Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách phân biệt các loại vạch kẻ đường để tránh bị phạt

Hiện, theo quy chuẩn mới 41:2016/BGTVT có hiệu lực từ ngày 1-11-2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng. Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41 mới nhất được quy định như sau:

Vạch kẻ đường

1. Vạch dọc (theo tim đường)

– Vạch dọc liền: dùng để cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Đây là vạch dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về); phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.

– Vạch dọc liền kép: đây là vạch dùng để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch này thường được kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy với tốc độ cao.

– Người tham gia giao thông cần chú ý ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.

– Vạch dọc đứt quãng: đây là vạch kẻ đường dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch dọc đứt quãng sẽ được phép vượt ô tô đi trước, nhưng ngay sau khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình.

Phân biệt các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của chúng

2. Vạch ngang đường

– Vạch liền ngang: vạch kẻ này có ý nghĩa như biển báo “dừng lại”. Vạch này yêu cầu mọi xe cơ giới, xe thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

– Vạch đứt quãng ngang đường: đây là vạch dùng để phân chia phần đường dành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.

3. Vạch màu trắng nét đứt

Phân biệt 6 loại vạch kẻ đường thường gặp

Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều có dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, các xe được chuyển làn đường qua vạch (được đi sang làn xe bên cạnh).

Tốc độ các loại xe được phép lưu thông càng cao, khoảng cách giữa các nét đứt càng dài.

4. Vạch màu trắng nét liền

Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41

Có dạng vạch kẻ đơn, màu trắng, nét liền cũng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường.

5. Vạch màu vàng nét đứt

Vạch kẻ đường là gì?

Là loại vạch đơn, đứt nét, màu vàng (hay còn gọi là vạch 1.1) dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.

6. Vạch màu vàng nét liền

Phân biệt các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa

Dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa.

Khác với vạch kẻ vàng nét đứt, khi tham gia giao thông ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

7. Hai vạch màu vàng song song

Vạch kẻ đường cho xe máy

Cũng là vạch phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều. Tuy nhiên, vạch này dùng để:

- Phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

- Trường hợp có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch kẻ màu vàng song song để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, đè lên vạch. Khi đó vạch này có tác dụng như vạch màu vàng nét liền nêu trên.

8. Vạch làn đường ưu tiên

Nhận biết vạch kẻ đường

Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên gồm 2 loại:

- Vạch trắng nét liền: Dành riêng cho 01 loại xe nhất định, các loại xe khác không được đi vào làn xe này;

- Vạch trắng nét đứt: Dành riêng cho 01 loại xe nhất định nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được xe ưu tiên sử dụng làn xe.

Đặc biệt, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này.

9. Vạch vàng đứt song song

Vạch vàng đứt song song

Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

10. Vạch trắng nét liền đôi

Vạch trắng nét liền đôi

Hai vạch liên tục màu trắng (vạch kép) có chiều rộng bằng nhau dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đương có từ 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch.

11. Vạch trắng hình con thoi

Vạch trắng hình con thoi

Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường: Theo quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, đây là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.

12. Vạch xương cá chữ V

Vạch xương cá chữ V

Theo quy chuẩn 41/2016, đây là loại vạch kênh hóa dòng xe, tức dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, các phương tiện không được phép lấn vạch hoặc cắt qua vùng vạch này trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại luật giao thông đường bộ. Ví dụ một hướng lên cầu vượt, một hướng đi phía dưới cầu vượt. Các phương tiện không được phép đi vào vùng vạch này.

13. Vạch mắt võng tại ngã tư

Phân biệt các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của chúng để tránh bị phạt oan

Là loại vạch mắt võng màu trắng không có trong quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về luật. Tuy nhiên trên thực tế, loại vạch này chỉ mang tính chất hình ảnh, giúp người tham gia giao thông phân biệt rõ hơn, vì đi cùng nó là mũi tên chỉ phần đường rẽ phải. Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.

Ngoài ra, vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển các phương tiện giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vị phần mặt đường có bố trí vạch nhằm tránh ùn tắc giao thông. Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.

14. Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao

Phân biệt các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của chúng để tránh bị phạt oan

Vạch được sử dụng để tạo không gian dừng chờ cho các xe rẽ trái sau khi xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn của nút giao có sử dụng đèn tín hiệu điều khiển, nhưng không thể vượt qua nút trong thời gian tín hiệu đèn cho phép rẽ trái. Khi hết thời gian cho phép rẽ trái mà xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn nhưng chưa vượt quá khu vực giới hạn bởi làn xe chờ rẽ trái trong nút giao thì phải dừng lại trong khu vực làn chờ.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các vạch kẻ đường tại biển báo giao thông trong mục biểu mẫu nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Biểu mẫu Giáo dục

    Xem thêm