Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 2
Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 2 có đáp án
VnDoc.com xin mời các bạn tham khảo bộ Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 2 có đáp án đi kèm, nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập!
Câu 1: Quy luật lôgic là gì? Những quy luật cơ bản của Logic?
Quy luật lôgic là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, bền vững giữa các tư tưởng, được lặp lại trong các quá trình tư duy.
Các quy luật cơ bản của lôgic hình thức bao gồm:
- Quy luật đồng nhất
- Quy luật không mâu thuẫn
- Quy luật loại trừ cái thứ ba
- Quy luật lý do đầy đủ
Câu 2: Trình bày nội dung của quy luật Đồng nhất? Quy luật này cần những yêu cầu gì? Ý nghĩa của quy luật đồng nhất?
Nội dung quy luật :
- Trong quá trình suy nghĩ, lập luận, mọi tư tưởng ( khái niệm hay phán đoán) phải đồng nhất với chính nó. Đồng nhất ở đây được hiểu là sự giống nhau của các đối tượng trong quan hệ nào đó.
- Có thể diễn đạt quy luật trên bằng công thức: a = a hoặc a Þ a
- Do trong ngôn ngữ có những từ đa nghĩa, cho nên có người cố ý dùng từ đa nghĩa để tạo nên những khái niệm mập mờ, nước đôi nhằm ngụy biện cho một vấn đề nào đó.
- Trong chứng minh, sự vi phạm quy luật đồng nhất biểu hiện ở chỗ luận đề không có tính xác định rõ ràng do nội hàm của một số khái niệm có mặt trong luận đề đó không được xác định một cách rõ ràng. Cũng có khi do vô tình hay cố ý thay thế luận đề của phép chứng minh. Sự vi phạm quy luật đồng nhất còn biểu hiện ở chỗ đồng nhất các khái niệm có nội hàm khác nhau và ngoại diên khác nhau.
Yêu cầu
Quy luật đồng nhất yêu cầu:
- Không được thay đổi nội dung tư tưởng một cách tùy tiện, vô căn cứ. Chỉ nên thay đổi tư tưởng khi bản thân sự vật có sự thay đổi, tư tưởng cũ không còn phù hợp với nó hoặc thực tế đã cho thấy rằng tư tưởng ấy là sai lầm.
- Những tư tưởng được tái tạo phải đồng nhất với tư tưởng ban đầu. Tất nhiên, qui luật không đòi hỏi đến mức phải tái tạo một ý kiến nào đó đúng từng câu, từng chữ. Tư tưởng được tái tạo có thể được thể hiện dưới một hình thức ngôn ngữ khác nhưng phải bảo đảm nội dung của nó vẫn không bị thay đổi, bóp méo...
- Cần xác định rõ nội hàm, ngoại diên của những khái niệm cơ bản trước khi trao đổi, tranh luận xoay quanh một chủ đề nào đó.
- Không được đồng nhất những điều vốn không đồng nhất và cũng không được cho những tư tưởng vốn đồng nhất với nhau là không đồng nhất.
- Vì bản thân sự vật trong trạng thái ổn định là có tính xác định cho nên tư tưởng phản ánh về nó phải được diễn đạt một cách chính xác, rõ ràng, không được mập mờ, đa nghĩa.
Không được đánh tráo khái niệm, đánh tráo ngôn từ hoặc đánh tráo luận đề trong quá trình tư tưởng. Đánh tráo khái niệm là vẫn giữ nguyên từ ngữ, tên gọi nhưng nghĩa của nó lại bị thay đổi. Đánh tráo ngôn từ tức là không gọi tên của sự vật đúng như qui ước của xã hội mà gọi nó bằng một tên khác nhằm che dấu sự thật không muốn cho người khác biết.
Ý nghĩa quy luật
- Giúp tư duy mạch lạc, sắc sảo, nhất quán.
- Tự giác hơn khi chọn từ, xác định khái niệm... trong quá trình lập luận.
- Phát hiện ra những ngụy biện, thủ thuật vi phạm các yêu cầu của quy luật đồng nhất.
- Vận dụng quy luật đồng nhất để có thể tạo ra những câu chuyện cười hóm hỉnh bằng cách cho nhân vật vi phạm các yêu cầu của quy luật đồng nhất.
Câu 3: Trình bày nội dung của quy luật Mâu thuẫn? Quy luật này cần những yêu cầu gì? Ý nghĩa của quy luật Mâu thuẫn?
Nội dung quy luật: Đối với cùng một đối tượng, trong cùng một thời gian, cùng một mối quan hệ thì không thể có hai ý kiến trái ngược nhau mà cùng là đúng. Một trong hai ý kiến phải là sai.
Yêu cầu
- Quy luật không mâu thuẫn đòi hỏi:
- Trong tư duy không được dung chứa những mâu thuẫn trực tiếp cũng như mâu thuẫn gián tiếp.
- Không được đồng thời khẳng định những điều mà trong thực tế là loại trừ lẫn nhau.
Tính nhất quán, tính phi mâu thuẫn lôgic là tiêu chuẩn của bất cứ lập luận khoa học nào. - Một tư duy đúng đắn, yêu cầu trong kết cấu của nó, không bao giờ có mâu thuẫn lôgic.
Ý nghĩa quy luật
- Tuân theo yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính chặt chẽ, nhất quán, đồng bộ của hệ thống các chủ trương, chính sách, giải pháp hoạt động của các ngành và địa phương. Đó chính là ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quy luật phi mâu thuẫn lôgic đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
Câu 4: Trình bày nội dung của quy luật Loại trừ cái thứ 3? Quy luật này cần những yêu cầu gì? Ý nghĩa của quy luật này?
Nội dung quy luật
- Hai phán đoán mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau không thể cùng giả dối, một trong hai phán đoán phải chân thực. Quy luật loại trừ cái thứ ba được thể hiện qua công thức định là tín nhiệm hoặc không tín nhiệm, ta còn gặp loại phiếu thứ ba là phiếu trắng, không có ý kiến. Trong những trường hợp này phải vận dụng lôgic 3 giá trị: đúng, sai và không xác định.
- Nếu quy luật không mâu thuẫn khẳng định: trong hai phán đoán mâu thuẫn phải có ít nhất một phán đoán sai thì quy luật loại trừ cái thứ ba khẳng định: trong hai phán đoán ấy phải có ít nhất một phán đoán đúng. Nếu quy luật không mâu thuẫn không cho phép đồng thời thừa nhận cả hai phán đoán mâu thuẫn thì quy luật bài trung đòi hỏi phải lựa chọn một phán đoán đúng trong hai phán đoán mâu thuẫn với nhau.
- Cả ba quy luật đồng nhất, không mâu thuẫn, loại trừ cái thứ ba thống nhất với nhau, thậm chí có thể xem quy luật không mâu thuẫn là biểu hiện của quy luật đồng nhất dưới hình thức phủ định còn quy luật loại trừ cái thứ ba là biểu hiện của quy luật không mâu thẫn dưới hình thức lựa chọn
Yêu cầu
- Quy luật bài trung là cơ sở của phương pháp chứng minh phản chứng. Trong hai phán đoán mâu thuẫn với nhau và nếu chứng minh được phán đoán là sai thì phán đoán thì suy ra phán đoán còn lại là đúng.
- Tuy nhiên, quy luật loại trừ cái thứ ba chỉ là quy luật của lôgic cổ điển hai giá trị. Việc vận dụng chúng chỉ giới hạn trong những tình huống xác định mà thôi, bởi vì trong thực tế có những sự vật nằm trong tình huống quá độ, chưa định hình thì việc lựa chọn một trong hai khả năng khẳng định hoặc phủ định sẽ trở nên không phù hợp mà cần phải có tình huống thứ ba là không xác định. Chẳng hạn trong việc bỏ phiếu tín nhiệm, bên cạnh hai loại phiếu có tính xác
Câu 5: Trình bày nội dung và yêu cầu của quy luật có lý do đầy đủ?
Nội dung quy luật
- Một tư tưởng được xem là đáng tin cậy cần phải có đầy đủ căn cứ.
Bất cứ luận điểm nào muốn được coi là chân thực thì phải có đầy đủ những luận điểm chân thực khác làm căn cứ (lý do). - Cơ sở của qui luật có căn cứ đầy đủ là quan hệ nhân quả trong hiện thực: mọi vật tồn tại đều có nguyên nhân của nó. Tuy nhiên qui luật có căn cứ đầy đủ không đồng nhất với quan hệ nhân quả. Căn cứ lôgic đôi khi chỉ là tính liên tục giản đơn về thời gian hoặc cùng tồn tại trong một thời gian. Lôgic có thể đi theo chiều ngược lại với quan hệ nhân quả: từ kết quả suy ra nguyên nhân...
- Căn cứ đơn giản nhất là trực tiếp đối chiếu tư tưởng với hiện thực. Nhưng trong thực tế, không phải bao giờ người ta cũng có thể chứng minh tư tưởng bằng cách đối chiếu với hiện thực mà tư tưởng ấy chỉ có thể chứng minh bằng việc thiết lập quan hệ lôgic của nó với những tư tưởng khác đã được chứng minh hoặc đã được công nhận là đúng. Ở đây, ta thấy rõ tính độc lập tương đối của của tư duy so với tồn tại. Tư duy không chỉ đơn giản là phản ánh của tồn tại, phụ thuộc vào tồn tại mà bản thân tư duy còn vận động phát triển trên cơ sở những tư tưởng đã có. Trong tư duy, những ý nghĩ, những tư tưởng liên hệ, ràng buộc lẫn nhau, tư tưởng này nảy sinh từ những tư tưởng khác, tư tưởng khác là cơ sở, là chỗ dựa của tư tưởng này... Những kết luận đáng tin cậy phải có căn cứ đầy đủ, đảm bảo sự thống nhất giữa thực tế và lôgic.
Yêu cầu
- Quy luật có căn cứ đầy đủ đòi hỏi mọi tư tưởng phải được chứng minh từ những luận cứ chân thực đã được chứng minh, chống lại sự tùy tiện, chủ quan trong lập luận.
- Cần rút ra những luận điểm chân thực mới từ những luận điểm chân thực khác chứ không được lập luận cho những tư tưởng giả dối, phải tính toán sao cho có thể sử dụng hết toàn bộ các lý do để chứng minh tính chân thực của mỗi luận điểm.
- Khi chứng minh tính chân thực của tư tưởng về đối tượng nào đó nhờ các tư tưởng chân thực khác (cơ sở) cần dựa vào các mối liên hệ tất yếu, bên trong, bản chất giữa các đối tượng.
- Quy luật có căn cứ đầy đủ là quy luật có tính chất nội dung nên không được diễn đạt dưới dạng công thức như 3 quy luật trên.
- Theo quan điểm của các nhà lôgic học hiện đại thì mỗi công thức hằng đúng đều có thể xem là một luật (quy luật). Các quy luật trên được xem là những quy luật cơ bản vì nó chi phối toàn bộ quá trình tư duy, bất kể dưới hình thức cụ thể nào, nó là cơ sở cho những thao tác đúng đắn về khái niệm, phán đoán, suy luận trong quá trình chứng minh hoặc bác bỏ.
Ý nghĩa quy luật
- Trong quá trình tư duy tuân thủ các quy luật cơ bản trên đây sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và trình bày tư tưởng của mình một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc, dễ hiểu. Việc ứng dụng các quy luật này còn giúp chúng ta phát hiện các sai lầm trong lập luận của người khác hoặc của chính mình, nhằm phản bác, vạch trần sự ngụy biện hoặc để tránh sai lầm. Giúp chúng ta tư duy, lập luận có căn cứ, nâng cao tính thuyết phục cho lập luận: nói có sách mách có chứng.
- Phát hiện ra những luận điểm sai trái, vu khống vô căn cứ của những kẻ ngụy biện
------------------------
Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 2, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.