Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn tập môn Tâm lý học

Bài tập môn Tâm lý học có đáp án

Câu hỏi ôn tập môn Tâm lý học có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và hệ thống kiến thức hiệu quả, đạt kết quả cao trong bài kiểm tra hết học phần. Chúc các bạn học tốt.

Câu 1. Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lí người. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết trong công tác và cuộc sống.

1. Tâm lí người:

- Trong cuộc sống đời thường, chữ “tâm” thường được dùng ghép với các từ khác tạo thành các cụm từ “tâm đắc”, “tâm can”, “tâm địa”, “tâm tình”, “tâm trạng”,…được hiểu là lòng người, thiên về mặt tình cảm.

- Theo từ điển Tiếng Việt (1988) tâm lí là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người.

·- Trong tâm lí học: Tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.

2. Bản chất của hiện tượng tâm lí người:

2.1. Một số quan điểm về bản chất của hiện tượng tâm lí người:

Ø Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lí con người do thượng đế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con người. Tâm lí không phụ thuộc vào khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống.

Ø Quan điểm duy vật tầm thường: Tâm lí, tâm hồn được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra như gan tiết ra mật, họ đồng nhất cái vật lí, cái sinh lí với cái tâm lí, phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâm lí, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lí.

Ø Quan điểm duy vật biện chứng:

· Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người.

· Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử.

2.2. Quan điểm duy vật biện chứng về hiện tượng tâm lí người:

2.1.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người

* Phản ánh là quá trình tác động qua lại hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.

√ Phản ánh cơ học:

Ví dụ: viên phấn được dùng để viết lên bảng để lại vết trên bảng và ngược lại bảng làm mòn (để lại vết) trên đầu viên phấn.

√ Phản ánh vật lí: mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này.

Ví dụ: khi mình đứng trước gương thì mình thấy hình ảnh của mình qua gương.

√ Phản ánh sinh học: phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung.

Ví dụ: hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc.

√ Phản ánh hóa học: là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới.

Ví dụ: 2H2 + O2 -> 2H2O

√ Phản ánh xã hội: phản ánh các mối quan hệ trong xã hội mà con người là thành viên sống và hoạt động.

Ví dụ: trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau như câu “Lá lành đùm lá rách.”

√ Phản ánh tâm lí: là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất.

- Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não người và do não tiến hành.

* Điều kiện cần để có phản ánh tâm lí:

Hiện thực khách quan  >>> Tác động >>> Não người bình thường

⇒ Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lí trên võ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa về chất so với các hình ảnh cơ học, vật lí, sinh lí,…

- Hình ảnh tâm lí mang tính tích cực và sinh động.

Hình ảnh tâm lí mang tính tích cực bởi kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau, nhờ đó con người tích lũy được kinh nghiệm mới có sự tồn tại và phát triển.

Ví dụ: Trong một lần đi chơi ta quen được một người và có ấn tượng tốt về người đó, một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của người đó thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin người đó có thể hành động như vậy và suy nghĩ nhiều lí do để biện minh cho hành động đó. Do đó có thể nói, kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau.

..........

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu. Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo TẠI ĐÂY.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm