Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 3

Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 3 có đáp án

VnDoc.com xin mời các bạn tham khảo bộ Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 3 có đáp án đi kèm, nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập!

Câu 1: Khái niệm là gì? Quá trình hình thành khái niệm?

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn giản hay một lớp sự vật.

Quá trình hình thành khái niệm

  • Quá trình nhận thức của con người bắt đầu bằng những cảm giác, tri giác, biểu tượng, tiếp đó là giai đoạn hình thành những khái niệm. Sự khác nhau về chất giữa sự phản ánh của khái niệm với sự phản ánh cảm tính qui định quá trình phức tạp của việc xây dựng các khái niệm. Trên cơ sở những tài liệu cảm tính, để xây dựng các khái niệm, tư duy của chúng ta đã trải qua quá trình hoạt động tích cực sáng tạo, đã sử dụng một loạt các thao tác lôgic như: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa.
  • Phân tích là thao tác lôgic trong đó đối tượng được phân chia (trong tư tưởng) thành các phần nhỏ, các mặt riêng biệt và nghiên cứu các thành phần, các mặt đó một cách độc lập, nhờ đó có thể biết được một cách sâu sắc các tính chất và đặc điểm của chúng.
  • Tổng hợp là quá trình kết hợp trong tư tưởng các thành phần của đối tượng đã được tách ra bởi phân tích thành một thể thống nhất. Tri thức có được nhờ quá trình phân tích tuy sâu sắc về đối tượng, song tri thức đó không toàn diện mà chỉ một chiều, phiếm diện, không đầy đủ. Quá trình tổng hợp cho phép kết hợp các tri thức về các mặt riêng lẻ của đối tượng lại thành một thể thống nhất, thành tri thức toàn diện về đối tượng đó.
  • Trừu tượng hóa là thao tác lôgic nhằm gạt bỏ những thuộc tính, quan hệ không cơ bản, giữ lại các thuộc tính, các quan hệ bản chất.
  • Khái quát hóa là thao tác lôgic nhằm thiết lập những dấu hiệu bản chất, chung cho các sự vật, hiện tượng đồng loại.
  • Như vậy, phát hiện sự giống nhau giữa các đối tượng, phân chia chúng thành các thành phần, tách ra các dấu hiệu cơ bản và bỏ qua các dấu hiệu không cơ bản, kết hợp các dấu hiệu cơ bản, đưa các đối tượng có dấu hiệu cơ bản như nhau đó vào thành một lớp và biểu thị nó bằng tên gọi, con người đã tạo ra một trong các hình thức của tư duy trừu tượng là khái niệm.
  • Từ hay cụm từ là hình thức ngôn ngữ để biểu thị khái niệm, là phương tiện ngôn ngữ để biểu thị khái niệm. Bất kỳ khái niệm nào cũng được thể hiện bằng một từ “ vật chất”, “ý thức”…hoặc một cụm từ “giai cấp công nhân”, “nhà nước chuyên chế quân chủ tập quyền trung ương”…
  • Khái niệm và Từ liên hệ mật thiết với nhau nhưng chúng không đồng nhấ với nhau. Khái niệm là một hình thức của tư duy thuộc phạm trù lôgic học, có tính chất đặc trưng cho mọi dân tộc. Từ thuộc phạm trù ngôn ngữ học là một ký hiệu âm quy ước, có tính chất riêng cho mỗi dân tộc hay mỗi cộng đồng người.

Câu 2: Nội hàm và ngoại diên của khái niệm là gì? Trình bày quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm?

Nội hàm

  • Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu cơ bản làm cơ sở cho việc khái quát hoá và tách riêng ra thành lớp các đối tượng được phản ánh trong khái niệm.
  • Ví dụ: Sinh viên là những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học và học tập tại một trường đại học hay cao đẳng nào đó.

Nội hàm của khái niệm sinh viên gồm:

  • Người đã tốt nghiệp phổ thông trung học.
  • Đang học tại một trường đại học hoặc cao đẳng.

Ngoại diên

Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả đối tượng có các dấu hiệu được nêu trong nội hàm của khái niệm.

Ví dụ: Ngoại diên của khái niệm sinh viên bao gồm:

  • Sinh viên Học viện hành chính Quốc gia HCM.
  • Sinh viên Cao đẳng Đông Á.
  • Sinh viên Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn…

Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên.

  • Nội hàm và ngoại diên của khái niệm thống nhất với nhau, quy định lẫn nhau. Nội hàm quy định những đối tượng nào có đủ những tính chất trong nội hàm thì thuộc về ngoại diên của khái niệm ấy. Ngược lại ngoại diên của khái niệm sẽ quy định những tính chất chung nào đó của các đối tượng được phản ánh vào trong khái niệm.
  • Giữa nội hàm và ngoại diên có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: Nội hàm của khái niệm phản ánh càng nhiều dấu hiệu đặc trưng thì số lượng đối tượng trong ngoại diên của khái niệm càng ít đi và ngược lại.

Câu 3: Phân tích quan hệ giữa các khái khái niệm về mặt nội hàm?

Quan hệ giữa hai khái niệm xét về mặt nội hàm có thể chia thành: quan hệ so sánh được và quan hệ không so sánh được.

Quan hệ so sánh được

  • Là quan hệ giữa các khái niệm có chung một số dấu hiệu nào đó.
  • Ví dụ: “Nhà thơ” và “giáo viên”, “cầu thủ bóng đá” và “sinh viên”…

Quan hệ không so sánh được

  • Là quan hệ giữa các khái niệm không có dấu hiệu chung nào cả.
  • Ví dụ: “Cây nhãn”, “con sông”…

Câu 4: Phân tích quan hệ giữa các khái niệm về mặt ngoại diên?

Quan hệ tương hợp

  • Quan hệ tương hợp là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng có ít nhất một bộ phận trùng nhau.
  • Quan hệ tương hợp bao gồm: quan hệ đồng nhất, quan hệ phụ thuộc, quan hệ giao nhau

Quan hệ không tương hợp

  • Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng không có bộ phận nào trùng nhau.
  • Quan hệ không tương hợp bao gồm: quan hệ tách rời, quan hệ ngang hàng, quan hệ đối chọi, quan hệ mâu thuẫn.

Câu 5: Bản chất của định nghĩa khái niệm là gì?

Bản chất của định nghĩa khái niệm

  • Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgic nhờ đó phát hiện, vạch rõ nội hàm của khái niệm hay xác lập ý nghĩa của các thuật ngữ.
  • Đó là việc làm rõ dấu hiệu bản chất (dấu hiệu nói lên qui luật tồn tại, vận động và phát triển của đối tượng) cùng những dấu hiệu đặc trưng (dấu hiệu chỉ riêng các đối tượng ấy mới có). Ví dụ: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song nhau.

Trong mỗi định nghĩa bao giờ cũng có hai thành phần:

  • Khái niệm cần phát hiện, vạch rõ nội hàm gọi là khái niệm cần định nghĩa (Definiendum) ký hiệu A.
  • Khái niệm nhờ đó phát hiện nội hàm của khái niệm cần định nghĩa gọi là khái niệm dùng để định nghĩa (Definiens) ký hiệu B.

Câu 6: Trình bày các quy tắc của định nghĩa?

- Định nghĩa phải tương xứng (cân đối): Định nghĩa phải cân đối nghĩa là ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải đồng nhất với ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa. Nếu vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến những sai lầm sau:

+ Định nghĩa quá rộng: Ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa rộng hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa. Trong trường hợp này, một số đối tượng không thuộc khái niệm cần định nghĩa đã được đưa vào định nghĩa.

+ Định nghĩa quá hẹp: ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa hẹp hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa, tức là có một số đối tượng thuộc khái niệm cần định nghĩa bị loại ra khỏi định nghĩa.

Ngoài hai trường hợp trên đôi khi chúng ta còn gặp những định nghĩa mà ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa không đồng nhất mà lại có quan hệ giao với khái niệm cần định nghĩa.

- Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Tuân theo quy tắc này sẽ làm rõ dấu hiệu chủ yếu, đặc trưng nhất của khái niệm.

- Không được định nghĩa vòng quanh, lẩn quẩn.

- Định nghĩa không nên là phủ định. Định nghĩa là làm rõ nội hàm khái niệm. Nhưng trong định nghĩa phủ định không vạch ra nội hàm của khái niệm cần định nghĩa, do đó nó không nói lên bản chất của đối tượng.

Câu 7: Trình bày những quy tắc phân chia khái niệm?

  • Phân chia phải cân đối (tương xứng) nghĩa là tổng ngoại diên của các khái niệm thành phần phân chia phải đồng nhất với ngoại diên của khái niệm bị phân chia.
  • Phân chia phải theo một cơ sở nhất định: Mỗi khái niệm có thể có nhiều cách phân chia khác nhau. Mỗi cách phân chia gắn với một cơ sở nhất định. Khi tiến hành phân chia khái niệm chỉ được căn cứ vào một cơ sử duy nhất.
  • Các thành phần phân chia phải loại trừ lẫn nhau nghĩa là ngoại diên của các thành phần phân chia không thể là những khái niệm giao nhau hay có quan hệ với nhau như loại với chủng.
  • Phân chia phải liên tục, không được vượt cấp nghĩa là khái niệm giống bị phân chia phải chuyển tới các khái niệm loài gần gũi chứ không được chuyển sang các loài xa.

------------------------

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 3, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Logic học

    Xem thêm