Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 5: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 5: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

A. Lý thuyết

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành:

+ Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp.

+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.

+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:

+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.

+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

2. Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn đổi mới

Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

a) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:

+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.

+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

b) Những thành tựu và thách thức.

* Thành tựu:

- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, trong công nghiệp hình thành một số ngành trọng điểm.

- Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu được đẩy mạnh, ngoại thương phát triển.

- Thu hút đầu tư nước ngoài tăng.

- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

* Thách thức:

- Trong nước:

+ Hạn chế về vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, y tế, xóa đói giảm nghèo…, đặc biệt đời sống nhân dân ở vùng núi.

+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

+ Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.

- Trên thế giới:

+ Biến động thị trường thế giới và khu vực.

+ Các thách thức khi tham gia AFTA, WTO,…: cạnh tranh gay gắt, chênh lệch trình độ kinh tế.

=> Nước ta cần nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.

+ Công cuộc đổi mới năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển. Nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Nét đặc trưng của quá trình đổi mới thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, hiện đại hóa.

+ Quá trình phát triển kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn về các vấn đề xã hội, tài nguyên và môi trường.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm

A. 1975 B. 1981 C. 1986 D. 1996

Công cuộc đổi mới ở nước ta bắt đầu từ năm 1986 và dần dần đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài, từng bước ổn định và phát triển.

Đáp án: C.

Câu 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở:

A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

Đáp án: B.

Câu 3: Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện

A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ và các vùng kinh tế phát triển năng động.

Đáp án: D.

Câu 4: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là

A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.

Ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta lần lượt từ Bắc xuống Nam là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đáp án: A.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?

A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.

C. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.

D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ và các vùng kinh tế phát triển năng động.

Đáp án: B.

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.

B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế ở nước ta thể hiện ở sự chuyển dịch từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Đáp án: D

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.

B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.

C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực.

D. Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.

Thành tựu của nền kinh tế nước ta là:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.

+ Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.

Sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn là hạn chế.

Đáp án: B

Câu 8: Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng?

A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

B. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ.

C. Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.

D. Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng: Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

Đáp án: D

Câu 9: Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới

A. Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.

B. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.

D. Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc là thành tựu của nền kinh tế nước ta.

Thách thức của nền kinh tế nước ta là: Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

Đáp án: C

Câu 10: Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2002

lý thuyết địa lý 9

Nhận định nào sau đây đúng:

A. Giảm tỉ trọng khu vực nghiệp khu vực công nghiệp - xây dựng. Tăng tỉ trọng nông lâm ngư. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

B. Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

D. Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp. Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ. Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy: Tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm: từ 38,7% năm 1990 còn 23,0% năm 2002. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 22,7% lên 38,5%. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao (trên 35%) nhưng còn biến động.

Đáp án: B.

Với nội dung bài Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 5: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9

Đánh giá bài viết
11 6.660
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 9

    Xem thêm