Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 8

VnDoc.com sưu tầm và gửi tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 8 có đáp án. Hi vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

1. Trắc nghiệm Logic học - Phần 8

Câu 1. Có ba GV tên là: Toán, Lý, Hóa; Mỗi người dạy một trong ba môn là: môn toán, môn lý, môn hóa; Ba mệnh đề sau đây chỉ có một mệnh đề đúng: 1) GV Toán dạy môn hóa; 2) GV Lý không dạy môn hóa; 3) GV Hóa không dạy môn lý. Hỏi GV nào dạy môn gì?

A. GV Toán dạy toán, GV Lý dạy lý, GV Hoá dạy hóa.

B. GV Toán dạy lý, GV Lý dạy hóa, GV Hoá dạy toán.

C. GV Toán dạy hóa, GV Hoá dạy lý, GV Lý dạy toán.

D. GV Toán dạy lý, GV Lý dạy toán, GV Hoá dạy hóa.

Câu 2. Nếu mệnh đề “Trong hội nghị này (THNN) có người tán thành ý kiến ấy” là đúng, thì mệnh đề nào sau đây cũng đúng?

A. THNN không phải không có người tán thành ý kiến ấy.

B. THNN không có ai không tán thành ý kiến ấy.

C. THNN có vài người không tán thành ý kiến ấy.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Nếu mệnh đề “Trong hội nghị này (THNN) có người tán thành ý kiến ấy (TTYKÂ)” là sai, thì mệnh đề nào sau đây sẽ đúng?

A. THNN không phải không có người TTYKÂ.

B. THNN không có ai không TTYKÂ.

C. THNN có vài người không TTYKÂ.

D. B và C đều đúng.

Câu 4. Bốn bạn X, Y, Z, W vừa thi đấu cờ vua trở về. Có ba em đạt ba giải (nhất, nhì, ba) và một em không đạt giải. Khi được hỏi về kết quả, các em trả lời như sau: X trả lời: “Mình đạt giải nhì hoặc ba”; Y trả lời: “Mình đã đạt giải”; Z trả lời: “Mình đạt giải nhất”; W trả lời: “Mình không đạt giải”. Biết có 3 bạn nói thật, 1 bạn nói đùa. Hỏi bạn nào nói đùa?

A. Bạn Z nói đùa.

B. Bạn Y nói đùa.

C. Bạn X nói đùa.

D. Bạn W nói đùa.

Câu 5. P nói: “… xin thưa để cho rõ rằng, nếu mọi người đều trở thành học giả hay làm ông lớn cả thì lấy ai đi cày hay buôn bán nữa. Rồi nhân loại chết đói hết”. Q cố bác bẻ: “Nhưng nếu ai cũng đi cày hay đi buôn cả thì còn ai thông hiểu học vấn nữa. Rồi nhân loại dốt hết”. Suy luận rút gọn của P và Q là suy luận gì, có hợp logic không?

A. TĐL kéo theo, hình thức khẳng định, hợp logic.

B. TĐL kéo theo, hình thức phủ định, hợp logic.

C. TĐL kéo theo, hình thức khẳng định, không hợp logic.

D. TĐL kéo theo, hình thức phủ định, không hợp logic.

Câu 6. Có cuộc thoại: Chàng trai - “Nếu em lấy anh thì anh sẽ không để cho em phải khổ”. Cô gái - “Vậy, anh muốn nói rằng, nếu không lấy anh thì đời em sẽ khổ chứ gì?”. Kết luận của cô gái rút ra dựa trên suy luận gì, có hợp logic không?

A. Tam đoạn luận tĩnh lược, hợp logic.

B. Diễn dịch trực tiếp, hợp logic.

C. Diễn dịch trực tiếp, không hợp logic.

D. Kiểu đổi chỗ, không hợp logic.

Câu 7. Có ba ông thợ cắt tóc X, Y, Z (một ông thợ giỏi, một ông thợ trung bình, một ông thợ vụng) tháng nào cũng cắt tóc cho nhau. Hãy cho biết tay nghề của từng ông thợ, nếu quan sát thấy: Tháng đầu, đầu ông X được cắt trung bình, đầu ông Y được cắt đẹp, đầu ông Z bị cắt xấu. Tháng sau, đầu ông X được cắt đẹp, đầu ông Y bị cắt xấu, đầu ông Z được cắt trung bình.

A. X – thợ cắt đẹp; Y – thợ cắt trung bình; Z – thợ cắt xấu.

B. Z – thợ cắt đẹp; X – thợ cắt trung bình; Y – thợ cắt xấu.

C. Y – thợ cắt trung bình; Z – thợ cắt đẹp; X – thợ cắt xấu.

D. Y – thợ cắt đẹp; Z – thợ cắt trung bình; X – thợ cắt xấu.

Câu 8. “Hắn chửi như những người say rượu hát. Giá mà hắn biết hát thì hắn đã không chửi. Nhưng khổ cho đời và khổ cho người là hắn lại không biết hát. Vậy thì hắn chửi, cũng như chiều nay hắn chửi”. Đoạn văn trên thể hiện suy luận gì? Có hợp logic không?

A. Tam đoạn luận (TĐL) giả định, hợp logic.

B. TĐL điều kiện, hợp logic.

C. TĐL giả định, không hợp logic.

D. TĐL điều kiện, không hợp logic.

Câu 9. “Nó mà sống thì là một chuyện màu nhiệm, mà chuyện màu nhiệm thì không còn xảy ra ở cái thế giới này nữa”. Đoạn văn trên thể hiện suy luận gì? có hợp logic không?

A. Tam đoạn luận (TĐL) kéo theo, hình thức phủ định, không hợp logic.

B. TĐL kéo theo thuần tuý, tĩnh lược kết luận, hợp logic.

C. TĐL kéo theo, hình thức phủ định, hợp logic.

D. Diễn dịch trực tiếp, kiểu kéo theo, hợp logic.

Câu 10. “Không có sách thì không có tri thức. Không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. Đoạn văn này thể hiện suy luận gì? Có hợp logic không?

A. Tam đoạn luận (TĐL) kéo theo, hợp logic.

B. TĐL kéo theo thuần túy, không hợp logic.

C. Diễn dịch trực tiếp, hợp logic.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 11. “Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa”. Đoạn văn này thể hiện suy luận gì? Có hợp logic hay không?

A. Tam đoạn luận (TĐL) kéo theo, hình thức khẳng định, bớt kết luận, hợp logic.

B. TĐL kéo theo, hình thức khẳng định, bớt kết luận, không hợp logic.

C. TĐL kéo theo, hình thức phủ định, bớt tiểu tiền đề, hợp logic.

D. Tam đoạn luận, không hợp logic.

Câu 12. “Bao giờ cây lúa còn bông, thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”. Câu ca dao này thể hiện suy luận gì? Có hợp logic không?

A. Tam đoạn luận kéo theo (TĐLKT), không hợp logic.

B. TĐLKT, hình thức phủ định, bớt đại tiền đề và kết luận, hợp logic.

C. TĐLKT, hình thức khẳng định, bớt tiểu tiền đề và kết luận, hợp logic.

D. Diễn dịch trực tiếp, bớt kết luận, hợp logic.

Câu 13. “Không hiệp ý thì đã chẳng đến đây; đã đến đây tức là không ai không hiệp ý”. Đoạn văn này thể hiện suy luận gì? Có hợp logic không?

A. Tam đoạn luận (TĐL) kéo theo thuần tuý, bớt kết luận, hợp logic.

B. TĐL kéo theo, hình thức phủ định, bớt kết luận, hợp logic.

C. TĐL kéo theo thuần tuý, bớt đại tiền đề, không hợp logic.

D. Diễn dịch trực tiếp kiểu kéo theo, hợp logic.

Câu 14. “Vợ tôi là đàn bà; cô là đàn bà; vậy, cô là vợ tôi”. Kết luận sai lầm này có thể bác bỏ bằng cách nào?

A. Chỉ ra luận cứ không chân thực.

B. Chỉ ra luận cứ không là lý do đầy đủ.

C. Chỉ ra lập luận không hợp lôgích.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15. Suy luận: “Nghèo đói thì không học hành được; Không học hành được thì dốt nát; Dốt nát thì không biết cách làm ăn; Không biết cách làm ăn thì lại đói nghèo. Như vậy, đói nghèo lại sinh ra nghèo đói” là đúng hay sai, vì sao?

A. Sai, vì luẩn quẩn.

B. Sai, vì quá bi quan.

C. Sai, vì trên thực tế không học hành được cũng chưa chắc chắn là dốt nát.

D. Đúng về hình thức, nhưng kết luận sai, vì có tiền đề sai.

Câu 16. Qua lời thoại sau hãy xác định lý luận của Y là gì? X: Tôi cho rằng anh không tuân theo quy tắc giao thông như vậy là sai. Phải sửa chữa.

Y: Không tuân theo cũng chẳng có gì là ghê gớm cả!

X: Mọi người ai cũng không tuân theo thì trên đường sẽ loạn.

Y: Tôi không cãi nổi với anh, mà anh cũng chả giỏi giang gì, anh thử nói giao thông là gì xem nào?

A. Ngụy biện đòi hỏi quá đáng.

B. Ngụy biện công kích đối phương.

C. Ngụy biện đánh lạc hướng.

D. Lập luận vòng quanh, dài dòng.

Câu 17. Ba công ty S1, S2, S3 thỏa thuận với nhau: “Nếu S1 không đầu tư vào một lĩnh vực nào đó thì S2 cũng không được đầu tư vào lĩnh vực đó. Nhưng, nếu S1 đầu tư vào một lĩnh vực nào đó thì cả S2 và S3 đều phải đầu tư vào lĩnh vực đó”. Hỏi, nếu S2 đầu tư vào lĩnh vực địa ốc thì S3 có phải đầu tư vào lĩnh vực địa ốc hay không?

A. Đầu tư mà bất chấp S1 có đầu tư hay không.

B. Đầu tư khi S1 đầu tư.

C. Đầu tư khi S1 không đầu tư.

D. Không đầu tư khi S1 đầu tư.

Câu 18. Ông B có quan hệ gì với bà A; nếu biết, Mẹ chồng bà A có 2 chị em mà em vợ của ông B là cậu của chồng bà A?

A. Ông B là bác chồng bà A.

B. Ông B là cậu chồng bà A.

C. Ông B là ba chồng bà A.

D. Ông B là dượng chồng bà A.

Câu 19. Mệnh đề nào tương đương với: “Lượng sắt trong cơ thể (CT) của chúng ta là không đáng kể, nhưng lượng sắt đó lại hoàn toàn không thể thiếu được đối với việc duy trì sự sống cho con người (CN)”?

A. Muốn sống thì CT của CN cần phải có sắt.

B. Lượng sắt đáng kể trong CT của chúng ta là lượng sắt không duy trì sự sống cho CN.

C. Điều kiện cần và đủ để CN sống được là trong CT của CN phải có sắt.

D. Lượng sắt không đáng kể trong CT của chúng ta là lượng sắt không thể thiếu được đối với việc duy trì sự sống cho CN.

Câu 20. Ba bạn X, Y và Z thỏa thuận với nhau như sau: 1) Nếu X không tán thành một vấn đề nào đó thì Y cũng không tán thành vấn đề đó; 2) Nếu X tán thành một vấn đề nào đó thì cả Y lẫn Z đều phải tán thành vấn đề đó. Hỏi, nếu Y tán thành một vấn đề nào đó thì Z có tán thành vấn đề đó hay không?

A. Tán thành, khi X tán thành.

B. Không tán thành, khi X không tán thành.

C. Tán thành, khi X không tán thành.

D. Không tán thành, khi X tán thành.

Câu 21. Xác định cặp khái niệm có quan hệ đồng nhất trong các cặp khái niệm sau:

A. “Nhà tư bản” và “Kẻ bóc lột giá trị thặng dư”.

B. “Doanh nghiệp cơ khí” và “Doanh nghiệp thủ công”.

C. “Giám đốc” và “Cử nhân kinh tế”.

D. “Doanh nghiệp” và “Công ty lương thực”.

Câu 22. Hai khái niệm: “Người lao động” & “Người bị bóc lột lao động làm thuê” có các quan hệ sau. Hãy xác định câu trả lời Đúng.

A. Mâu thuẫn

B. Giao nhau

C. Ngang hàng

D. Bao hàm

Câu 23. Trong các khái niệm sau, khái niệm nào có ngoại diên rộng nhất?

A. Giám đốc doanh nghiệp nhà nước

B. Người lao động

C. Giám đốc doanh nghiệp

D. Cán bộ quản lý

Câu 24. Hãy chọn câu phát biểu đúng nhất. Logic học nghiên cứu:

A. Logic học là khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới khách quan

B. Tư tưởng đạt tới mức độ nào về sự vật khách quan

C. Cấu tạo tư tưởng trong quá trình phản ánh sự vật khách quan

D. Nội dung mà sự vật khách quan phản ánh vào trong tư tưởng

Câu 25. Khái niệm “Doanh nghiệp” được phân chia thành: “Doanh nghiệp lớn”; “Doanh nghiệp vừa”; “Doanh nghiệp nhỏ”; “Doanh nghiệp tư nhân”. Hãy xác định những quy tắc mà sự phân chia nói trên đã vi phạm:

A. Không được thay đổi cơ sở phân chia

B. Các bộ phận thu được sau khi phân chia phải loại trừ nhau

C. Phân chia phải cân đối

D. Vi phạm cả 3 quy tắc

Câu 26. Có người định nghĩa: “Ôtô là phương tiện giao thông cơ giới”. Hỏi: Định nghĩa trên vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc định nghĩa ghi dưới đây.

A. Định nghĩa không được luẩn quẩn.

B. Định nghĩa phải cân đối.

C. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.

D. Định nghĩa không được phủ định.

Câu 27. Cho định nghĩa khái niệm: "Logic học là khoa học nghiên cứu về tư duy”. Định nghĩa trên vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc định nghĩa khái niệm. Hãy chọn phương án đúng:

A. Định nghĩa quá rộng.

B. Không vi phạm quy tắc nào cả.

C. Định nghĩa vừa quá rộng, vừa quá hẹp.

D. Định nghĩa quá hẹp.

Câu 28. Xác định cặp khái niệm có quan hệ đối lập trong các khái niệm sau:

A. Kinh doanh và lợi nhuận.

B. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ và xã hội không phải cộng sản nguyên thuỷ.

C. Tiền mặt và vàng.

D. Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.

Câu 29. Định nghĩa “Dịch vụ là một lĩnh vực kinh doanh” vi phạm quy tắc định nghĩa nào?

A. Quy tắc định nghĩa phải cân đối

B. Quy tắc định nghĩa không được quanh quẩn

C. Quy tắc định nghĩa phải rõ ràng (tường minh)

D. Quy tắc định nghĩa không được phủ định

Câu 30. Nếu phân chia khái niệm “ánh sáng” thành 3 khái niệm “ánh sáng nhân tạo”, “ánh sáng mặt trời”, “ánh sáng mặt trăng” là vi phạm quy tắc phân chia khái niệm sau đây:

A. Phân chia phải cân đối

B. Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau

C. Phân chia theo một cơ sở nhất định

D. Vi phạm tất cả các phương án

2. Đáp án trắc nghiệm Logic học - Phần 8

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 16

C

Câu 2

A

Câu 17

B

Câu 3

B

Câu 18

C

Câu 4

A

Câu 19

C

Câu 5

C

Câu 20

A

Câu 6

C

Câu 21

A

Câu 7

C

Câu 22

D

Câu 8

A

Câu 23

B

Câu 9

C

Câu 24

A

Câu 10

D

Câu 25

D

Câu 11

A

Câu 26

B

Câu 12

C

Câu 27

A

Câu 13

D

Câu 28

D

Câu 14

C

Câu 29

A

Câu 15

D

Câu 30

D

------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 8, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Logic học

    Xem thêm