Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách tạo dựng mối quan hệ tích cực với phụ huynh

Cách tạo dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh học sinh đôi khi có thể giúp bạn thấu hiểu hơn về các học sinh của mình. Việc xây dựng niềm tin và mối quan hệ tích cực với phụ huynh sẽ có nhiều lợi ích cho sự tiến bộ của học sinh. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp giáo dục tốt nhất đối với trẻ.

1. Các biện pháp xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh

Cập nhật tình hình học tập thường xuyên: Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn biết con mình đang học tập như như thế nào, điều quan trọng là giáo viên phải cập nhật thông tin thường xuyên qua các kênh khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng email, gọi điện thoại hoặc có thể sử dụng các ứng dụng trên các phương tiện di động để nhắc nhở, thông báo các lịch học, sinh hoạt ngoại khóa hoặc bài tập về nhà… Các liên kết tích cực với gia đình cho thấy học sinh đang tiến bộ thế nào sẽ được phụ huynh đánh giá cao.

Luôn giúp đỡ: Luôn sẵn sàng cung cấp đầy đủ, nhanh chóng thông tin và dễ dàng để giúp đỡ phụ huynh giải đáp các thắc mắc, quan tâm qua trang web, bản tin hàng tháng để kết nối với họ suốt năm học.

Học hỏi từ phụ huynh: Giáo viên có thể học hỏi từ phụ huynh bằng cách lắng nghe cha mẹ nói về con mình. Cha mẹ sẽ là người mang đến cho giáo viên cái nhìn thấu đáo và sâu sắc nhất về trẻ mà giáo viên không biết.

Tạo các liên kết “mềm”: Tổ chức những chương trình, sự kiện giúp cha mẹ có thể chia sẻ kỷ niệm cùng con cái, tri ân cha mẹ cũng như thông qua đó tìm hiểu những kỹ năng, niềm đam mê và sở thích, bí quyết nuôi dạy con... từ cha mẹ và mời họ chia sẻ kiến ​​thức của họ với cộng đồng.

Mối quan hệ phụ huynh và giáo viên nên là một quan hệ đối tác bền chặt. Và khi hai phía có thể hợp tác thành công sẽ đảm bảo cho trẻ có tương lai tốt đẹp hơn trong tương lai.

2. Kỹ năng giao tiếp với phụ huynh học sinh

1. Gặp gỡ sớm, làm rõ kế hoạch, trước khi vấn đề phát sinh.

Một số nhà trường chỉ mời gặp phụ huynh, khi trẻ có vấn đề phát sinh, và trong cuộc gặp người ta nêu những vấn đề thiếu sót cần khắc phục. Khi bạn chỉ nhìn học sinh ở mặt thiếu sót, làm thế nào việc giáo dục có thể là tích cực? Ngược lại, gia đình và nhà trường cần gặp gỡ để lập kế hoạch phát triển cho học sinh, để nói về điểm mạnh, để đặt một mục tiêu chung.

Cũng trong cuộc gặp gỡ đầu tiên này, giáo viên cần làm rõ với phụ huynh về những niềm tin, giá trị và phương pháp sư phạm của nhà trường, có thể cung cấp cho phụ huynh những tài liệu đem về để hiểu hơn về cách tiếp cận giáo dục tại trường, đồng thời để phụ huynh có thể làm tốt hơn vài trò cha mẹ của họ.

2. Xác định một phương tiện giao tiếp liên tục

Xác định phương tiện giao tiếp thường xuyên với cha mẹ là một cách tuyệt vời để giúp cha mẹ nhìn thấy bức tranh lớn. Tạo email, podcast, video hoặc blog hàng tuần để giữ liên lạc. Và trong những ngữ cảnh này, hãy nói về các vấn đề chính như:

  • Học sinh đã vượt qua những giới hạn như thế nào.
  • Học sinh đã học cách chịu trách nhiệm như thế nào.
  • Học sinh đã tự chủ như thế nào.

Vì sau cùng, những vấn đề này là những vấn đề ảnh hưởng đến hành trình học tập suốt đời của học sinh. Những kỹ năng giải quyết vấn đề khi chúng ở trong phòng ăn, ở ngoài sân chơi, ở trong nhà vệ sinh, cũng quan trọng như điểm bài kiểm tra của chúng.

3. Hãy nói với phụ huynh về tương lai

Hầu hết phụ huynh nuôi dạy con cái theo những mục tiêu ngắn hạn, họ thường cố gắng sữa chữa các vấn đề phát sinh, chứ không lập một kế hoạch làm đúng, một kế hoạch nuôi dạy dài hạn. Hãy nói với họ về điều đó. Một kế hoạch dài hạn đòi hỏi thiết lập rất nhiều những thói quen với cả học sinh và phụ huynh. Kể những câu chuyện thành công và thất bại, đưa ra những thói quen mà nếu phụ huynh xây dựng được, điều đó sẽ hỗ trợ cho hành trình học tập suốt đời của con cái họ.

Như câu chuyện, mẫu “cha mẹ trực thăng”, luôn can thiệp vào mọi việc của con cái, sẽ dần dần làm đứa trẻ mất khả năng chịu trách nhiệm. Để học sinh/ con cái có thể trưởng thành, vai trò của cha mẹ/ giáo viên nên thay đổi dần từ “Giám sát viên” sang “Tư vấn”. Mặc dù, người lớn có thể đã có giải pháp tốt nhất cho vấn đề, nhưng chúng ta phải lùi lại, để trẻ tự xử lí vì chính lợi ích trong tương lai của chúng.

4. Xây dựng hồ sơ học tập của trẻ.

Xây dựng hồ sơ học tập của trẻ, báo cáo càng chi tiết càng tốt trên kế hoạch đã xác lập từ đầu với phụ huynh. Với mỗi khu vực phát triển, hãy làm rõ mức độ tự chủ của trẻ với khu vực này. Hồ sơ học tập không chỉ gồm hình ảnh, điểm số, mà còn là những câu chuyện được ghi chép bởi giáo viên.

Hồ sơ học tập nên có phần cho phụ huynh phản hồi, phụ huynh cũng được tự mình thu thập những hình ảnh, câu chuyện của con em mình liên quan đến những khu vực phát triển trong kế hoạch.

Sự giao tiếp hai chiều này sẽ làm cả phụ huynh và giáo viên hiểu nhiều hơn về đứa trẻ của mình. Bởi học tập không phải là chạy nước rút, và điểm số không phải là tất cả, quan trọng hơn là học sinh đã tự chủ như thế nào trong khu vực phát triển đó.

5. Trao đổi sự tin cây

Phụ huynh và giáo viên cần thiết phải trao đổi sự tin cậy với nhau. Khi có xung đột nảy sinh giữa giáo viên và phụ huynh, không ai thắng. Ngược lại, học sinh sẽ trải nghiệm sự ngờ vực, đổ lỗi, đồng phụ thuộc và căng thẳng.

Sự tin cậy bắt nguồn từ những giá trị mà nhà giáo dục cam kết, và phụ huynh trải nghiệm những giá trị đó được phản ánh trong hành trình học tập của con em mình.

Sau cùng thì, xác lập mục tiêu chung, giao tiếp trao đổi thông tin hiệu quả, và cùng chung một niềm tin về giá trị giáo dục sẽ giúp tạo nên một mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và phụ huynh.

6. Lắng nghe

Có đôi khi phụ huynh thắc mắc về vấn đề nào đó. Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm trong trường hợp này là dè chừng. Nó khiến cho họ cảm thấy bạn đang che giấu. Thay vì tỏ thái độ dè chừng, hãy lắng nghe mọi điều họ nói trước khi phản hồi. Nếu họ có một mối quan tâm chính đáng, hãy cam đoan với họ rằng bạn sẽ chú ý. Nếu bạn mắc lỗi, hãy thừa nhận, xin lỗi và nói cho họ biết bạn dự định khắc phục nó như thế nào.

Hầu hết các câu hỏi hoặc mối quan tâm của phụ huynh đều liên quan đến thông tin sai lệch hoặc hiểu lầm. Đừng ngại làm sáng tỏ bất kỳ vấn đề nào, nhưng hãy giữ giọng điệu bình tĩnh và thái độ chuyên nghiệp. Lắng nghe cũng quan trọng không kém biện minh. Bạn sẽ thấy rằng đa phần phụ huynh không thất vọng về bạn mà về con họ và họ chỉ đang trút giận.

3. Lợi ích của mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh

1. Nâng cao sự tự tin và tinh thần học tập

Một mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và phụ huynh tạo ra một môi trường hỗ trợ tích cực cho học sinh. Sự hỗ trợ và khích lệ từ cả hai phía giúp nâng cao sự tự tin và tinh thần học tập của học sinh.

2. Giảm thiểu rủi ro học tập

Việc đồng thuận giữa gia đình và trường học giúp giảm thiểu rủi ro học tập. Thông qua việc liên tục chia sẻ thông tin và giải quyết vấn đề, mối quan hệ này đóng vai trò như một rìa an ninh cho sự phát triển của học sinh.

3. Phát triển mối quan hệ xã hội

Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh không chỉ tập trung vào khía cạnh học tập mà còn giúp phát triển mối quan hệ xã hội của học sinh. Sự hỗ trợ từ gia đình là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội của học sinh.

Ngoài ra các phương pháp dạy học, kinh nghiệm dạy học, các bài soạn giáo án các thầy cô có thể tham khảo chi tiết tại chuyên mục: Dành cho giáo viên. Tại đây là các Tài liệu Tải miễn phí cho các thầy cô tham khảo và sử dụng.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm