Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 5

Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 5 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Trắc nghiệm Logic học - Phần 5

Câu 1. Dựa theo quan hệ gì của hình vuông logic ta có sơ đồ suy luận: A ↔ ~O ; E ↔ ~ I?

A. Mâu thuẫn.

B. Tương phản trên.

C. Tương phản dưới.

D. Lệ thuộc.

Câu 2. Dựa theo quan hệ gì của hình vuông logic ta có sơ đồ suy luận: A → I ; ~O → ~E?

A. Mâu thuẫn.

B. Tương phản trên.

C. Tương phản dưới.

D. Lệ thuộc.

Câu 3. Từ tiền đề "Có những sinh viên nghiên cứu khoa học rất giỏi", bằng phép đổi chỗ, kết luận hợp logic được rút ra là gì?

A. Có những sinh viên không biết nghiên cứu khoa học.

B. Có những sinh viên nghiên cứu khoa học rất dở.

C. Không phải tất cả sinh viên đều nghiên cứu khoa học dở.

D. Có những người nghiên cứu khoa học rất giỏi là sinh viên.

Câu 4. Từ tiền đề “Có loài côn trùng không có hại”, bằng phép đổi chỗ, kết luận hợp logic được rút ra là gì?

A. Một số loài không có hại là côn trùng.

B. Những loài côn trùng khác có hại.

C. Không phải tất cả các loài côn trùng đều có hại.

D. Không thực hiện được.

Câu 5. Phán đoán nào tương đương với phán đoán “Nếu ông ấy không tham ô thì ông ấy không bị cách chức và cũng không bị truy tố”?

A. Nếu ông ấy bị truy tố hay bị cách chức thì ông ấy đã tham ô.

B. Nếu ông ấy tham ô thì ông ấy bị cách chức và bị truy tố.

C. Nếu ông ấy tham ô thì ông ấy bị cách chức hay bị truy tố.

D. Vẫn có chuyện ông ấy tham ô mà không bị cách chức.

Câu 6. Điều kiện đủ để xây dựng được một suy luận diễn dịch trực tiếp hợp logic là gì?

A. Tiền đề và kết luận phải là 2 PĐ có chủ từ và vị từ giống nhau.

B. Tiền đề và kết luận phải là 2 PĐ có quan hệ đồng nhất nhau.

C. Tiền đề và kết luận phải là 2 PĐ có các thành phần giống nhau.

D. Kết luận phải là PĐ lệ thuộc vào PĐ tiền đề.

Câu 7. Kiểu suy luận nào đúng?

A. [a → ~b] ⇒ [~b → a].

B. [~a → b] ⇒ [~b → ~a].

C. [~b → a] ⇒ [~a → b].

D. [a → b] ⇒ [~b → a].

Câu 8. Kiểu suy luận nào đúng?

A. [a → ~b] ⇒ [~a ∧ ~b].

B. [~a → b] ⇒ [b → a].

C. [~a → b] ⇒ [~a → ~b].

D. [a → ~b] ⇒ ~{a ∧ b}.

Câu 9. Kiểu suy luận nào đúng?

A. [a → ~b] ⇒ [~b → a].

B. [~a → b] ⇒ [b → a].

C. [a → b] ⇒ [~a → ~b].

D. [a → b] ⇒ [~a ∨ b].

Câu 10. Kiểu suy luận nào đúng?

A. [a ∨ ~b] ⇒ [~b ∧ a].

B. [~a ∨ b] ⇒ ~[~b ∧ a].

C. [a ∨ b] ⇒ [~a ∧ ~b].

D. [a ∨ b] ⇒ [~a ∧ ~b].

Câu 11. Trong suy luận diễn dịch hợp logic, nếu khái niệm được chu diên ở tiền đề thì ở kết luận nó có chu diên không?

A. Chu diên.

B. Không chu diên.

C. Có thể chu diên nhưng cũng có thể không chu diên.

D. A, B, C đều sai.

Câu 12. Trong tam đoạn luận đơn hợp logic, trung từ phải thế nào?

A. Có mặt trong cả 2 tiền đề.

B. Chu diên ít nhất 1 lần.

C. Không xuất hiện ở kết luận.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 13. Trong tam đoạn luận đơn, nếu cả 2 tiền đề là E hay O thì kết luận hợp logic là gì?

A. A hay I.

B. E hay O.

C. A hay E.

D. A, B, C đều sai.

Câu 14. Trong tam đoạn luận đơn, nếu cả 2 tiền đề là A hay I thì kết luận hợp logic là gì?

A. A hay I.

B. E hay O.

C. A hay E.

D. I hay O.

Câu 15. Trong tam đoạn luận đơn, nếu có 1 tiền đề là I hay O thì kết luận hợp logic là gì?

A. A hay I.

B. E hay O.

C. A hay E.

D. O hay I.

Câu 16. Trong tam đoạn luận đơn, nếu có 1 tiền đề là E hay O thì kết luận hợp logic là gì?

A. A hay I.

B. E hay O.

C. A hay E.

D. O hay I.

Câu 17. Trong tam đoạn luận đơn, nếu 2 tiền đề là I hay O thì kết luận hợp logic là gì?

A. A hay I.

B. E hay O.

C. A hay E.

D. Không kết luận được.

Câu 18. Trong tam đoạn luận đơn, nếu cả 2 tiền đề là A hay E thì kết luận hợp logic là gì?

A. A hay I.

B. E hay O.

C. A hay E.

D. A, E, I hay O.

Câu 19. Trong tam đoạn luận đơn, những cặp tiền đề nào không vi phạm quy tắc chung?

A. AA, AE, AI, AO, EA, EO, IA, IE, OA.

B. AA, AE, AI, AO, EA, IA, IE, OA, II.

C. AA, AE, AI, AO, EA, EI, IA, IE, OA.

D. AA, EE, AE, AI, AO, EA, IA, IE,OA.

Câu 20. Quy tắc riêng của tam đoạn luận hình 1 là gì?

A. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là A hay I

B. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là E hay O.

C. Đại tiền đề là A hay E; có 1 tiền đề là A hay I.

D. Đại tiền đề là A hay E; có tiền đề là O hay E.

Câu 21. Quy tắc riêng của tam đoạn luận hình 2 là gì?

A. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là A hay I.

B. Đại tiền đề là A hay E; có tiền đề là O hay E.

C. Đại tiền đề là A hay E; có 1 tiền đề là A hay I.

D. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là E hay O.

Câu 22. Quy tắc riêng của tam đoạn luận hình 3 là gì?

A. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là A hay I.

B. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là E hay O.

C. Tiểu tiền đề là A hay I; kết luận là O hay I.

D. Đại tiền đề là A hay E; có 1 tiền đề là A hay I.

Câu 23. Xác định các kiểu đúng của tam đoạn luận hình 1.

A. EAE, AEE, EIO, AOO.

B. AAI, AEE, IAI, EAO.

C. AAA, EAE, AII, EIO.

D. AAA, EAE, AEE, EIO.

Câu 24. Xác định các kiểu đúng của tam đoạn luận hình 2.

A. EAE, AEE, EIO, AOO.

B. AAI, AEE, IAI, EAO.

C. AAA, EAE, AII, EIO.

D. AAA, EAE, AEE, EIO.

Câu 25. Xác định các kiểu đúng của tam đoạn luận hình 3.

A. EAE, AEE, EIO, AOO.

B. AAI, AII, EAO, EIO, AOO, OAO.

C. AAA, EAE, AII, EIO.

D. AAI, AII, EAO, IAI, OAO, EIO.

Câu 26. “Đàn ông thống trị thế giới; đàn bà thống trị đàn ông; vì vậy, đàn bà thống trị thế giới” là suy luận gì?

A. Tam đoạn luận hình 1, kiểu AAA.

B. Tam đoạn luận kéo theo, hình thức khẳng định.

C. Tam đoạn luận hình 1, kiểu III.

D. A, B, C đều sai.

Câu 27. “Ăn mặn thì khát nước; Khát nước thì uống nhiều nước; Uống nhiều nước thì đã khát; Vậy, ăn mặn thì đã khát”. Đây là suy luận gì? Có hợp logic không?

A. Suy luận bắc cầu, không hợp logic.

B. Suy luận đa đề, không hợp logic.

C. Tam đoạn luận phức, kiểu kéo theo thuần túy, dạng tĩnh lược, hợp logic.

D. Tam đoạn luận phức, kiểu kéo theo thuần túy, dạng tĩnh lược, không hợp logic.

Câu 28. “Một số loài thú sống dưới nước; Cá voi sống dưới nước; Vậy, cá voi là loài thú”. Tam đoạn luận đơn này đúng hay sai, vì sao?

A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.

B. Đúng, vì các tiền đề và kết luận đều đúng.

C. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.

D. Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề nhưng chu diên trong kết luận.

Câu 29. Kiểu EIO đúng hay sai, tại sao? Biết rằng, tam đoạn luận đơn này có trung từ là chủ từ trong cả hai tiền đề?

A. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.

B. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.

C. Đúng, vì tuân theo tất cả các quy tắc tam đoạn luận đơn.

D. Sai, vì tiểu từ không chu diên trong tiền đề, nhưng chu diên trong kết luận.

Câu 30. Kiểu AIO đúng hay sai, tại sao? Biết rằng, tam đoạn luận đơn này có trung từ là chủ từ trong đại tiền đề và là vị từ trong tiểu tiền đề?

A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.

B. Sai, vì đại từ không chu diên ở tiền đề nhưng lại chu diên ở kết luận.

C. Sai, vì cả 2 tiền đề đều là phán đoán khẳng định mà kết luận là phán đoán phủ định.

D. B và C đều đúng.

2. Đáp án trắc nghiệm Logic học - Phần 5

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 16

B

Câu 2

D

Câu 17

D

Câu 3

D

Câu 18

D

Câu 4

D

Câu 19

C

Câu 5

A

Câu 20

A

Câu 6

C

Câu 21

B

Câu 7

C

Câu 22

C

Câu 8

D

Câu 23

C

Câu 9

D

Câu 24

A

Câu 10

B

Câu 25

D

Câu 11

C

Câu 26

D

Câu 12

D

Câu 27

B

Câu 13

D

Câu 28

A

Câu 14

A

Câu 29

C

Câu 15

D

Câu 30

D

------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 5, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Logic học

    Xem thêm