Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 5

Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 5 có đáp án

VnDoc.com xin mời các bạn tham khảo bộ Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 5 có đáp án đi kèm, nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập!

Câu 1: Suy luận là gì? Kể tên các loại suy luận? Cho ví dụ?

Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán theo các quy tắc lôgic xác định.

Ví dụ:

  • Kim loại dẫn điện
  • Đồng là kim loại
  • Ta rút ra phán đoán sau: Đồng dẫn điện

Các loại suy luận: Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia ra thành suy luận suy diễn và suy luận quy nạp.

Suy luận suy diễn (suy diễn)

  • Là suy luận trong đó lập luận từ cái chung đến cái riêng, cái đơn nhất.
  • Suy luận suy diễn có suy luận suy diễn trực tiếp và suy luận suy diễn gián tiếp.

Suy luận quy nạp (quy nạp)

  • Là suy luận trong đó lập luận từ cái riêng, cái đơn nhất đến cái chung.

Câu 2: Tam đoạn luận là gì? Các quy tắc của tam đoạn luận?

Tam đoạn luận nhất quyết đơn là suy luận suy diễn gián tiếp trong đó kết luận được rút ra từ hai tiền đề. Hai tiền đề và kết luận là các phán đoán nhất quyết đơn. Hai tiền đề của tam đoạn luận liên hệ với nhau bởi sự lặp lại của cùng một khái niệm.

Các quy tắc

  • Quy tắc 1: Trong tam đoạn luận có ba thuật ngữ và chỉ ba thuật ngữ cấu thành. Quy tắc này dựa vào định nghĩa của tam đoạn luận, trong đó chỉ rõ: hai tiền đề có liên hệ bởi thuật ngữ giữa. Thuật ngữ giữa ở đây phải đồng nhất, nếu không kết luận sẽ không tất yếu được rút ra từ hai tiền đề.
  • Quy tắc 2: Thuật ngữ giữa (M) phải được chu diên ít nhất một lần trong hai tiền đề. Do đó, thuật ngữ giữa (M) phải là chủ ngữ của phán đoán toàn xưng hoặc là tân từ của phán đoán phủ định.
  • Quy tắc 3: Nếu thuật ngữ lớn (P) hoặc thuật ngữ nhỏ (S) không chu diên ở tiền đề thì không được chu diên ở kết luận.
  • Quy tắc 4: Nếu hai tiền đề đều là phán đoán phủ định thì không rút ra được kết luận.
  • Quy tắc 5: Nếu có một tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận phải là phán đoán phủ định.
  • Quy tắc 6: Nếu hai tiền đề là phán đoán đặc xưng thì không rút ra kết luận.
  • Quy tắc 7: Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán đặc xưng thì kết luận phải là phán đoán đặc xưng.
  • Quy tắc 8: Nếu hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận phải là phán đoán khẳng định.

Câu 3: Liệt kê các loại hình của tam đoạn luận nhất quyết đơn?

Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 5

------------------------

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 5, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Đánh giá bài viết
1 210
Sắp xếp theo

    Môn Logic học

    Xem thêm