Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp được VnDoc đăng tải sau đây bao gồm lý thuyết cơ bản được học trong bài 8 Địa lí 9. Bên cạnh đó là các câu trắc nghiệm kèm theo, giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi liên quan trong bài, từ đó học tốt môn Địa lớp 9. Chúc các em học tốt, dưới đây là nội dung chi tiết các em tham khảo nhé.

A. Giải bài tập Địa lí 9 bài 8

B. Lý thuyết Địa lí 9 bài 8

1. Ngành trồng trọt

- Phát triển vững chắc, cơ cấu sản phẩm đa dạng.

- Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.

- Xu hướng thay đổi hiện nay là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.

- Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

a) Cây lương thực.

- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.

- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.

Năm 2002

+ Diện tích lúa: 7504 nghìn ha.

+ Năng suất lúa đạt 45,9 tạ/ha.

+ Sản lượng lúa cả năm là 34,4 triệu tấn.

+ Bình quân sản lượng lúa/ người: 432 kg/người.

- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

b) Cây công nghiệp.

- Vai trò:

+ Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Phá thế độc canh trong nông nghiệp.

+ Bảo vệ môi trường.

- Cơ cấu:

+ Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.

+ Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

- Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.

c) Cây ăn quả.

- Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,…

- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

2. Ngành chăn nuôi

Chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng.

a) Chăn nuôi trâu, bò.

- Đàn trâu:

+ Khoảng 3 triệu con; chủ yếu lấy sức kéo.

+ Phân bố nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Đàn bò:

+ Có trên 4 triệu con; chủ yếu để lấy thịt, sữa, một phần sức kéo.

+ Phân bố nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ, chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven thành phố lớn.

b) Chăn nuôi lợn.

- Đàn lợn tăng khá nhanh (năm 2002 có 23 triệu con).

- Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

c) Chăn nuôi gia cầm.

- Đàn gia cầm tăng nhanh (năm 2002 có hơn 230 triệu con).

- Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng.

+ Nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng đa dạng nhưng trồng trọt vẫn chiếm ưu thế. Lúa là cây trồng chính. Cây nông nghiệp và cây ăn quả đang phát triển khá nhanh.

+ Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, thịt lợn, trái cây.

C. Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 8

Ngoài lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 9, VnDoc gửi tới các bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 9 cho các em tham khảo luyện tập. Đề trắc nghiệm dưới dạng trực tuyến cho các em trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay khi làm xong. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1: Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng

A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.

B. Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.

C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.

D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu.

Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.

Đáp án: A.

Câu 2: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta

A. Cây lương thực

B. Cây hoa màu

C. Cây công nghiệp

D. Cây ăn quả và rau đậu

Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta cây lương thực 60,8%, sau đó đến cây công nghiệp 22,7% và cuối cùng là cây ăn quả, rau đậu và cây khác (16,5%) – số liệu năm 2002.

Đáp án: A.

Câu 3: Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng

A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.

B. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.

C. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng.

D. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.

Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng chủ yếu từ độc canh cây lúa sang đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và cây trồng khác.

Đáp án: D.

Câu 4: Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.

B. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Ở nước ta cây lúa được trồng trên khắp cả nước nhưng nhiều nhất là ở các vùng đồng bằng, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: A.

Câu 5: Do trồng nhiều giống lúa mới nên

A. Lúa được trồng rộng rãi trên khắp cả nước.

B. Cơ cấu mùa vụ đã thay đổi nhiều.

C. Đã hình thành được hai vùng trọng điểm lúa.

D. Cơ cấu ngành trồng trọt ngày càng đa dạng.

Do trồng nhiều giống lúa mới nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, có vụ chín sớm, lúa chính vụ và lúa muộn.

Đáp án: B.

Câu 6: Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp

A. Diện tích đất trồng bị thu hẹp.

B. Công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm.

C. Đã đảm bảo được lương thực thực phẩm.

D. Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp.

Việc đảm bảo được lương thực thực phẩm sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trồng cây công nghiệp.

Đáp án: C.

Câu 7: Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở

A. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu long.

B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.

C. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

Ở nước ta chăn nuôi trâu bò chủ yếu ở: Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Đáp án: C.

Câu 8: Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là

A. Nước ta đất hẹp người đông nên chăn nuôi khó phát triển.

B. Ít có nhiều đồng cỏ rộng, nguồn thức ăn còn thiếu.

C. Giống gia súc, gia cầm có chất lượng thấp.

D. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi đã được cải thiện nhiều.

Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là do không có nhiều đồng cỏ rộng lớn, nguồn thức ăn cho chăn nuôi còn chưa đảm bảo và các cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém.

Đáp án: B.

Câu 9: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với

A. Các đồng cỏ tươi tốt

B. Vùng trồng cây ăn quả

C. Vùng trồng cây công nghiệp

D. Vùng trồng cây lương thực

Các vùng chăn nuôi lợn thường gắn liền với các vùng trồng cây hoa màu và cây lương thực hoặc vùng đông dân cư. Những khu vực này đảm bảo cho đàn lợn có nguồn thức ăn và đảm bảo đầu ra cho chăn nuôi lợn.

Đáp án: D.

Câu 10: Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy

A. Nông nghiệp đang được đa dạng hóa.

B. Nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa nước.

C. Nông nghiệp không còn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế.

D. Cơ cấu bữa ăn đã thay đổi theo hướng tăng thực phẩm, giảm lương thực.

Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy nền nông nghiệp ở nước ta đang được đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng có giá trị cao về kinh tế (cây công nghiệp, hoa quả,…).

Đáp án: A.

Câu 11: Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu mà nước ta đang

A. Dẫn đầu thế giới.

B. Xếp thứ hai thế giới.

C. Xếp thứ tư thế giới.

D. Xếp thứ năm thế giới.

Đáp án: B

Câu 12: Đây là một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp

A. Diện tích đất trồng bị thu hẹp

B. Đã đảm bảo được nguồn lương thực cung cấp cho người dân

C. Phá được chế độ độc canh trong nông nghiệp.

D. Diện tích rừng bị thu hẹp.

Đáp án: B

Câu 13: Đông Nam Bộ đang dẫn đầu cả nước về diện tích

A. Cây điều

B. Cây hồ tiêu

C. Đậu tương

D. Cả ba loại

Đáp án: A

Câu 14: Bò sữa được nuôi nhiều ở ven các thành phố lớn vì

A. Gần nguồn (các trạm) thức ăn chế biến.

B. Gần thị trường tiêu thụ.

C. Gần các trạm thú y.

D. Đòi hỏi cao về vốn, công tác thú y, chuồng trại.

Đáp án: B

Câu 15: Trong thời gian qua diện tích trồng lúa không tăng nhiều nhưng sản lượng lúa tăng nhanh điều đó chứng tỏ

A. Tình trạng độc canh cây lúa nước ngày càng tăng.

B. Đã thoát khỏi tình trạng đọc canh cây lúa nước.

C. Nước ta đang đẩy mạnh thâm canh cây lúa nước.

D. Thâm canh tăng năng suất được chú trọng hơn mở rộng diện tích.

Đáp án: D

Câu 16: Lúa gạo là cây lương thực chính của nước ta là vì

A. Có nhiều lao tham gia sản xuất

B. Khí hậu và địa chất phù hợp để trồng

C. Năng suất cao, người dân quen dùng

D. Tất cả các lý do trên.

Đáp án: D

Câu 17: Nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định về năng suất là:

A. Giống cây trồng

B. Độ phì của đất

C. Thời tiết, khí hậu

D. Cả 3 nguyên nhân trên.

Đáp án: C

Câu 18: Các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, điều được trồng nhiều ở đâu?

A. Đông Nam Bộ

B. Trung Du Bắc Bộ

C. Tây Nguyên

D. Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đáp án: A

.............................

Ngoài Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa lí hơn.

Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 9

    Xem thêm