Cảm nghĩ bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ

Văn mẫu lớp 10: Cảm nghĩ bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

1. Cảm nghĩ bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ mẫu 1

Một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc mà chúng ta không thể không biết tới đó chính là Đỗ Phủ. Ngoài cái tên nổi tiếng là Lí Bạch thì Đỗ Phủ là một cái tên mà nhiều người biết đến qua tài năng thơ của ông. Các tác phẩm của ông được nhiều bạn đọc hưởng ứng và sức hấp dân của những bài thơ ấy còn được đem ra để bình luận tốn khá nhiều giấy bút. Tiêu biểu trong những bài thơ hay ấy phải kể đến bài thơ. Cảm xúc mùa thu.

Cảm xúc mùa thu có tên hán là thu hứng thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước những màu sắc cảnh vật trời thu. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Với thể thơ này thì những hình ảnh mùa thu cũng nhu tâm trạng của nhà thơ được thể hiện rõ. Đó chính là tâm trạng buồn cùng cảnh thế gian loạn lạc rối ren. Có thể nói những người làm thơ đa số có một tâm hồn nhạy cảm sự đa sầu đa cảm trong trái tim dạt dào yêu thương của mình.

Bốn câu thơ đầu như vẽ lên hình ảnh màu thu với những rừng phong của cảnh vật nơi đây.

Trước hết là hai câu thơ đầu với hình ảnh của những rừng phong quen thuộc gắn với những hình ảnh của tuyết lạnh lẽo ấy:

"Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm,"

(Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khi thu lòa.)

Qua hai câu thơ ta thấy dường như nhà thơ đang đứng ở một nơi cao nhất phóng tầm mắt xa của mình để thu được chụp lại được những gì gọi là cảnh sắc của trời thu. Hai chữ "lác đác" thể hiện sự thưa thớt nhẹ nhàng của màu thu. Thu rất nhẹ nhàng dịu dàng chính vì thế nó lúc nào cũng là mùa tâm trạng, đẹp nhưng lại vấn vương điều gì mà buồn khó tả. Những rừng phong kia thì quá quen thuộc với hình ảnh của mùa thu, nhắc đến mùa thu xứ ấy ta hay nhớ đến hình ảnh của những rừng phong nhuốm màu đỏ rực. Ở đây cũng thế những rừng phong như thưa thớt hơn khi thu về lá nhuốm đỏ rồi rụng lác đác. Hạt "móc sa" kia chính là những hạt tuyết trắng. Có thể nói không gian nơi đây không chỉ có màu sắc của rừng phong li biệt mà còn có cả sự lạnh lẽo của tuyết trắng. không khí mùa thu còn được thể hiện qua câu thơ thứ hai đó là không khí lạnh lẽo qua cụm từ "khí thu lòa". Cái khí thu lòa ấy đã phần nào thể hiện được những ảm đạm tăm tối của mùa thu. Núi Vu Sơn, Vu Giáp thật sự là những cái tên nổi tiếng trong thơ ca của Trung Quốc với chiều cao và tầm vóc của nó mà không biết bao nhiêu lần nó góp mặt trong văn học. Hẻm Vu, Núi Vu vốn dĩ đã rất lạnh lẽo nhưng qua bút pháp miêu tả của Đỗ Phủ thì càng thấm đẫm lạnh lẽo và sự biệt ly hơn.

Như vậy có thể thấy qua hai câu thơ đầu nhà thơ đã vẽ lên những hình ảnh gắn với mùa thu. Qua đó ta cảm nhận được những sự tiêu điều xơ xác của cảnh vật. Không khí màu thu lạnh lẽo với tuyết trắng khiến cho lòng người nếu cô đơn sẽ thật sự thấy rét mướt đến nhường nào.

Cảnh vật mùa thu tiếp tục được thể hiện trong hai câu thơ thực:

"Giang gian ba lăng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm."

(Lưng trời sông rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.)

Một cảnh đẹp tuy hoang sơ nhưng lại hấp dẫn người đọc qua những hình ảnh đẹp ấy. Lưng trời lòng sông sâu thẳm. Mặt đất kia rồi lại mây đùn trên bầu trời. Có thể nói rằng chính những cảnh vật trên trời dưới nước, mặt đất trên mây đã làm nên những cảnh hấp dẫn người đọc. "Mây đùn" ta như cảm nhận được hình ảnh những đám mây bồng bềnh như đùn đùn xô nhau lên. Với những từ như "rợn" và thẳm thì chúng ta thấy được sự hùng vĩ của sông núi nơi đây chính vì thế mà con người cảm thấy như nhỏ bé với chính những sự rộng lớn của thiên nhiên nơi đây. Và hình ảnh mây đùn lại giống như là từ dưới mặt đất đùn lên khiến che lấp đi cả cửa ải xa xa.

Như vậy qua hai câu thơ trên ta thấy cảnh vật màu thu không còn bi thương tàn tạ như ở hai câu đê nữa mà ở đây là cảnh vật của sự hùng vĩ, hoành tráng của sông núi nơi đây. Bốn câu thơ như lột tả hết tất cả những cảnh sắc của mùa thu mà nhà thơ muốn thể hiện. Nói cách khác nhà thơ đã cảm nhận được cảnh sắc mùa thu nơi đây. Mùa thu ấy có sự tàn tạ héo úa, mùa thu ấy cũng có cả những núi non hùng vĩ, mây trời cuồn cuộn. Tuy nhiên trước cảnh vật ấy ta cũng phần nào thấy được tâm tình của tác giả.

Bốn câu thơ tiếp theo nhà thơ thể hiện tâm trạng của bản thân mình trước khung cảnh mùa thu nơi đất khách quê hương.

Hai câu thơ luận nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật cân đối hoàn chỉnh khiến cho ta vừa cảm nhận được tình thu lại vừa cảm nhận được cảnh thu:

"Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Cô chu nhất hệ cố viên tâm."

(Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.)

Cảnh thu đó chính là hình ảnh những khóm hoa cúc cũng như đang buồn mà rũ cánh hoa xuống thành những dòng lệ chan. Không biết là cúc tuôn lệ hay chính là cúc nở hoa mà nhà thơ lại tuôn lệ. Bên cạnh đó là hình ảnh những con thuyền buộc chặt vô cùng đẹp. Không những thế mà qua hai câu thơ ấy ta còn cảm nhận được tình thu của nhà thơ. Tại sao hoa cúc nở hoa nhà thơ lại khóc?. Con thuyền kia được nhân hóa buộc chặt với mối tình nhà để thể hiện điều gì?. Có lẽ bởi vì trước cảnh tượng ấy nhà thơ nhớ đến quê hương của mình. Nhà thơ đã hai lần nhìn thấy hoa cúc nở đồng nghĩa với việc nhà thơ hai năm rời xa quê hương. Và chính những tâm tư ấy khiến cho nhà thơ nhớ đến chốn quê hương nghĩa nặng tình sâu. Con thuyền kia như là vật để đưa nhà thơ về với quê hương của mình.

Tiếp đến là cái tình trong hai câu thơ cuối, hai câu thơ cuối bao giờ cũng nói đến nhưng hoạt động của con người. Nếu như Xuân Hương của Việt Nam ngán cảnh xuân đi xuân lại thì Đỗ Phủ của Trung Quốc lại thể hiện tâm trạng của mình qua hình ảnh và âm thanh của cuộc sống sinh hoạt nơi biên ải:

"Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đệ thành cao cấp mộ châm."

(Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.)

Ở đây hình ảnh của những âm thanh sinh hoạt nơi cửa ải bỗng nhiên được vang lên. Đó nhịp đập của những tiếng chày giặt quần áo bên sông, Nguyễn Công Trứ đã dịch rất hay cho từ "đao xích" thành "dao thước". Không nói đến cụ thể mà chúng ta vẫn có thể hiểu được đó là công việc may vá. Sự lãnh lẽo thúc giục người ta màu đông sắp đến mau chóng may quần áo để chống trọi với mùa đông giá rét kia. Và không gian thì hãy còn lạnh lẽo, ta như cảm nhận được có chút gì đó vui vui trong tâm trạng của nhà thơ nhưng rồi lại trùng lại buồn thiu khi cất lên những câu thơ cuối. Trong khi ấy chiến tranh thì xảy ra liên miên khiến cho nhà thơ mong muốn dẹp hết loạn để nhân dân nơi đây cũng như những người dân quê ông được sống trong ấm no hạnh phúc.

Tóm lại qua đây ta thấy được cảnh thu nơi cửa ải cùng những tâm trạng của nhà thơ. Ở đây ta thấy được nghệ thuật lấy cảnh tả tình của nhà thơ. Từ những quan sát thực tại mùa thu nơi đây mà nhà thơ nhớ đến quê hương mình với tất cả những gì thân thương gắn bó nhất. Để cuối cùng kết lại thành một mong muốn dẹp loạn để nhân dân có cuộc sống yên bình hơn.

2. Cảm nghĩ bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ mẫu 2

Nhà thơ Lí Bạch được tôn sung và gọi là Thi tiên thì đối với nhà thơ Đỗ Phủ lại được tôn là thi thánh. Thơ Lí Bạch thường vươn tới lý tưởng cao đẹp, khát vọng giải phóng cá tính còn khi đọc thơ Đỗ Phủ ta lại cảm nhận thấy có được một nỗi như thật trầm uất, như thật nghẹn ngào biết bao nhiêu khi ông đã miêu tả được bức tranh hiện thực đến đỉnh điểm và còn được nhắc nhớ đến cái tên “thi sử”. Trong bài thơ “Thu hứng” cũng đã thể hiện được sự đồng cảm của nhà thơ với nhân dân trong khổ nạn, đồng thời như cũng lại chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo. Tiêu biểu cho tư tưởng ấy là bài thơ Thu hứng.

Đọc bài thơ “Thu hứng” ở đó ta không những bắt gặp bức tranh về mùa thu hiu hắt mà còn cảm nhận được bức tranh về tâm trạn buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li. Ở đó có những nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận mình.

Có thể thấy được vốn dĩ là nhà thơ giàu cảm xúc, Đỗ Phũ dường như đã đặt hết mọi nỗi niềm của mình vào cây bút. Đứng trước cảnh mùa thu ảm đạm và đượm buồn, thế rồi cảnh vật thiên nhiên hiện lên trong con mắt của vị thi thánh cũng thật u sầu và sâu thẳm:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Dịch thơ:

Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm

Mặt đất mây đùn cửa ải xa

Qua mấy câu thơ thôi, chỉ một vài nét bút gợi tả khiến cho người đọc có thể cảm nhận thấy được một bức tranh hiu hắt về cảnh sắc mùa thư. Cảnh sắc mùa thu như được hiện ra trước mắt người đọc và ta nhận thấy được ở đó một hiện tượng đều mang dáng vẻ của mùa thu, buồn và gợi nhắc. Đó là cảnh của rừng phong hiu hắt, sóng rợn lòng sông thẳm, hay đó còn là hình ảnh mây đùn cửa ải xa. Thông qua đây ta nhận thấy được tất cả đều được nhìn dưới con mắt u buồn của nhà thơ. Cái nhìn ấy rất xa xăm, rộng lớn. Hình ảnh dòng sông sâu như nỗi lòng sâu thẳm trong ông. Mỗi một cảnh vật đều được gắn với một tính từ dường như đã lột tả được mang đậm chất sầu và buồn. Đúng như Nguyễn Du từng viết:

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Tác giả Đỗ Phủ cũng vậy, cả cuộc đời ông sống nghèo khó, nay lại chứng kiến cảnh loạn li. Đứng giữa đất trời mùa thu hiu hắt, có hồn thơ nào tránh được một nỗi xót xa:

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Dịch thơ:

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà

Thông qua câu thơ người đọc thấy rằng có vẻ như Đỗ Phủ đang cúi đầu nhìn về những thứ ở gần mình hơn, cụ thể hơn. Hình ảnh một khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ, một con thuyền buộc chặt mối tình nhà. Tất cả dường như cũng cứ tiếp nối dòng cảm xúc buồn bã của bốn câu thơ trước, nhà thơ như đang trải lòng mình trước những cảnh vật đơn chiếc, lẻ loi. Hồn thơ của tác giả Đỗ Phủ đã tan vào cảnh vật, khiến chúng mang những nỗi niềm giống như ông. Dòng lệ kia đâu phải lệ của khóm cúc mà chính là giọt lệ buồn và lúc này dường như cũng cứ đang thầm chảy trong tim của người đang nhớ nhà, nhớ quê hương. Nỗi niềm ấy được tác giả buộc chặt vào con thuyền đang đứng một mình trước mắt ông. Hình ảnh con thuyền ấy có bao giờ chở che được tình cảm và nỗi lòng nhớ nhung da diết của nhà thơ khi về với xứ xa thân thuộc ngày nào? Lúc này đây nhà thơ như đang buồn,đang nhớ, tiếng chày đập áo lại vang lên càng làm cho cảnh thu thêm khắc khoải, buồn thương.

Trong cả câu thơ thì có một tiếng động duy nhất trong toàn bộ bức tranh đã khiến cho lòng người nhói đau. Tiếng động này giống như tiếng khóc không thành lời của người con xa xứ giờ mong được trở về nhưng không thể về được.

Chính việc sử dụng những hình ảnh chân thật, và tình cảm sâu sắc với quê hương, với nước nhà, tác giả Đỗ Phủ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tuy không sắc nét, đồng thời ông cũng không nhiều màu mè nhưng lại thấm đượm nỗi niềm và tình cảm của ông. Có thể nói rằng chính cả cuộc đời ông có lẽ là những vần thơ buồn, cho tới khi nhắm mắt xuôi tay lúc này đây ông cũng chỉ có một mình lẻ loi.

Chỉ với tám câu thơ Đường luật ngắn gọn đã mở ra cho người đọc một nỗi niềm lớn lao của Đỗ Phủ. Đó là một sự khắc khoải, lo âu khi đất nước rơi vào tình cảnh loạn li, đồng thời cũng còn là một nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận mình bọt bèo cay đắng.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 10: Cảm nghĩ bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 10.

Bài tiếp theo: Cảm nhận về đoạn trích "Tào tháo uống rượu luận anh hùng" trích "Tam quốc diễn nghĩa" – La Quán Trung

Đánh giá bài viết
1 152
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm