Về cư trú:

+ Đồng bằng ven biển phía Đông: Chủ yếu là người Kinh.

+ Miền núi, gò đồi phía Tây: Chủ yếu là các dân tộc ít người (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều,...).

- Hoạt động kinh tế:

+ Đồng bằng ven biển phía Đông: Đa dạng, gồm: Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, dịch vụ

+ Miền núi, gò đồi phía Tây: Chủ yếu là hoạt động nông nghiệp: Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm; Chăn nuôi trâu, bò đàn.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 23 trang 84: Dựa vào bảng 23.2, hãy nhận xét sự chênh lệch các tiêu chí của vùng so với cả nước

Trả lời:

- Mật độ dân số của vùng thấp hơn cả nước (195 người/km2< 233 người/km2).

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức trung bình cả nước (1,5% > 1,4%).

- Tỉ lệ dân thành thị thấp (12,4%, trong khi cả nước là 23,6%).

- Tỉ lệ hộ nghèo của vùng còn cao, trên mức trung bình cả nước (19,3% > 13,3%).

- Thu nhập bình quân đầu người thấp (của vùng là 212,4 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).

- Tỉ lệ người biết chữ khá cao, trên mức trung bình cả nước (91,3 tuổi, cả nước là 90,3 tuổi).

- Tuổi thọ trung bình thấp hơn cả nước (70,2 <70,9 tuổi).

Giải bải tập Địa lí 9 bài 1 trang 85: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

a) Thuận lợi:

- Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi sản xuất quanh năm.

- Sông ngòi dốc, nước chảy quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng.

- Tài nguyên khoáng sản: Sắt (Hà Tĩnh), crom (Thanh Hóa), thiếc, đá quý (Nghệ An), titan (Hà Tĩnh), đá vôi, sét, cao lanh...là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dưng...

- Tài nguyên du lịch khá đa dạng: các bãi biển đẹp (Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô..) các vườn quốc gia: Pù Mát (Nghệ An), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), nhiều hang động đẹp: Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đòong (Quảng Bình) có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng...

b) Khó khăn

- Đồng bằng hạn với diện tích nhỏ hẹp, hạn chế cho việc đảm bảo nhu cầu lương thực của vùng. Vùng đồi núi phía Tây địa hình dốc gây trở ngại cho việc khai thác, giao thông đi lại, điều kiện sống còn nhiều khó khăn.

- Chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai: Hiệu ứng phơn khô nóng vào mùa hạ; bão; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi; cát bay cát chảy ven biển.

Bài 2 trang 85 Địa Lí 9: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ:

- Bắc Trung bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc, mật độ dân số trên 200 người/km2

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn khá cao và trên mức trung bình cả nước (năm 1999: Gia tăng tự nhiên Bắc Trung Bộ là 1,5% )

- Dân cư phân bố rất chênh lệch giữa miền núi phía Tây và đồng bằng ven biển phía Đông:

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển phía Đông, chủ yếu là người Kinh. Mật độ dân số từ 201 đến 500 người/km2

+ Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở vùng núi và gò đồi phía tây, dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số dưới 100 người/km2 (vùng núi phía tây Nghệ An dưới 50 người/km2).

- Phần lớn dân cư sống ở nông thôn: Tỉ lệ thành thị thấp chỉ bằng 1/2 mức trung bình cả nước (năm 2005, tỉ lệ dân thành thị ở Bắc Trung Bộ là 13,6%, của cả nước là 26,9%).

Bài 3 trang 85 Địa Lí 9: Sưu tầm tư liệu (bài viết, hình ảnh) và tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế.

Trả lời:

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở phía Bắc dãy núi Trường Sơn (tọa độ từ 17o21′ tới 17o39′ vĩ bắc và từ 105o57′ tới 106o24′ kinh đông), thuộc địa phận các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Phong Nha- Kẻ Bàng là một vùng khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm trung bình chỉ 20 – 240C được đánh giá là một trong hai vùng núi đá vôi rộng nhất thế giới, với diện tích trên 200.000 ha (trong đó, diện tích vùng lõi là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha). Đặc trưng của khu vườn quốc gia này là những kiến tạo đá vôi dạng karst hàng triệu năm tuổi với hơn 300 hang động và hệ thống các sông ngầm. Hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm đang tồn tại, trong đó có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, chính là nguồn cảm hứng cho du khách và các nhà khoa học về đây khám phá

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất

    Xem thêm