Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau “Lần lần, mấy năm qua…. Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”

Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau “Lần lần, mấy năm qua…. Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa” được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Dàn ý cảm nhận về nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí

1. Mở bài

Giới thiệu nhà văn Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và dẫn dắt vào đoạn trích.

2. Thân bài

a. Tâm trạng nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí

Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Mị sống lầm lũi, âm thầm, trở thành người nô lệ cam chịu, nhẫn nhục đến mức tê liệt cả ý thức, buông xuôi, phó mặc cho hoàn cảnh.

Mị tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa, mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại.

Mị sống cuộc sống lặng lẽ, âm thầm, không sinh khí với những dấu hiệu sự sống mất dần trong cô: không nói, không cười, không nhớ, chỉ buồn rười rượi,...

→ Mị bị đày đọa nặng nề về thể xác và tâm hồn, sống trong nỗi khổ đau, cực nhục triền miên, tâm hồn và sức sống của Mị như đã chết, Mị trở thành một cái máy chỉ lặp đi lặp lại những việc làm không vui cũng chẳng buồn.

b. Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân

Bối cảnh: Hồng Ngài ăn tết muộn vào lúc gió và rét rất dữ dội.

Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại, vùi lấp, nay đã trỗi dậy: Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi, Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Tiếng sáo, hương rượu ngà say, tiếng người hát đồng đã đưa Mị sống lại quá khứ. Mị thấy vui sướng, phơi phới, tràn đầy sức sống. Mị muốn đi chơi.

Nghĩ đến thực tại đầy đau khổ, Mị lại muốn chết, sức sống những ngày trước trỗi dậy kèm theo sự đau khổ, uất ức đến tột cùng.

3. Kết bài

Khái quát lại nhân vật Mị qua đoạn trích và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Cảm nhận về nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí mẫu 1

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Tô Hoài - một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với vốn am hiểu về cuộc sống, phong tục của con người Tây Bắc, ông đã mang đến cho bạn đọc một “Vợ chồng A Phủ” nhiều ý nghĩa sâu xa khiến bạn đọc ám ảnh. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.

Những ngày đầu, Mị vô cùng đau khổ thậm chí là tìm đến cái chết. Tuy nhiên, ngày này qua ngày khác Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Mị sống lầm lũi, âm thầm, trở thành người nô lệ cam chịu, nhẫn nhục đến mức tê liệt cả ý thức, buông xuôi, phó mặc cho hoàn cảnh. Mị tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa, mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại. Mị sống cuộc sống lặng lẽ, âm thầm, không sinh khí với những dấu hiệu sự sống mất dần trong cô: không nói, không cười, không nhớ, chỉ buồn rười rượi,... Mị bị đày đọa nặng nề về thể xác và tâm hồn, sống trong nỗi khổ đau, cực nhục triền miên, tâm hồn và sức sống của Mị như đã chết, Mị trở thành một cái máy chỉ lặp đi lặp lại những việc làm không vui cũng chẳng buồn.

Con người tưởng chừng như đã chết ấy một lần nữa lại được hồi sinh trong đêm tình mùa xuân. Hồng Ngài năm ấy ăn tết muộn vào lúc gió và rét rất dữ dội. Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại, vùi lấp, nay đã trỗi dậy: Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi, Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Tiếng sáo, hương rượu ngà say, tiếng người hát đồng đã đưa Mị sống lại quá khứ. Mị thấy vui sướng, phơi phới, tràn đầy sức sống. Mị muốn đi chơi. Mị thấy vui sướng nhưng cũng đau đớn, tuyệt vọng nghĩ đến cái chết để khỏi đối diện với thực tại: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Khi niềm khao khát sống là làm người được phục sinh, tự nó trở thành một mãnh lực, xung đột gay gắt, quyết một mất một còn với trạng thái vô nghĩa của thực tại. Quá khứ Mị hiện về như một đối chứng, làm rõ thực tại đau khổ, nên từ tâm trạng hồi tưởng quá khứ tươi đẹp Mị đã có ý nghĩ chết đi vì thực tại vô cùng đau khổ, cơ nhục.

Hình ảnh cô Mị gây ám ảnh với bao thế hệ bạn đọc về những đau khổ mà cô phải gánh chịu. Vợ chồng A Phủ đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều dư âm về một thế hệ con người miền núi với khát khao sống và vẻ đẹp cốt cách thanh cao. Nhiều năm tháng qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị mẫu 2

Lên Tây Bắc ngắm nhìn cảnh sắc núi non điệp trùng, mây cuộn mình trong sương, sương giăng mờ đỉnh núi. Đất trời ưu ái cho Tây Bắc vẻ đẹp miên viễn như huyền thoại, như thi ca. Nhưng ai biết đâu Tây Bắc cũng từng có những ngày chìm trong đêm đen của xã hội phong kiến – thực dân bao phủ. Cái xã hội ấy thật tàn bạo bởi nó đã bóp nghẹt sự sống của con người, tước đoạt ước mơ, giết chết khát vọng. Nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là một điển hình.

Tô Hoài là nhà văn có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của đồng bào miền núi cao Tây Bắc. “Vợ chồng A Phủ” (1952) chính là “món nợ ân tình” mà Tô Hoài phải trả cho đồng bào nơi đây bởi họ sống ân nghĩa ân tình quá đỗi, Tô Hoài không thể nào quên. Tác phẩm viết về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên đi tìm cuộc sống tự do. Trong truyện, cô Mị là một nhân vật đầy ám ảnh. Hoàn cảnh khốn khổ và tâm lý biến đổi theo thời gian của Mị để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người, đặc biệt là khi cô Mị “Ở lâu trong cái khổ” và từ trong “cái khổ” mà “phơi phới trở lại”, qua đây người đọc nhận ra tư tưởng nhân đạo cao quý của Tô Hoài gửi gắm trong thiên truyện.

Mỗi nhà văn đều có một tạng riêng. Nếu Nam Cao để lại dấu ấn trong lòng người bằng tiếng kêu thống thiết của kiếp người lầm than, đói khổ lay lắt, bị bần cùng hóa, tư sản hóa mà ra; Thạch Lam gây ấn tượng bởi giọng trữ tình đượm buồn nhưng sâu xa, ý nhị về những miền đời bị xã hội bỏ quên; Nguyễn Tuân với câu từ trau chuốt, tỉ mỉ, hình ảnh góp nhặt từ một thời đại nào xa xưa lắm lung linh rực rỡ “đẹp đến toàn thiện toàn mỹ” trên trang văn… thì văn phong Tô Hoài nhẹ nhàng, không lên gân, không “ngùn ngụt sát khí” nhưng đủ sức bóp nghẹt tâm can người đọc, khiến người đọc rưng rưng nước mắt khi cám cảnh cùng cực của kẻ bất hạnh, sống mỏi mòn nhưng không buông xuôi thụ động như nhân vật trong cổ tích. Mị trong “Vợ chồng A Phủ” là cô gái vừa xinh đẹp như bông hoa rừng lại vừa tài hoa, hiếu thảo. Với những phẩm chất tốt đẹp mà Mị có, nếu sống trong một xã hội bình thường chắc chắn Mị sẽ được sống những tháng ngày an yên, hạnh phúc.

Nhưng không, vì nghèo, vì món nợ ngày xưa bố mẹ Mị vay nhà thống lí Pá Tra cùng với phong tục hôn nhân kì lạ của người Mông mà Mị trở thành “con dâu gạt nợ” nhà thống lí, vợ của A Sử. Trên danh nghĩa là dâu, nhưng thực tế Mị lại là con ở không công nhà thống lí. Tại ngôi nhà quyền lực mà u ám này, Mị bị bóc lột sức lao động, bị đầu độc tâm hồn bởi thần quyền và cường quyền, dần dần Mị đã đánh mất chính mình, cô gái xinh đẹp yêu đời năm nào phải ngậm ngùi sống kiếp người đội lốt “con rùa nuôi trong xó cửa”.

Cảm nhận về nhân vật mị

Về làm vợ A Sử, con dâu thống lí Pá Tra ít lâu, Mị đã quen dần với cái khổ, từ một cô gái tràn đầy sức sống, khao khát yêu thương bỗng chai sạn tâm hồn, mất nhận thức về thời gian, không gian, cả nỗi khổ mà mình đang gánh chịu. Ở đoạn văn thứ nhất, Tô Hoài đưa người đọc vào không gian mà cô Mị đang sống: khổ cực, tăm tối. Ngay từ những dòng văn đầu, nhà văn đã để lại ấn tượng về khoảng thời gian mà Mị đã sống trong nhà thống lí: “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau”, chỉ mấy năm thôi nhưng chắc là lâu lắm. Đó là quãng thời gian mà Mị nếm trải khổ đau, nếm trải sự xói mòn trong tâm hồn của mình. “Mấy năm” là bao nhiêu năm? Bao nhiêu năm đã chầm chậm trôi qua mà Mị không hề nhớ rõ bởi bấy giờ Mị có còn biết khổ đau, bất hạnh, cơ cực là gì nữa đâu? Cái khoảng thời gian không xác định ấy tưởng chỉ mang tính chất giới thiệu thôi mà ngẫm lại đớn đau khó tả. Hóa ra Mị đã về làm dâu nhà thống lí “Mấy năm” rồi, “bố Mị” – người thân duy nhất của Mị cũng đã bỏ Mị mà đi, còn Mị thì đương sống trong tình trạng sống không ra sống mà chết thì Mị chưa nghĩ đến. Nếu ngày trước Mị đã từng có ý định ăn lá ngón tự tử vì không chịu đựng được nỗi khổ đau thì giờ phút này “Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa”. Lá ngón – một loài lá độc mọc dại ở miền núi cao Tây Bắc – khi đi vào văn chương lại trở thành một chi tiết nghệ thuật nói lên thật nhiều thân phận con người.

Phải khổ đau, uất ức lắm người ta mới tìm đến lá ngón để mưu sinh. Lúc trước Mị định ăn lá ngón để chết, để khỏi phải đối mặt với những cơ khổ và bạo tàn nhà thống lí Pá Tra. Khi Mị muốn chết là lúc khát vọng được sống đúng nghĩa dâng trào. Còn bây giờ… “Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa”, nghĩa là Mị chấp nhận khổ đau, cam chịu cảnh sống cực hơn là chết nhà thống lí. Mị không muốn chết bởi Mị đã chai lì, bởi Mị đã “quen khổ rồi”. Môi trường độc địa ấy đã ngấm vào trong Mị, cái khổ đã đồng hóa Mị, khiến Mị quen dần và không một biểu hiện phản kháng. Ngay cả Mị cũng “tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”, câu văn chất chứa nỗi xót xa cùng cực của Tô Hoài dành cho nhân vật của mình. Thân phận của Mị chẳng khác nào thân phận “trâu ngựa”.

Con trâu con ngựa suốt tháng suốt năm phải làm việc lam lũ trên nương, khoảnh khắc nghỉ chân của nó thật ngắn ngủi. Mị cũng thế, từ hồi về nhà thống lí Pá Tra làm dâu, quanh năm Mị quanh quẩn trên nương “bẻ bắp”, “hái củi”, “bung ngô”, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Vậy có khác nào con ngựa, con trâu? Con ngựa “chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm” chứ đâu than khổ than cực?! Cô Mị cũng vậy, Mị tất bật với bao nhiêu công việc không lúc nào ngơi tay mà Mị đâu có lời nào vãn than. “Quen khổ”, cái thói quen ấy mới thật khắc khoải làm sao. Đoạn văn thứ nhất đã mở ra thân phận cam chịu, tủi nhục của Mị. Người đàn bà ấy đã gồng gánh gian lao đi qua cơ cực mỏi mòn mà chẳng biết nặng là gì. Rõ là cái xã hội ấy thật bất nhơn, nó tước đoạt đi quyền hạnh phúc, đồng thời cắt đứt mạch sống của người con gái đương phơi phới xuân thì.

Những tưởng đời Mị sẽ không bao giờ “ngóc đầu” lên nổi. Nhưng không, bằng tấm lòng nhân đạo cao quý, Tô Hoài đã cho cô Mị “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” kia “phơi phới trở lại”. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc trong Mị không vĩnh viễn mất đi mà chỉ ngủ quên dưới lớp tro buồn, gặp cơ hội thuận lợi lập tức những hạt mầm ấy lại bén đất đâm chồi non khỏe khoắn. Mùa xuân Hồng Ngài có sắc màu rực rỡ của thiên nhiên, có tiếng sáo gọi bạn tình và hơi rượu đưa Mị trở về miền nhớ xa xăm.

Thuở ấy, Mị được uống rượu, thổi sáo, được đi chơi ngày Tết. Còn bây giờ Mị phải sống trong cảnh cá chậu chim lồng, mà cũng không hẳn bởi Mị đâu chỉ mất tự do như con chim mà còn bị hành hạ, bị đánh đập tàn nhẫn. Khoảnh khắc “ngồi trơ một mình giữa nhà” Mị suy nghĩ biết bao điều. Từ lúc nãy Mị đã “phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Mốc thời gian “những đêm Tết ngày trước” là những đêm Tết trước khi Mị về làm dâu nhà thống lí. Thuở ấy Mị được tự do, được bay nhảy, được vui chơi rộn rã cùng bao người. Trong tình cảnh này, Mị nhận ra “Mị còn trẻ lắm”. Từ hồi về làm dâu nhà Pá Tra đến giờ, đây là lần đầu tiên Mị nhận thức được sự trẻ trung vẫn còn nơi mình. Nét đẹp của cô gái Mông Tây Bắc vẫn còn phảng phất trên mặt Mị. Bao nhiêu người con gái Mông có chồng cũng được đi chơi ngày Tết, còn Mị có già dặn gì đâu mà cam chịu cảnh ngồi trong buồng tối không được đi chơi. Dường như “trẻ lắm” trở thành điệp khúc Mị tự nhắc nhở mình dẫn đến hành động “muốn đi chơi”. Có thể nói cô Mị thực sự “nổi loạn” trong đêm tình mùa xuân vì từ trước đến nay Mị chưa từng muốn đi chơi.

Cái ước muốn đơn giản bình dị ấy đã bị kìm lại trong Mị, hoặc Mị không dám nói ra suốt mấy năm Mị làm dâu ở nhà thống lí Pá Tra. Mị nhận ra: “A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!”. Tại sao vậy? “Không có lòng” thôi thì hãy giải thoát cho nhau, cớ gì ép buộc, gò bó nhau cho khổ cực cuộc đời cô Mị? Một lần nữa hình ảnh chiếc lá ngón xuất hiện trong tâm tưởng cô Mị: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra”. Khi đã thức tỉnh, lòng ham sống trở về với Mị, Mị lại muốn ăn lá ngón tự tử.

Ở đây, người đọc nhận thấy có sự đối lập rõ ràng. Sống và chết luôn nằm ở hai đối cực khác nhau, song khoảnh khắc này lại tương hỗ thật nhiều trong cuộc đời cô Mị. Mị muốn chết càng chứng tỏ Mị đã “sống lại” và tỉnh táo hơn bao giờ hết. Chết để được tự do, được thanh thản, để đỡ phải khổ trong chuỗi ngày kế tiếp. Lần này Mị muốn chết nhưng Mị không thể chết vì thực tại Mị đang ở trong buồng, kín mít, mà khát khao đi chơi cũng đang chiếm lĩnh tâm hồn Mị. Lá ngón trong lần xuất hiện này như một giao điểm giữa những ngày thầm lặng, bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột về thân xác, áp chế về tinh thần với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc cuồng nhiệt như con sóng trong lòng cô Mị ngày xưa. Tóm lại, Mị đã tỉnh sau những tháng ngày u mê, ngủ say dưới lốt của một con rùa nuôi trong xó cửa không hi vọng, không mơ ước gì đến chuyện tương lai.

Hai đoạn văn mở ra hai trạng thái tâm lí của cô Mị, một là “quen khổ rồi”, hai là “phơi phới trở lại”, “muốn đi chơi”. Nếu ở đoạn văn thứ nhất người đọc nhận ra một cô Mị thụ động, cam chịu số phận thì đến đoạn văn thứ hai, dấu ấn về sự “nổi loạn”, bứt phá bắt đầu xuất hiện trong cô gái này. Đó là sự trỗi dậy của Mị, tiền đề cho những phản kháng để giải thoát thân phận ở những diễn biến kế tiếp. Từ đây ta nhận ra cô Mị của Tô Hoài không giống kiểu người hiền hậu khốn khổ như trong cổ tích đã từng dựng xây. Tô Hoài đã thổi vào trang văn của mình cảm hứng của con người hiện đại, không cam chịu đã vùng lên khát khao tìm hạnh phúc, tìm cuộc sống tự do.

Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng thái độ của nhà văn đối với cuộc sống, trước hết là với con người, “Văn học là nhân học” (M. Gorki). “Vợ chồng A Phủ” đã để lộ cái nhìn nhân đạo của Tô Hoài. Nhà văn đã phát hiện ra sự trỗi dậy mạnh mẽ của Mị, ngòi bút của ông luôn đau đáu tìm hướng dắt dìu cô Mị từ trong đau khổ đứng lên hướng về phía niềm vui, phía ánh sáng. Trước sau Tô Hoài vẫn tin rằng hoàn cảnh dẫu có khắc nghiệt đến mấy cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn khát vọng cao cả trong Mị. Vì vậy mà Mị đã sống lại bằng tuổi trẻ, bằng nỗi day dứt về thân phận của mình. Chính cái khát vọng sống mãnh liệt không thể chết được ở Mị, giúp Mị tự giải thoát khỏi cái chốn địa ngục trần gian để làm lại cuộc đời, để sống như một con người. Tô Hoài đã phản ánh cuộc sống tối tăm, tủi nhục của người lao động nghèo vùng cao Tây Bắc trước Cách mạng, đồng thời đanh thép tố cáo tội ác, thế lực thực dân phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, khẳng định sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ, quá trình vùng lên giải phóng của người lao động Tây Bắc.

Bằng giọng văn mềm mại cùng lối kể chuyện hấp dẫn, Tô Hoài đã đưa người đọc vào thế giới Hồng Ngài xinh đẹp mà u buồn, ở đó có bóng dáng cô Mị sống lầm lũi, bĩ cực đang lao đao đi tìm lẽ sống cho riêng mình. Nhà văn đã phát huy biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế để từ đó nhân vật của ông sống dậy, vùng vẫy, run rẩy phập phồng trên trang văn dày đặt ngôn từ. Trên hết vẫn là tư tưởng nhân đạo cao quý mà Tô Hoài đã gửi gắm. Chất nhân đạo góp phần làm nên tác phẩm văn học chân chính, có lẽ vì thế mà hơn nửa thế kỉ trôi qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” vẫn đủ sức ám ảnh tâm trí bạn đọc. Và bao giờ cũng vậy, mỗi lần nghĩ về Tây Bắc hoặc có dịp lên Tây Bắc ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên, lập tức bóng dáng vợ chồng A Phủ lại hiện ra trước mắt người đọc. Nhưng không phải một cô Mị tủi buồn và một chàng A Phủ bất lực khóc ròng trong đêm bị trói. Mà là một khung cảnh tươi sáng hơn, cô Mị với nụ cười tươi rói trên môi bởi cô đã cùng A Phủ sống những tháng ngày thật sự ý nghĩa, góp sức cho Cách mạng, giải phóng quê hương.

Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị mẫu 3

Lên Tây Bắc, chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của núi rừng, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, với mây cuộn quanh đỉnh núi trong sương mờ. Tây Bắc được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp thiên nhiên, như một bức tranh huyền bí, như một bản thi ca trải dài vô tận. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Tây Bắc cũng trải qua những thời kỳ tối tăm trong lịch sử, thời kỳ của xã hội phong kiến và sự áp đặt của thực dân. Xã hội đó đầy tàn ác, bằng cách bóp nghẹt sự sống của con người, cướp đi ước mơ và tàn sát khát vọng của họ. Nhân vật Mị trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là một minh chứng đặc trưng cho thời kỳ đen tối ấy.

Tô Hoài, một nhà văn với hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của người dân miền núi Tây Bắc, để lại cho chúng ta tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" (1952) như một khoản "nợ tình" không thể quên đối với những người dân mà ông yêu quý vô cùng. Trong tác phẩm này, ông mô tả cuộc sống của những người lao động ở vùng cao Tây Bắc, họ không cam chịu sự áp bức của thực dân và chúa đất, họ đã nỗ lực tìm kiếm cuộc sống tự do.

Một trong những nhân vật đầy ấn tượng trong truyện là cô Mị, người phải đối mặt với hoàn cảnh khốn khổ và trải qua sự biến đổi tâm lý theo thời gian. Cô Mị sống trong một cuộc sống đầy khổ đau, bị bóp nghẹt tâm hồn và tình thần, dần trở nên tê liệt và buồn rười rượi. Tuy nhiên, đặc biệt ấn tượng là khi cô Mị "Ở lâu trong cái khổ" và từ đó "phơi phới trở lại," chúng ta nhận thấy tư tưởng nhân đạo và cao quý của Tô Hoài hiện hữu trong câu chuyện.

Mỗi nhà văn thường có một phong cách văn chương riêng, và Tô Hoài không phải là ngoại lệ. Với văn phong nhẹ nhàng, không nặng nề, ông đã khắc họa tâm hồn của nhân vật đến tận đáy lòng độc giả. Cô Mị, mặc dù bị đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh, vẫn tỏ ra mạnh mẽ và không từ bỏ. Cuộc sống của Mị, dù khó khăn, vẫn thể hiện tình yêu đời và kiên trì.

Nhưng đáng tiếc, cuộc sống của Mị không được thăng hoa, bởi vì nghèo đói và món nợ gia đình đã khiến cô trở thành "con dâu gạt nợ" nhà thống lí và vợ của A Sử. Dưới danh nghĩa dâu, thực tế Mị lại là một người ở không công nhà thống lí. Tại ngôi nhà quyền lực đen tối này, Mị bị tận dụng sức lao động, tâm hồn bị đầu độc bởi quyền lực và áp lực chính trị. Dần dần, cô Mị đã đánh mất chính mình, từ một cô gái tràn đầy sự yêu đời, cô trở thành một người sống một cuộc sống đầy khổ đau và cô đơn.

Khi Mị trở thành vợ của A Sử và con dâu của thống lí Pá Tra, thời gian trôi qua nhanh chóng và Mị dần quen với cuộc sống khó khăn. Từ một cô gái tràn đầy sức sống và khao khát yêu thương, tâm hồn của Mị dần trở nên chai lì và mất đi nhận thức về thời gian, không gian, cũng như cả nỗi khổ mà Mị đang phải chịu đựng. Tô Hoài đã bắt đầu mô tả không gian mà Mị phải sống trong, một không gian đầy khổ cực và tăm tối.

Ngay từ những dòng đầu tiên của đoạn văn, nhà văn đã để lại ấn tượng về khoảng thời gian khó khăn mà Mị phải trải qua: "Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau." Mấy năm ấy, mặc dù ngắn ngủi, nhưng đã đủ để Mị trải qua những khổ đau và xói mòn tâm hồn của mình. "Mấy năm" ấy đã trôi qua nhưng Mị không thể nhớ rõ, vì trong thời gian đó, Mị đã quên đi ý nghĩa của khổ đau, bất hạnh, và sự cực khổ.

Trước đây, Mị đã từng nghĩ đến việc tự tử bằng cách ăn lá ngón vì không thể chịu đựng được nỗi khổ đau. Nhưng bây giờ, Mị không còn nghĩ đến việc ấy nữa. Lá ngón, một loại lá độc mọc hoang dại ở miền núi cao Tây Bắc, trở thành một chi tiết nghệ thuật đầy ý nghĩa, thể hiện sự kháng cự và tồn tại trong khó khăn. Mị đã chấp nhận khó khăn, cam chịu cuộc sống cực khổ hơn là chết nhà thống lí. Mị không muốn chết nữa vì Mị đã trở nên chai lì, đã "quen khổ." Môi trường độc đáo ấy đã thấm sâu vào tâm hồn Mị, và Mị đã thích nghi với nó, không có biểu hiện nào của phản kháng. Ngay cả Mị cũng cảm thấy "mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa," thể hiện sự xác định và biểu hiện tương tự của Tô Hoài về tình thần của nhân vật. Con trâu và con ngựa làm việc không ngừng nghỉ, chỉ có chút ít thời gian nghỉ ngơi. Mị cũng vậy, Mị đã làm việc không ngừng nghỉ, không có thời gian dành cho sự nghỉ ngơi. Mị đã "quen khổ" và đã thích nghi với cuộc sống đầy khó khăn và áp lực.

Đoạn văn thứ nhất đã mô tả thân phận của Mị trong cuộc sống khó khăn và đáng thương. Mị đã phải chịu đựng mọi gian lao một cách im lặng, và cuộc sống của cô trở nên cực khổ và cô đơn.

Tưởng chừng như cuộc đời của Mị sẽ mãi mãi chìm trong bóng tối và khó khăn, nhưng bằng tấm lòng nhân đạo cao quý, Tô Hoài đã đánh thức Mị khỏi trạng thái "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" đầy khó khăn và tăm tối. Khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc trong Mị không bao giờ biến mất hoàn toàn, chúng chỉ được tạm giấu dưới lớp tro buồn và có thể bung ra mạnh mẽ khi có cơ hội thuận lợi.

Mùa xuân Hồng Ngài mang theo sắc màu rực rỡ của thiên nhiên và tiếng sáo hấp dẫn của bạn tình đã đánh thức Mị khỏi trạng thái tĩnh lặng và buồn bã. Mị được uống rượu, thổi sáo, và thậm chí được đi chơi trong những ngày Tết. Trong khoảnh khắc đó, Mị cảm nhận hạnh phúc tràn đầy và tự do trở lại. Mị muốn đi chơi, một ước muốn đơn giản và bình dị, nhưng đã bị kìm lại trong suốt thời gian Mị làm dâu ở nhà thống lí Pá Tra. Mị nhận ra rằng cuộc sống của Mị và A Sử không có tình yêu, chỉ là sự ép buộc, và Mị tự hỏi tại sao họ phải chịu đựng, tại sao họ không được tự do.

Lá ngón, một biểu tượng của tự do và sự đau khổ, lại xuất hiện trong tâm tư của Mị. Mị cảm nhận mình muốn ăn lá ngón để thoát khỏi cuộc sống khổ cực. Điều này thể hiện sự đối lập giữa sự sống và cái chết trong tâm hồn của Mị. Mị muốn chết để tìm lại tự do và thanh thản, để không phải đối diện với sự khổ đau và bất hạnh hàng ngày. Nhưng khi tỉnh dậy, Mị nhận ra rằng sự ham sống đã trở lại, và Mị lại muốn sống. Mị nhận thấy mình trẻ trung và tự do, và sự đổi thay trong tâm hồn Mị đã xảy ra sau những tháng ngày u mê và tĩnh lặng dưới lớp tro buồn. Mị không muốn chết nữa, vì cuộc sống đã trở nên thú vị hơn và Mị cảm thấy rằng Mị còn nhiều điều để trải nghiệm và khám phá.

Bất kể tác phẩm văn học nào cũng phản ánh thái độ của nhà văn đối với cuộc sống, đặc biệt là đối với con người. "Văn học là nhân học" (M. Gorki). Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài thể hiện cái nhìn nhân đạo của mình. Nhà văn đã nhạy bén nắm bắt sự trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồn của Mị, và bằng bút phải đau đáu, ông đã dẫn dắt cô Mị từ tâm hồn đau khổ bước vào thế giới niềm vui và ánh sáng. Tô Hoài luôn tin rằng, dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu, khát vọng cao cả trong con người sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Do đó, Mị đã sống lại, khám phá lại tuổi trẻ và tự giải thoát khỏi cuộc sống khốn khổ.

Tô Hoài đã phản ánh một cuộc sống đen tối và tủi nhục của người lao động nghèo ở vùng cao Tây Bắc trước Cách mạng, đồng thời chỉ trích thế lực thực dân phong kiến. Tác phẩm của ông cũng ca ngợi vẻ đẹp tinh thần, khẳng định sức sống mạnh mẽ và quá trình vùng lên giải phóng của người lao động Tây Bắc.

Với lối viết mềm mại và cách kể chuyện hấp dẫn, Tô Hoài đã đưa người đọc vào thế giới xinh đẹp và u buồn của Hồng Ngài. Trong đó, cô Mị sống lầm lỡ và đầy khó khăn, nhưng cũng đang tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống cho riêng mình. Nhà văn đã tận dụng khả năng miêu tả tâm lý nhân vật để tạo ra một hình ảnh sống động, đầy cảm xúc. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tư tưởng nhân đạo cao quý mà Tô Hoài đã truyền tải. Chính những giá trị nhân đạo này đã làm cho tác phẩm trở nên chân chính và gắn liền với tâm hồn của độc giả. Và suốt hơn nửa thế kỷ, truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" vẫn tiếp tục gợi lên hình ảnh của Mị và A Phủ, nhưng không phải là những hình ảnh bi thương và tuyệt vọng. Thay vào đó, đó là hình ảnh của họ sống trọn vẹn và đóng góp cho Cách mạng, giải phóng quê hương.

Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị mẫu 4

Du lịch lên Tây Bắc là trải nghiệm tuyệt vời khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với mây cuộn quanh đỉnh núi trong sương mờ. Tây Bắc như một bức tranh huyền bí, một bản thi ca trải dài vô tận được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp thiên nhiên. Tuy nhiên, ít người biết rằng Tây Bắc cũng trải qua những thời kỳ tối tăm trong lịch sử, thời kỳ của xã hội phong kiến và áp đặt của thực dân.

Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài (1952) là một bức tranh sống động về cuộc sống của những người lao động ở vùng cao Tây Bắc, đối mặt với áp bức từ thực dân và chúa đất, nhưng vẫn kiên trì tìm kiếm tự do. Trong câu chuyện này, nhân vật Mị là biểu tượng cho những khổ đau của thời kỳ đen tối đó.

Tô Hoài, hiểu biết sâu sắc về phong tục của người dân Tây Bắc, để lại cho chúng ta một tác phẩm không thể quên về những người dân mà ông yêu quý. Mị, một nhân vật ấn tượng, đối mặt với khó khăn và trải qua sự biến đổi tâm lý theo thời gian. Cô sống trong một cuộc sống đau khổ, nhưng khi "phơi phới trở lại," tư tưởng nhân đạo và cao quý của Tô Hoài hiện hữu rõ ràng.

Văn phong nhẹ nhàng của Tô Hoài đã chạm đến tâm hồn của độc giả, khắc họa cô Mị trở nên mạnh mẽ và kiên trì giữa hoàn cảnh khó khăn. Nhưng cuộc sống của Mị không thăng hoa, khi món nợ gia đình và nghèo đói khiến cô trở thành "con dâu gạt nợ" và vợ của A Sử. Dưới vỏ bọc làm dâu, Mị sống trong sự lạc lõng và bị đánh mất chính bản thân mình.

Khi trở thành vợ A Sử và con dâu nhà thống lí, cuộc sống của Mị chìm đắm trong khó khăn. Thời gian trôi nhanh, và Mị dần quen với sự đau khổ. Nhà văn miêu tả không gian của Mị như một không gian đầy khổ cực và tăm tối, nơi cô Mị đã "Ở lâu trong cái khổ" và từ đó "phơi phới trở lại." Thời gian ấy, Mị đã quên đi ý nghĩa của khổ đau, bất hạnh và cực khổ, mất đi khả năng nhận thức về thời gian và không gian.

Trước đây, ý nghĩ về việc tự tử bằng cách ăn lá ngón từng chi phối tâm trạng của Mị, khiến cô không thể chịu đựng được nỗi đau khổ. Tuy nhiên, hiện tại, Mị không còn nghĩ đến suy nghĩ đen tối ấy nữa. Lá ngón, một loại lá độc mọc tự nhiên ở vùng núi cao Tây Bắc, đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật, thể hiện sự kiên cường và sự tồn tại trong khó khăn.

Mị đã chấp nhận cuộc sống khó khăn và quyết định chịu đựng mọi khổ đau thay vì kết thúc cuộc sống bằng cách tự tử như trước đây đã nghĩ. Mị không muốn chết nữa vì cô đã trở nên mạnh mẽ và đã "quen với khổ đau." Môi trường độc đáo ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn Mị, và cô đã hòa mình vào nó mà không có dấu hiệu nào của sự phản đối. Ngay cả khi bị ép buộc, Mị cũng cảm thấy như "một con trâu, một con ngựa," thể hiện sự kiên quyết tương tự như tinh thần của nhân vật Tô Hoài.

Cuộc sống của Mị, tưởng chừng sẽ mãi mãi trong bóng tối và khó khăn, đã được thay đổi bởi tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài. Khao khát sống và mong muốn hạnh phúc trong Mị không bao giờ mất đi hoàn toàn, chúng chỉ tạm thời được che giấu dưới lớp tro buồn và có thể hiện lên mạnh mẽ khi có cơ hội thuận lợi.

Mùa xuân Hồng Ngài mang lại sự tươi mới và sắc màu của thiên nhiên, cùng với âm nhạc cuốn hút của bạn tình, đã đánh thức Mị khỏi trạng thái lặng lẽ và buồn bã. Trong khoảnh khắc đó, hạnh phúc tràn ngập tâm hồn Mị, và tự do trở lại. Mị khao khát những trải nghiệm đơn giản và bình dị nhưng lại bị gò ép trong nhà thống lí Pá Tra. Mị nhận ra rằng cuộc sống của Mị và A Sử không có tình yêu, chỉ là sự ép buộc, và cô tự đặt câu hỏi về sự chịu đựng và tại sao họ không được tự do.

Lá ngón, biểu tượng của tự do và đau khổ, lại xuất hiện trong tâm hồn của Mị. Mị muốn ăn lá ngón để thoát khỏi cuộc sống khổ cực, thể hiện sự đối lập giữa sự sống và cái chết trong tâm hồn cô. Mặc dù mong muốn chết từng hiện hữu, nhưng khi tỉnh dậy, Mị nhận ra rằng ham sống đã trở lại. Mị cảm thấy trẻ trung và tự do, và sự thay đổi trong tâm hồn đã xảy ra sau thời gian u mê và tĩnh lặng dưới lớp tro buồn. Mị không muốn chết nữa, vì cuộc sống trở nên thú vị hơn và Mị cảm thấy rằng còn nhiều điều để trải nghiệm và khám phá.

Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài thể hiện cái nhìn nhân đạo của mình. Ông nhạy bén nắm bắt sự trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồn của Mị, dẫn dắt cô từ tâm hồn đau khổ vào thế giới niềm vui và ánh sáng. Tô Hoài tin rằng, dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu, khát vọng cao cả trong con người không bao giờ biến mất hoàn toàn. Do đó, Mị sống lại, khám phá lại tuổi trẻ và giải thoát khỏi cuộc sống khốn khổ.

Tô Hoài đã phản ánh một cuộc sống đen tối và tủi nhục của người lao động nghèo ở vùng cao Tây Bắc trước Cách mạng. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp tinh thần và sức sống mạnh mẽ của người lao động, đồng thời chỉ trích thực dân phong kiến. Với lối viết mềm mại, Tô Hoài đưa độc giả vào thế giới xinh đẹp và u buồn của Hồng Ngài, nơi Mị sống lầm lỡ và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Nhà văn tận dụng miêu tả tâm lý nhân vật để tạo hình ảnh sống động và cảm xúc. Chính giá trị nhân đạo này làm cho tác phẩm trở nên chân chính và gắn liền với tâm hồn độc giả, gợi lên hình ảnh của Mị và A Phủ, không chỉ là bi thương và tuyệt vọng, mà là hình ảnh sống trọn vẹn và đóng góp cho Cách mạng, giải phóng quê hương.

Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị mẫu 5

Nền văn học Việt Nam là một kho tàng vô song với những tác phẩm đa dạng, đậm chất văn hóa. Trong dòng chảy ấy, tên tuổi của nhà văn Tô Hoài không thể không được đánh giá cao, và tác phẩm "Vợ Chồng A Phủ" chính là một bức tranh đặc sắc, với hình ảnh đầy bi kịch và những suy tư sâu sắc về cuộc sống. Tác phẩm này đánh dấu một pha lớn trong lịch sử văn hóa, và trong bối cảnh của cuộc đời nhân vật chính Mị, nó trở thành một câu chuyện ám ảnh, tươi sáng và bi tráng về đau khổ, hy sinh, và sự sống sót.

Tác phẩm bắt đầu với hình tượng Mị, một người phụ nữ tại miền núi Tây Bắc, bị gánh chịu nhiều đau khổ và thử thách trong cuộc sống. Mị trở thành một hình ảnh sống động về sự nhẫn nhục và cam chịu trước số phận. Những ngày đầu, Mị đối diện với đau khổ đến mức tìm đến cảm giác cái chết, nhưng qua thời gian, Mị không chỉ là người phụ nữ lầm lạc, mà còn là biểu tượng của sự sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.

Một trong những đặc điểm quan trọng của nhân vật Mị là sự biến đổi của tâm hồn và tinh thần. Cô không chỉ là một người phụ nữ gặp khó khăn, mà qua từng sự kiện, Mị trở thành nguồn động viên và nguồn sống mới cho bản thân. Sự sống sót của Mị không chỉ là sự tồn tại vật chất mà còn là sự hồi sinh tinh thần. Hình ảnh tiếng sáo và hương rượu trong đêm tết muộn thổi bùng lên như một làn gió mới, làm tươi mới tâm hồn cô sau những ngày khổ đau.

Với sự xuất hiện của tiếng sáo, Mị như được đánh thức, giải thoát khỏi cảm giác lầm lạc và tuyệt vọng. Cuộc sống như bắt đầu từ mới, và Mị cảm nhận sự vui sướng, phơi phới, tràn đầy sức sống. Tâm trạng hồi tưởng quá khứ tươi đẹp của Mị lại đưa cô đến ranh giới giữa sự sống và cái chết. Mị đối diện với niềm khao khát sống, nhưng đồng thời, cô cũng đối mặt với ý nghĩ về cái chết như là một cách để thoát khỏi thực tại đau khổ và cơ nhục.

Hình ảnh Mị trong "Vợ Chồng A Phủ" không chỉ là một nhân vật văn học, mà còn là biểu tượng của sự đấu tranh, hy sinh và hy vọng. Tô Hoài đã tạo nên một tác phẩm với những tầng ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và con người, mà hình ảnh của Mị giữ vững như một phản ánh chân thực và cảm động về những gì con người có thể trải qua và vượt qua trong cuộc sống.

Nhìn chung, "Vợ Chồng A Phủ" của Tô Hoài không chỉ là một tác phẩm văn học nổi bật, mà còn là một bức tranh đặc sắc về cuộc sống miền núi Việt Nam, với những khía cạnh tâm lý và tinh thần đầy màu sắc. Hình ảnh Mị - một biểu tượng về sự sống sót và hy sinh - vẫn luôn đọng mãi trong tâm trí và tâm hồn của những người đọc, để lại những ấn tượng khó phai và những suy nghĩ về ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống.

Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị mẫu 6

Truyện ngắn "Vợ chồng A phủ" là một trong số những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Mị và đặc biệt, qua hai đoạn trích "Lần lần, mấy năm qua.... Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa" giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về số phận của nhân vật. Trước hết, ở đoạn văn thứ nhất đã cho chúng ta thấy rõ được số phận bất hạnh của nhân vật Mị khi trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra. Vì món nợ truyền kiếp, Mị bỗng chốc trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí, sống cuộc sống lầm lũi, trở thành công cụ lao động và mất hết ý niệm về thời gian. Chỉ với một đoạn văn ngắn nhưng nhà văn Tô Hoài đã giúp người đọc cảm nhận được số phận tủi khổ của Mị. Nhưng ở Mị, người ta còn thấy ánh lên sức sống, tinh thần phản kháng tiềm tàng và ở đoạn văn thứ hai đã giúp chúng ta cảm nhận rõ nét điều đó. Không còn lầm lũi trong căn buồng kín mít, Mị khao khát được đi chơi, thấy lòng "vui sướng như những đêm ngày Tết lúc trước" và rồi Mị ý thức được số phận của mình ở hiện tại. Và một lần nữa, Mị lại nghĩ đến cái chết, cái chết để giải thoát đi những tủi cực, bất hạnh của số phận mình. Như vậy, chỉ với hai đoạn văn, nhưng cũng đủ để người đọc có thể cảm nhận được hình ảnh nhân vật Mị trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài.

Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị mẫu 7

Thạch Lam từng nói: “Văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vùa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Nhìn ngẫm lại câu nói ấy, con người ta như càng đến gần hơn với các nhân vật trong các tác phẩm để rồi chiêm nghiệm giá trị mà nó mang lại. Đến với tác phẩm "Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, người đọc càng thêm trân quý tinh thần và khâm phục sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của cô Mị. Và trước khi dành một sự ngưỡng mộ ấy cho Mị, có lẽ ai cũng cảm thấy thương cảm cho số phận của cô khi làm dâu nhà thống lí Bá Tra, đặc biệt là khi sức sống của Mị như bị tê liệt nỗi bật qua ngòi bút hiện thực của nhà văn Tô Hoài được thể hiện qua đoạn trích: “Lần lần, mấy năm sau bố Mị chết … Đến bao giờ chết thì thôi…”

Tô Hoài là một trong số những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Với bút lực dồi dào ấy, lại thêm sự am hiểu sâu sắc phong tục tập quán nhiều vùng miền, tinh tế và hóm hỉnh của mình, ông sở hữu cho mình nhiều tác phẩm thành công. Và đặc biệt, ngòi bút của ông luôn hướng về sự quan tâm đến số phận của người lao động.

Vốn thành công với mảng viết truyện dành cho thiếu nhi, nơi đòi hỏi với một lối viết dung dị đầy chất thơ, Tô Hoài lại viết rất xuất sắc tập truyện “Truyện Tây Bắc”, trong đó “Vợ chồng A Phủ” là một thiên tuyệt bút. Vào năm 1952, tác giả đã có chuyến đi thực tế đến vùng núi Tây Bắc, ở đây tác giả được sống hoà nhập với bản làng và người dân. Một năm sau đó, ông đã viết nên “Truyện Tây Bắc” như ông đã tâm sự “Tây Bắc đã để nhớ để thương trong tôi nhiều quá”. Tác phẩm này ra đời như một sự đáp lại ân tình mà ông đã nhận được và “Vợ chồng A Phủ” là một phần trong đó. “Vợ chồng A Phủ” gồm có hai phần: phần đầu là cuộc sống của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, phần sau là cuộc sống của họ ở Phiềng Sa. Cả hai phần cùa truyện đều làm nỗi bật lên chủ để chung của tác phẩm là tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp cảu người lao động và khả năng đổi đời của người lao động. Đoạn trích trên thể hiện sự tê liệt sức sống của Mị nằm trong phần đầu của tập truyện.

Ngay từ đầu tác phẩm, Tô Hoài đã cho người đọc thấy được hình ảnh của một người phụ nữ “ngồi lầm lụi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa”. Giữa không khí kẻ ra người vào của nhà thống lí Pá Tra, tưởng là tôi tớ hoá ra lại là con dâu của nhà này. Chỉ bằng chi tiết ấy thôi nhà văn cũng đã dần hé mở cho chúng ta về số phận của người phụ nữ này. Thật ra, Mị vốn là cô gái xinh đẹp, lại có tài thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Những tưởng đây là “tiền đề” thuận lợi để cô có được cuộc sống hạnh phúc như nhiều cô gái khác, nhưng mà cái tội lớn nhất của Mị là nghèo. Sinh ra và lớn lên trong gia đình lao động vất vả, lại thêm món nợ truyền kiếp đeo đuổi. Cái ngày bố lấy mẹ Mị không có tiền phải đi vay của nhà thống lí và đến lúc con gái họ khôn lớn vẫn không thể trả được bởi lãi mẹ đãi lãi con. Cuộc sống của họ chìm trong bóng tối với lắm lo toan.

Vốn là một nhà văn có tấm lòng nhân hậu, "nhà văn phải là nhân đâọ từ trong cốt tủy", Tô Hoài luôn đứng cạnh nỗi đau của những người khốn khó. Ông đã dõi theo bước đường đời của Mị, ngòi bút ấy đã đi sâu vào ngóc ngách tâm hồn để nhận ra bao nỗi niềm. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, nghèo sẽ dẫn đến khổ và nhục, Mị đã bước vào nhà chúa đất bằng trò lừa gạt qua tập tục cướp vợ. Dù rất gay gắt phản đối nhưng Mị vẫn ngang nhiên bị gắt về cúng trình ma, làm vợ A Sử. Mị đã là con dâu nhà thống lí Pá Tra từ thời khắc ấy - con dâu gạt nợ. Những ngày tháng tăm tối nặng nề đã bắt đầu. Cô phải làm việc quần quật vì bọn chúng muốn vắt kiệt sức lao động của kẻ ăn người ở. Và đã rất nhiều lần Mị muốn tự tử bằng nắm lá ngón trong tay, nhưng vì lòng hiếu thảo với cha, cô đã ngậm ngùi chịu đựng, quay trở lại nhà thống lý.

Con người, nếu sống lâu trong cái khổ, người ta sẽ muốn bứt phá, thay đổi để thoát li khỏi sự nghèo khổ. Tuy nhiên đối với Mị, cô dường như đã “quen với khổ rồi”. Và chính suy nghĩ ấy đã nắm giữ lấy tâm hồn cô, chôn vùi đi tuổi trẻ của cô và cũng vì thế mà cô dần bị tê liệt sức sống. Sau khi bố mất, Mị cũng không nghĩ đến việc tìm cái chết nữa. Cũng có thể thấy được rằng, cô sống mà như đã chết. Thường thì khi khổ quá người ta thường kêu trời than thân trách phận. Đằng này, sống lâu trong nhà thống lí, Mị chịu lắm gian truân nhọc nhằn đến nỗi “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” so sánh mình với lũ súc nô kia. Theo thời gian, cô cũng không còn nghĩ ngợi gì đến điều này nữa. Cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán: "Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp”. Thậm chí, “Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày”. Đọc những dòng văn này, ta càng thêm phẩn nộ trước sự bóc lột trắng trợn, giam cầm cả thể xác lẫn tâm hồn của con người nói chúng và ở đây là người phụ nữ nói riêng. Và chính những cái áp bức này đã làm biến dạng cả tâm hồn của Mị, cô dần mất đi ý niệm về không gian và thời gian, đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến việc làm lụng, càng ngày càng ít nói hay nói cách khác cô đã mất đi khả năng giao tiếp của con người. Đến nỗi, nhà văn đã liên tưởng đến hình ảnh cô “ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Đúng thế, Mị cứ lầm lũi câm nín với cái ách hữu hình lẫn vô hình đang đè nặng trên đôi vai gầy guộc khác gì cái mai mà con rùa đã mang.

Không những thế, đời Mị nó không chỉ khổ về thể xác, mà nó còn là cả những đớn đau về một tâm hồn trong hoạt cảnh tù đày. Mị mang danh là vợ A Sử thế nhưng giữa họ không hề có tình yêu, Mị cũng từng có một người yêu, nhưng món nợ của cha mà đứt gánh. Khi về nhà này làm dâu, dường như cuộc đời của Mị chuyển sang hẳn kiếp nô lệ, bị bóc lột không chỉ sức lao động mà con là tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Không gian sống của Mị là một căn buồng có một cái lỗ vuông bằng bàn tay, thật chẳng khác gì cái nhà tù, mà từ đó trông ra “lúc nào cũng thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”, đời Mị cứ ngồi ở cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi. Phải chăng đây là nhà ngục và chính cô Mị là tù nhân chung thân. Người tù ấy chẳng biết khi nào mưới có thể thoát ra được, hẳn mòn mỏi cho đến lúc chết. Thế nên để chống chọi với đau đớn đang tàn phá tâm hồn và thể xác, Mị bị buộc phải trở nên chai lì một cách bất lực, sống cuộc đời của một con rùa lầm lũi trong xó cửa, cam chịu và bế tắc.

Có thể nói, tài năng của Tô Hoài càng trở nên nỗi bật qua bút pháp hiện thực được ông sủ dụng trong bài. Trong văn học, bút pháp hiện thực là cách thức hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện chân thật nhất cái sự thật tàn khốc trước mắt và đưa vào trong các tác phẩm để tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó. Qua ngòi bút hiện thực của mình, tất cả cuộc sống của con người nơi vùng núi Tây Bắc nói chung hay của Mị nói riêng như hiện lên trước mắt người đọc. Tất cả cái khổ, cái cực, cái tù đày ấy, người dân lao động phải chịu đựng trong một thời gian dài được tác giả miêu tả quá đổi chân thực đến nỗi bi thương. Bằng sự quan sát tinh tế và ngòi bút hiện thực của mình, Tô Hoài đã đi sâu vào tận cùng ý thức và trong đáy sâu tìm thức nhân vật để rồi khắc hoạ nên một cô Mị thật đáng thương nhưng cũng rất đáng phục. Có thể thấy được, bằng tấm lòng, sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống của người phụ nữ miền núi và tài năng khắc hoạ tính cách nhân vật của nhà văn, chỉ qua một đoạn văn nhỏ đã đủ khiến người đọc thấu hiểu được nội tâm của Mị. Hơn nữa, cách giới thiệu nhân vật của ông cũng rất gây chú ý, cách kể ngắn gọn cung với lối dẫn tình tiết khéo léo làm cho mạch truyện càng cuốn hút.

Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm thành công không chỉ của Tô Hoài mà còn của cả nền văn học Việt Nam hiện đại viết về đề tài miền núi. Mị là nhân vật đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi cuộc đời đầy giống bão và con người ta như nhận ra thêm một bài học sâu sắc qua những cái tù đày làm tê liệt sức sống của Mị trong đoạn trích trên. Số phận của nhân vật đã gợi được sự thương cảm trong lòng người đọc và cũng gợi lên sự trân trọng đối với những gì họ đang có ở thời điểm hiện tại để biết nâng niu, trân quý giá trị của cuộc sống này hơn.

Đánh giá bài viết
24 108.293
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • 1m52
    1m52

    Mong năm nay đề thi vào Vợ chồng A Phủ á

    Thích Phản hồi 10/06/22
    • Ẩn Danh
      Ẩn Danh

      Cho mình xin tài liệu phần phân tích tác phẩm này nhé

      Thích Phản hồi 10/06/22
      • Heo con ngốc nghếch
        Heo con ngốc nghếch

        Học dốt nên cứ là học trước quên sau cái môn Văn này ạ :(

        Thích Phản hồi 10/06/22

        Văn mẫu lớp 12

        Xem thêm