Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 4

Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 4 có đáp án

VnDoc.com xin mời các bạn tham khảo bộ Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 4 có đáp án đi kèm, nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập!

Câu 1: Phán đoán là gì? Cho ví dụ về Phán đoán?

Phán đoán là hình thức của tư duy nhờ kết hợp các khái niệm có thể khẳng định hay phủ định về sự tồn tại của đối tượng nào đó, về mối liên hệ giữa đối tượng với dấu hiệu của nó hay về quan hệ giữa các đối tượng.

Ví dụ:

  • Trái đất quay quanh mặt trời.
  • Đồng là kim loại.
  • Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng.

Câu 2: Cấu trúc của Phán đoán?

Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ mối liên hệ giữa hai khái niệm và được liên kết với nhau bởi hệ từ "là" hoặc "không là". Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành từ nhiều phán đoán đơn.

  • Khái niệm chỉ đối tượng của sự suy nghĩ gọi là chủ từ, ký hiệu: S (subjectum).
  • Khái niệm chỉ tính chất, quan hệ của đối tượng gọi là tân từ, ký hiệu: P (praedicatum).

Công thức chung của phán đoán đơn:

S là P

Hoặc

S không là P

Ngoài ra có thể đặt trước chủ từ S một lượng từ phổ dụng: " (All: Tất cả, toàn thể), hoặc lượng từ tồn tại: $ (Existence: Sự tồn tại). Khi đó ta có công thức tổng quát của phán đoán đơn như sau: Lượng từ + S + Hệ từ + P

Câu 3: Trình bày nội dung những hình thái cơ bản của phán đoán?

Tuỳ thuộc vào sự khẳng định hay phủ định dấu hiệu của đối tượng tư tưởng, phán đoán đơn chia ra thành phán đoán đặc tính, phán đoán quan hệ, phán đoán hiện thực, phán đoán nhất quyết.

a/ Phán đoán đặc tính

Phán đoán đặc tính là phán đoán về dấu hiệu của đối tượng. Trong phán đoán đặc tính phản ánh sự khẳng định hay phủ định mối liên hệ của đối tượng với dấu hiệu của nó.

Ví dụ: - Hoa mai có mùi thơm.

- Đồng dẫn điện rất tốt.

- Kim cương là chất có độ rắn rất cao.

b/ Phán đoán nhất quyết

Trong lôgic truyền thống phán đoán đặc tính cÒn gọi là phán đoán nhất quyết, tức là phán đoán biểu thị dấu hiệu thuộc hay không thuộc về đối tượng. Phán đoán nhất quyết được phân chia theo chất lượng của từ nối và số lượng của chủ ngữ.

- Căn cứ vào chất lượng của từ nối có thể chia phán đoán nhất quyết thành phán đoán khẳng định và phán đoán phủ định.

+ Nếu từ nối chỉ ra dấu hiệu thuộc về đối tượng thì đó là phán đoán khẳng định.

Ví dụ: - Mọi tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

- Một số sinh viên là cầu thủ bóng đá.

+ Nếu từ nối chỉ ra dấu hiệu không thuộc về đối tượng thì đó là phán đoán phủ định.

Ví dụ: - Mọi vật đều không tồn tại vĩnh viễn.

- Một số sinh viên không là cầu thủ bóng đá.

- Phân chia theo số lượng của chủ ngữ thì có thể chia phán đoán thành phán đoán đơn nhất, phán đoán riêng và phán đoán chung.

+ Phán đoán đơn nhất là phán đoán mà chủ ngữ chỉ nêu lên một đối tượng duy nhất. Ví dụ: Hùng là sinh viên.

+ Phán đoán riêng là phán đoán mà chủ ngữ bao gồm một phần đối tượng của lớp, dấu hiệu nhận biết là xuất hiện các lượng từ như: “một số”, “có những”, “phần lớn”…

Ví dụ: Phần lớn sinh viên Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt Hàn đều học giỏi.

Phán đoán riêng bao gồm phán đoán riêng xác định và phán đoán riêng không xác định.

+ Phán đoán chung là phán đoán trong đó ngoại diên của chủ ngữ nêu lên toàn bộ đối tượng của một lớp, dấu hiệu nhận biết là xuất hiện các lượng từ “tất cả”, “mọi”…

Ví dụ: Tất cả sinh viên đều tốt nghiệp phổ thông trung học.

Phán đoán chung bao gồm phán đoán nhấn mạnh và phán đoán loại trừ.

c/ Phán đoán quan hệ

Là phán đoán phản ánh quan hệ giữa các đối tượng. Phán đoán quan hệ có thể biểu thị các quan hệ của nhiều đối tượng.

Ví dụ: - Huế nằm giữa Đà Nẵng với Quảng Bình.

- Bình là anh của Lan.

d/ Phán đoán hiện thực

Phán đoán hiện thực là phán đoán khẳng định hay phủ định sự tồn tại của đối tượng trong thực tại.

Ví dụ: Các kết quả đều được khởi đầu bởi một hay nhiều nguyên nhân.

Câu 4: Những dạng cơ bản của phán đoán đặc tính?

  • Phán đoán chung khẳng định
  • Phán đoán chung phủ định
  • Phán đoán riêng khẳng định
  • Phán đoán riêng phủ định

Câu 5: Mối quan hệ giữa các phán đoán đơn được biểu diễn như thế nào?

Giữa các phán đoán đơn: A, I, E, O có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong lôgic cổ điển, quan hệ giữa chúng được biểu thị trên một hình vuông với bốn đỉnh là các phán đoán đơn tương ứng. Hình vuông này được gọi là hình vuông lôgic:

Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 4

Quan hệ mâu thuẫn

  • Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa các phán đoán đơn có cùng các khái niệm S, P nhưng trái ngược nhau về lượng từ lẫn hệ từ. Đó là quan hệ giữa các phán đoán A và O, giữa E và I.
  • Các phán đoán có quan hệ mâu thuẫn luôn có giá trị chân lý trái ngược nhau: Nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai và ngược lại.

Quan hệ thứ bậc là quan hệ giữa các phán đoán đơn có cùng các khái niệm S, P cùng hệ từ, nhưng trái ngược nhau về lượng từ. Đó là quan hệ giữa các phán đoán A và I, giữa E và O.

Trong quan hệ thứ bậc:

  • Nếu phán đoán chung là đúng thì phán đoán riêng cũng đúng. Nếu phán đoán chung là sai thì không xác định được giá trị chân lý của phán đoán riêng.
  • Nếu phán đoán riêng là sai thì phán đoán chung cũng sai. Nếu phán đoán riêng là đúng thì không xác định được giá trị chân lý của phán đoán chung.

Câu 6: Phán đoán phức là gì? Các phép toán của phán đoán phức?

Phán đoán phức là phán đoán đoán được tạo thành từ các phán đoán đơn nhờ liên từ lôgic (các hằng lôgic).

Các phép toán

  • Phép hội
  • Phép tuyển
  • Phép kéo theo
  • Phép tương đương
  • Phép phủ định
  • Các phép toán tương đương

Câu 7: Suy luận là gì? cho ví dụ? Kể tên các loại suy luận?

Suy luận là hình thức của tư duy nhằm rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán đã có. Nếu như phán đoán là sự liên hệ giữa các khái niệm, thì suy luận là sự liên hệ giữa các phán đoán. Suy luận là quá trình đi đến một phán đoán mới từ những phán đoán cho trước.

Ví dụ:

Từ hai phán đoán đã có:

- Mọi kim loại đều dẫn điện.

- Nhôm là kim loại.

Ta rút ra một phán đoán mới:

- Nhôm dẫn điện.

Các loại suy luận.

Tuy theo đặc điểm của suy luận, thông thường người ta chia suy luận thành hai loại: Suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp, gọi tắt là suy diễn và quy nạp. Ngoài ra, còn có suy luận tương tự. Có thể coi suy luận tương tự là một trường hợp của suy luận diễn dịch, song khác với các suy luận diễn dịch thông thường, kết luận của các suy luận tương tự, không tất yếu đúng.

------------------------

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 4, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Logic học

    Xem thêm