Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 35

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 35 trang 125: Dựa vòa hình 35.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng.

Trả lời:

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Tà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

- Tiếp giáp:

+ Phía tây giáp với Camphuchia.

+ Phía đông bắc giáp với vùng Đông Nam Bộ

+ Phía đông giáp với Biển Đông.

+ Phía tây nam tiếp giáp Vịnh Thái Lan

- Ý nghĩa vị trí địa lý của vùng:

+ Gần vùng Đông Nam Bộ đây thị trường tiêu thụ rộng lớn thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển.

+ Giáp với Camphuchia thuận lợi cho giao lưu trao đổi buôn bán với nước láng giềng và các nước trong tiểu vùng Mê Công.

+ Giáp vùng biển thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

+ Vị trí ít thiên tai.

⇔ Như vậy vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, trao đổi với các vùng khác và các nước trong khu vực và thế giới.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 35 trang 125: Dựa vào hình 35.1, hãy cho biết các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng.

Trả lời:

Đất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất phù sa nhưng tính chất tương đối phức tạp. Ba loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

- Đất phù sa ngọt:

+ Chiếm khỏang 30% diện tích của đồng bằng, là loại đất tốt nhất, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

+ Phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu, ngoài phạm vi tác động của thủy triều

- Đất phèn:

+ Có diện tích lớn nhất, chiếm khỏang 41% diện tích của đồng bằng, phần lớn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn quả...

+ Phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm bán đảo Cà Mau

- Đất mặn:

+ Chiếm khoảng 19% diện tích của đồng bằng, đang được cải tạo dần để trồng lúa, cói kết hợp nuôi thủy sản và trồng rừng.

+ Phân bố thành một dải ven Biển Đông và ven vịnh Thái Lan.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 35 trang 126: Dựa vào hình 35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm.

Trả lời:

Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm:

- Đất: Là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước

- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.

- Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt: nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu

- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm, nước mặt nuôi trồng thủy sản lớn thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 35 trang 126: Một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Diện tích đất phèn đất mặn lớn phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.

- Mùa khô sâu sắc và kéo dài, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.

- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái, đặc biệt là nguồn nước sông rạch.

- Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 35 trang 128: Dựa vào số liệu bảng 35.1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.

Trả lời:

- Dân cư:

+ Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khá đông (16,7 triệu người năm 2002).

+ Mật độ dân số cao (năm 1999: mật độ dân số của vùng là 407 người/km2, cả nước là 233 người/km2), gấp 1,75 lần cả nước.

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng tương đương với cả nước (1,4% năm 1999).

+ Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người "Chăm, người Hoa.

- Xã hội:

+ Trình độ đô thị hóa còn thấp: tỉ lệ dân thành thị thấp (năm 1999: tỉ lệ dân thành thị của vùng là 17,1 %, trong khi cả nước chỉ 23,6%).

+ Tỉ lệ hộ nghèo ít hơn so với cả nước (năm 1999: tỉ lệ hộ nghèo của vùng là 10,2% và cả nước lả 13,3%).

+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước (với 342,1 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).

+ Trình độ dân trí thấp hơn cả nước (88,1% < 90,3%).

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước (của vùng là 71,1 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi).

Giải bài tập Địa Lí 9 bài 1 trang 128: Nêu một số thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm:

- Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước

- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.

- Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tiến hành các hoạt động sản xuất quanh năm.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt: nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt

- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm, nước mặt nuôi trồng thủy sản lớn thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

- Tài nguyên sinh vật dồi dào, rừng ngập mặn ven biển và rung trên bán đảo Cà Mau.

- Khoáng sản: Đá vôi và than bùn thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

Bài 2 trang 128 Địa Lí 9: Ý nghĩa cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa quan trọng:

- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khoảng 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau; trong điều kiện thiếu nước ngọt vào mùa khô, việc cải tạo và sử dụng hai loại đất này càng gặp khó khăn hơn.

- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu).

Bài 3 trang 128 Địa Lí 9: Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?

Trả lời:

* Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Dân cư:

+ Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khá đông, mật độ dân số khá cao.

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng tương đương với cả nước (1,4% năm 1999).

+ Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người "Chăm, người Hoa.

- Xã hội:

+ Trình độ đô thị hóa còn thấp: tỉ lệ dân thành thị thấp (năm 1999: tỉ lệ dân thành thị của vùng là 17,1 %, trong khi cả nước chỉ 23,6%).

+ Tỉ lệ hộ nghèo ít hơn so với cả nước (năm 1999: tỉ lệ hộ nghèo của vùng là 10,2% và cả nước lả 13,3%).

+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước (với 342,1 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).

+ Trình độ dân trí thấp hơn cả nước (88,1% < 90,3%).

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước (của vùng là 71,1 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi).

* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

- Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm

⇔ Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng, dân trí và phát triển đô thị sẽ:

- Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế mạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

Đánh giá bài viết
1 1.279
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất

    Xem thêm