Địa lí 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (tiếp theo)

Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (tiếp theo) tổng hợp lý thuyết cơ bản Địa lí 9, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng vào trả lời câu hỏi liên quan dễ dàng hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết. 

Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

A. Lý thuyết Địa lí 9 bài 39

I. Biển và đảo Việt Nam

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

2. Du lịch biển - đảo.

3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển.

- Ngành khai thác muối:

+ Biển nước ta là nguồn muối vô tận.

+ Nghề làm muối phát triển nhất ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ.

+ Các cánh đồng muối nổi tiếng là Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cá Ná (Ninh Thuận)…

- Khai thác oxit titan, cát trắng và có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê. Tập trung nhiều ở đảo Vân Hải và Cam Ranh.

- Khai thác dầu khí:

Là ngành kinh tế biển hàng đầu hiện nay ở nước ta, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.

+ Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để sản xuất chất dẻo sợi tổng hợp..., chế biến khí công nghệ cao, xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta được xây dựng ở tỉnh Quảng Ngãi.

4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.

* Điều kiện phát triển:

- Gần các tuyến đường biển quốc tế.

- Ven biển có nhiều vùng vịnh, cửa sông có thể xây dựng cảng nước sâu.

* Tình hình phát triển:

- Cả nước có 120 cảng biển lớn nhỏ (cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn).

- Giao thông vận tải biển phát triển ngày càng mạnh mẽ cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế và sự hoà nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.

* Phương hướng phát triển:

- Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống cảng biển.

- Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ.

- Cả nước sẽ hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ.

- Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn diện.

III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo

1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo.

- Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.

- Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Ô nhiễm môi trường nước biển với nồng độ cao ở các cảng và nơi khai thác dầu.

2. Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm nước biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển (nhất là dầu khí) là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu ở nước ta. Giao thông vận tải biển đang phát triển mạnh cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

+ Tài nguyên và môi trường biển - đảo ở nước ta phong phú nhưng đang có dấu hiệu suy thoái. Nhà nước đã đề ra phương hướng cụ thể nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.

B. Giải bài tập Địa lí 9 bài 39

C. Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 39

Câu 1: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc

A. Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Nam Trung Bộ

Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc biển Nam Trung Bộ với một số tỉnh trọng điểm như Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ngãi,… Do có nhiều điều kiện thuận lợi như: nước biển có độ mặn cao, số giờ nắng cao.

Đáp án: D.

Câu 2: Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là

A. Cát thuỷ tinh B. Muối C. Pha lê D. San hô

Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là cát thủy tinh. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa).

Đáp án: A.

Câu 3: Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo.

B. Côn Đảo, Phú Qúy, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà.

C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo.

D. Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quý.

Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo. Có thể dựa vào Atlat địa lý Việt Nam để ìm vị trí và sắp xếp các đảo.

Đáp án: A.

Câu 4: Ô nhiễm môi trường biển không dẫn đến hậu quả

A. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển.

B. ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển.

C. tác động đến đời sống của ngư dân.

D. Mất một phần tài nguyên nước ngọt.

Ô nhiễm môi trường biển sẽ dẫn đến hậu quả làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển, tác động đến đời sống của ngư dân,…

Đáp án: D.

Câu 5: Đâu không phải là cảng biển

A. Đà Nẵng B. Cần Thơ C. Vũng Tàu D. Quy Nhơn

Cần Thơ là một tỉnh không giáp biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cũng không phải tên của một cảng biển.

Đáp án: B.

Câu 6: Số lượng cảng biển của nước ta hiện nay là hơn

A. 100 B. 110 C. 120 D. 130

Hiện nay ở nước ta có khoảng 120 Cảng biển lớn nhỏ. Công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn (12 triệu tấn/năm).

Đáp án: C.

Câu 7: Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm

A. 1966 B. 1976 C. 1986 D. 1996

Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986, từ đó sản lượng dầu tăng liên tục qua các năm.

Đáp án: C.

Câu 8: Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là

A. Dầu, khí

B. Dầu, titan

C. Khí, cát thủy tinh

D. Cát thủy tinh, muối

Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là dầu mỏ và khí tự nhiên, phân bố trong các bể trầm tích.

Đáp án: A.

Câu 9: Khoáng sản vô tận ở biển nước ta là

A. Dầu khí B. Titan C. Muối D. Cát thủy tinh

Muối là khoáng sản vô tận ở biển nước ta. Nghề muối phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc xuống Nam.

Đáp án: C.

Câu 10: Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.

B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.

C. Phòng chống ô nhiễm biển.

D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.

Phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển là bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản, phòng chống ô nhiễm biển, bảo vệ các rạn san hô và đánh giá, điều tra tiềm năng sinh vật tại các biển sâu.

Đáp án: D.

......................

Ngoài Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (tiếp theo). Để xem các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết Địa lí 9 trên VnDoc nhé. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm Tài liệu học tập lớp 9 và các Đề thi giữa kì 2 lớp 9, Đề thi học kì 2 lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc để có sự chuẩn bị cho các kì thi quan trọng sắp tới. 

Đánh giá bài viết
1 22.404
Sắp xếp theo

Lý thuyết Địa lí 9

Xem thêm