Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 6

Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 6 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Trắc nghiệm Logic học - Phần 6

Câu 1. Kiểu EIO đúng hay sai, vì sao? Biết rằng, tam đoạn luận đơn này có trung từ là chủ từ trong tiểu tiền đề và là vị từ trong đại tiền đề?

A. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.

B. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.

C. Đúng, vì tuân theo tất cả các quy tắc tam đoạn luận đơn.

D. Sai, vì tiểu từ không chu diên trong tiền đề, nhưng chu diên trong kết luận.

Câu 2. Kiểu AOI đúng hay sai tại sao; Biết rằng tam đoạn luận đơn này có trung từ là chủ từ trong tiểu tiền đề và là vị từ trong đại tiền đề?

A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.

B. Đúng, vì tuân theo tất cả các quy tắc tam đoạn luận.

C. Sai, vì tiểu từ chu diên trong tiền đề, nhưng không chu diên trong kết luận.

D. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.

Câu 3. “Chào mào thích ăn hạt kê; bởi vì chào mào là một loài chim; mà mọi loài chim đều thích ăn hạt kê”. Tam đoạn luận này đúng hay sai, tại sao?

A. Đúng, vì các tiền đề và kết luận đều đúng.

B. Đúng, vì tuân thủ tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn.

C. Sai, vì không phải loài chim nào cũng thích ăn hạt kê.

D. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán khẳng định.

Câu 4. “Đa số hạt cơ bản được tạo thành từ ba hạt quark; Proton là hạt cơ bản; Vậy, Proton được tạo thành từ ba hạt quark”. Tam đoạn luận đơn này đúng hay sai, tại sao?

A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.

B. Đúng, vì tuân thủ tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn.

C. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.

D. Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề nhưng chu diên trong kết luận.

Câu 5. Kiểu tam đoạn luận đơn AAI, thuộc hình 2 đúng hay sai, vì sao?

A. Sai, tiểu từ và đại từ chu diên trong tiền đề mà không chu diên trong kết luận.

B. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.

C. Sai, hai tiền đề là toàn thể mà kết luận lại là phán đoán bộ phận.

D. Đúng, vì thoả mãn tất cả các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn.

Câu 6. Kiểu tam đoạn luận đơn OAO, thuộc hình 4 đúng hay sai, vì sao?

A. Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề mà chu diên trong kết luận.

B. Đúng, vì thoả mãn tất cả các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn.

C. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.

D. Sai, tiểu từ không chu diên trong tiền đề mà chu diên trong kết luận.

Câu 7. Khi nào hai phán đoán có quan hệ mâu thuẫn với nhau?

A. Khi chúng không cùng đúng cùng sai.

B. Khi chúng có cùng thuật ngữ, không cùng đúng cùng sai.

C. Khi chúng không cùng đúng nhưng có thể cùng sai.

D. Khi chúng có cùng thuật ngữ hay phán đoán thành phần, không cùng đúng cùng sai.

Câu 8. Điều kiện cần và đủ để hai phán đoán đơn có quan hệ mâu thuẫn nhau là gì?

A. Khác nhau về chất.

B. Khác nhau về lượng.

C. Khác nhau cả về chất lẫn về lượng.

D. Khác nhau cả về chất, lượng lẫn chủ từ, vị từ.

Câu 9. Mâu thuẫn lôgích xuất hiện trong tư duy là do sự kết hợp hai tư tưởng có quan hệ gì lại với nhau?

A. Trái ngược (tương phản).

B. Mâu thuẫn (tương khắc).

C. Lệ thuộc (bao hàm).

D. Đồng nhất (tương đương).

Câu 10. Mệnh đề nào đã bị lược bỏ trong kiểu tam đoạn luận hợp logic: M+ a P- ; S+ a P-?

A. M+ i S-

B. M- o S+

C. S+ a M-

D. S- i M-

Câu 11. Mệnh đề nào đã bị lược bỏ trong kiểu tam đoạn luận hợp lôgích: M+ a P- ; M+ a S-?

A. S+ e P+

B. S- o P+

C. S+ a P-

D. S- i P-

Câu 12. Mệnh đề nào đã bị lược bỏ trong kiểu tam đoạn luận hợp lôgích: P+ a M- ; S+ e M+?

A. S+ e P+

B. S- o P+

C. S+ a P-

D. S- i P-

Câu 13. Mệnh đề nào đã bị lược bỏ trong kiểu tam đoạn luận hợp lôgích: P+ a M- ; S- i P-?

A. M+ a S-

B. S- i M-

C. S+ a M-

Câu 14. Suy luận: “Sinh viên kinh tế nào tốt nghiệp loại giỏi cũng dễ kiếm việc làm. Có một số sinh viên kinh tế không tốt nghiệp loại giỏi. Như vậy có một số sinh viên kinh tế không dễ tìm việc làm” có phải là tam đoạn luận đơn (nhất quyết) không, nếu phải thì nó đúng hay sai, tại sao?

A. Không phải là tam đoạn luận đơn (nhất quyết)

B. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận

C. Sai, vì đại tư không chu diên trong tiền đề, mà chu diên trong kết luận

D. Đúng, vì tuân thủ các quy tắc của tam đoạn luận đơn

Câu 15. Có bao nhiêu mệnh đề có quan hệ mâu thuẫn với 1 mệnh đề cho trước?

A. Một mệnh đề.

B. Hai mệnh đề.

C. Rất nhiều nhưng không vô số mệnh đề.

D. Vô số mệnh đề.

Câu 16. Có bao nhiêu mệnh đề có quan hệ tương phản với 1 mệnh đề cho trước?

A. Một mệnh đề.

B. Hai mệnh đề.

C. Nhiều mệnh đề.

D. Vô số mệnh đề.

Câu 17. Sơ đồ suy luận nào đúng?

A. [(a ∨ b) ∧ a] ⇒ ~b.

B. [(a ∨ b) ∧ a] ⇒ b.

C. [(a ∨ b) ∧ ~a] ⇒ ~b.

D. [(a ∨ b) ∧ ~a] ⇒ a.

Câu 18. Sơ đồ suy luận nào sai?

A. [(a ∨ b) ∧ ~a] ⇒ b.

B. [(a ∨ b) ∧ ~a] ⇒ b.

C. [(a ∨ b) ∧ a] ⇒ ~b.

D. [(a ∨ b) ∧ ~b] ⇒ a.

Câu 19. Sơ đồ suy luận nào sai?

A. [(a → b) ∧ ~b] ⇒ ~a.

B. [(a → ~b) ∧ a] ⇒ ~b.

C. [(~a → b) ∧ ~b] ⇒ a.

D. [(~a → ~b) ∧ b] ⇒ ~a.

Câu 20. Sơ đồ suy luận nào đúng?

A. [(a → b) ∧ ~a] ⇒ ~b.

B. [(a → b) ∧ b] ⇒ a.

C. [(a → b) ∧ ~b] ⇒ ~a.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 21. “Khi đột nhập vào nhà nạn nhân, bị cáo tuyên bố với nạn nhân rằng, bị cáo sẽ giết nạn nhân nếu nạn nhân không đưa tiền cho bị cáo. Điều này được bị cáo xác nhận là có. Bên cạnh đó cơ quan điều tra cũng đã có kết luận rằng, ngay sau lời tuyên bố của bị cáo, nạn nhân đã đưa tiền cho bị cáo. Vậy suy ra rằng, bị cáo đã không giết nạn nhân”. Suy luận này đúng hay sai; viết sơ đồ suy luận?

A. Sai; [(~p → r) ∧ p] → ~r.

B. Đúng; [(~p → r) ∧ p] → ~r.

C. Đúng; [(p → ~r) ∧ p] → ~r.

D. Sai; [(p → ~r) ∧ p] → ~r.

Câu 22. Cho suy luận: “Nếu Q uống quá nhiều rượu thì anh ấy say xỉn. Q không say xỉn. Vậy có nghĩa là anh ấy không uống, hoặc chỉ uống ít rượu”. Suy luận này đúng hay sai; viết sơ đồ suy luận?

A. Đúng; ((p → q) ∧ p) → q.

B. Đúng; ((p → q) ∧ ~p) → ~q.

C. Đúng; ((p → q) ∧ ~q) → ~p.

D. Sai; ((p → q) ∧ ~ q) → (r ∨ s).

Câu 23. “Nếu trời mưa mà ta không mặc áo mưa thì đi đường sẽ bị ướt; Vì vậy, nếu trời không mưa hoặc ta có mặc áo mưa thì đi đường sẽ không bị ướt”. Suy luận này đúng hay sai; viết sơ đồ suy luận?

A. Đúng; [(p ∧ q) → r] → [(~p ∨ ~q) → ~r].

B. Sai; [(p ∧ q) → r] → [(~p ∨ ~q) → ~r].

C. Đúng; [(p ∧ ~q) → r] → [(~p ∨ q) → ~r].

D. Sai; [(p ∧ q) → r] → [~(p ∧ q) → r].

Câu 24. Sơ đồ suy luận nào đúng?

A. {[(a → b) ∧ (c → d)] ∧ (b ∨ d)} ⇒ (a ∨ c).

B. {[(a → ~b) ∧ (c → ~d)] ∧ (b ∨ d)} ⇒ ~(a ∧ c).

C. {[(a → b) ∧ (c → d)] ∧ (~b ∨ ~d)} ⇒ (a ∨ c).

D. {[(a → b) ∧ (c → d)] ∧ (~b ∨ ~d)} ⇒ ~(a ∨ c).

Câu 25. Sơ đồ suy luận nào đúng?

A. {[(a → b) ∧ (a → d)] ∧ (b ∨ d)} ⇒ a.

B. {[(a → ~b) ∧ (c → ~b)] ∧ ~b} ⇒ (a ∨ c).

C. {[(a → b) ∧ (a → d)] ∧ (~b ∨ ~d)} ⇒ ~a.

D. {[(a → b) ∧ (a → d)] ∧ (~b ∨ ~d)} ⇒ a.

Câu 26. Thế nào là suy luận quy nạp?

A. SL từ tiền đề chứa tri thức riêng rút ra kết luận chứa tri thức bao quát mọi tri thức riêng đó.

B. SL đem lại tri thức tổng quát và gần đúng.

C. SL dựa trên mối liên hệ nhân quả để rút ra kết luận.

D. SL đi từ những quy luật, khái niệm tổng quát rút ra hệ quả tất yếu của chúng.

Câu 27. Cách phân loại quy nạp nào đúng?

A. QN hình thức, QN phóng đại và QN khoa học.

B. QN thông thường và QN toán học.

C. QN hoàn toàn và QN không hoàn toàn.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 28. “Sắt, đồng, chì dẫn điện; Sắt, đồng, chì, v.v. là kim loại; vậy, mọi kim loại đều dẫn điện” là suy luận gì?

A. Tam đoạn luận đơn hình 3, hợp logic.

B. Quy nạp hình thức.

C. Loại suy tính chất.

D. A, B, C đều sai.

Câu 29. Kết luận của quy nạp hoàn toàn có tính chất gì?

A. Bao quát, phong phú.

B. Chắc chắn, bao quát, không mới lạ.

C. Chắc chắn, ngắn gọn, phong phú.

D. Không tin cậy, ngắn gọn, sâu sắc.

Câu 30. Quy nạp khoa học có đặc điểm gì?

A. Được sử dụng trong khoa học để nghiên cứu mọi mối liên hệ nhân quả.

B. Không cần khảo sát nhiều trường hợp mà kết luận được rút ra luôn đúng.

C. Dựa trên mối liên hệ nhân quả để rút ra kết luận có độ tin cậy cao.

D. Chỉ dùng trong khoa học thực nghiệm, từ các sự kiện quan sát rút ra mọi định luật chung.

2. Đáp án trắc nghiệm Logic học - Phần 6

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 16

C

Câu 2

C

Câu 17

A

Câu 3

B

Câu 18

C

Câu 4

A

Câu 19

D

Câu 5

A

Câu 20

C

Câu 6

A

Câu 21

A

Câu 7

A

Câu 22

C

Câu 8

C

Câu 23

B

Câu 9

A

Câu 24

B

Câu 10

C

Câu 25

C

Câu 11

D

Câu 26

A

Câu 12

A

Câu 27

C

Câu 13

A

Câu 28

D

Câu 14

A

Câu 29

B

Câu 15

A

Câu 30

D

------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 6, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Logic học

    Xem thêm