Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 34
Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 34: Thực hành - Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
Giải bài tập SGK Địa lý 9 bài 34: Thực hành - Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo
Thực hành:
1. Dựa vào bảng 34.1.
Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu cho các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
Trả lời:
Biểu đồ thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu cho các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
2. Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và các bài 31, 32, 33, hãy cho biết
a) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng tài nguyên sẵn có trong vùng?
b) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động?
c) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao?
d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước.
Trả lời:
a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng tài nguyên sẵn có trong vùng: khai thác nhiên liệu, điện, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
b) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: Dệt may; Chế biến lương thực- thực phẩm.
c) Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao: động Khai thác nhiên liệu; Điện; Cơ khí- điện tử, Hóa chất, Vật liệu xây dựng: đòi hỏi lao động kĩ thuật.
d) Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước, ngành công nghiệp của vùng luôn chiếm nhất cả nước trên 50% trong tổng giá trị công nghiệp của cả nước.
- Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng cân đối bao gồm công nghiệp nặng và công ngiệp nhẹ.
- Các sản phẩm công nghiệp của vùng chiếm tỉ trọng cao cơ cấu sản phẩm công nghiệp của cả nước năm 2001: dầu thô (100%), điện (47,3%), Động cơ điêden (77,8%), Sơn hóa học (78,1%), Dệt may (47,5%), Bia (39,8 %).