Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 2
Trắc nghiệm Logic học có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 2 có đáp án đi kèm, nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập!
Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 1
Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 3
1. Trắc nghiệm Logic học - Phần 2
Câu 1. Cơ sở của phép chứng minh phản chứng là quy luật nào?
A. QL phi mâu thuẫn.
B. QL loại trừ cái thứ ba và QL đồng nhất.
C. QL loại trừ cái thứ ba và QL lý do đầy đủ.
D. QL loại trừ cái thứ ba và QL phi mâu thuẫn.
Câu 2. Quy luật loại trừ cái thứ ba và quy luật phi mâu thuẫn đảm bảo cho tư duy có được tính chất gì?
A. Tính xác định chính xác, rõ ràng rành mạch.
B. Tính có căn cứ, được luận chứng, xác minh, chứng minh.
C. Tính phi mâu thuẫn; tính có căn cứ, được luận chứng, xác minh, chứng minh.
D. Tính phi mâu thuẫn, liên tục, nhất quán.
Câu 3. Quy luật lý do đầy đủ đảm bảo cho tư duy có được tính chất gì?
A. Tính xác định chính xác, tính rõ ràng rành mạch.
B. Tính có căn cứ, được luận chứng, xác minh.
C. Tính phi mâu thuẫn; tính có căn cứ, được luận chứng, xác minh.
D. Tính phi mâu thuẫn, liên tục, nhất quán; tính chính xác, rõ ràng.
Câu 4. Mâu thuẫn (MT) nào xuất hiện một cách chủ quan, thể hiện dưới dạng cặp phán đoán trái ngược nhau và làm bế tắt tiến trình tư duy?
A. MT biện chứng.
B. MT của nhận thức.
C. MT của tư duy.
D. MT logic.
Câu 5. Mâu thuẫn (MT) nào xuất hiện một cách khách quan, dưới dạng thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, có vai trò là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, phát triển diễn ra trong thế giới?
A. MT xã hội.
B. MT tư duy.
C. MT tự nhiên.
D. Cả A, B và C.
Câu 6. Sử dụng từ ngữ một cách mập mờ, để sau đó có thể giải thích cùng một từ theo các cách khác nhau là vi phạm yêu cầu của quy luật (QL) nào?
A. QL đồng nhất.
B. QL lý do đầy đủ.
C. QL không mâu thuẫn.
D. Không hề vi phạm các QL cơ bản của tư duy, tuy nhiên vi phạm quy tắc định nghĩa khái niệm.
Câu 7. Hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất của đối tượng tư tưởng được gọi là gì?
A. Ý niệm.
B. Khái niệm.
C. Suy tưởng.
D. Phán đoán.
Câu 8. Logic học gọi toàn thể các dấu hiệu bản chất của đối tượng tư tưởng là gì?
A. Ngoại diên khái niệm.
B. Nội hàm khái niệm.
C. Bản chất của khái niệm.
D. Khái niệm.
Câu 9. Logic học gọi toàn thể các phần tử có cùng dấu hiệu bản chất hợp thành đối tượng tư tưởng là gì?
A. Khái niệm.
B. Nội hàm khái niệm.
C. Bản chất của khái niệm.
D. A, B và C đều sai.
Câu 10. Khái niệm bao gồm những bộ phận nào?
A. Từ và ý.
B. Âm (ký hiệu) và nghĩa.
C. Nội hàm và ngoại diên.
D. Tất cả các yếu tố của A, B và C.
Câu 11. Nội hàm (NH) và ngoại diên (ND) của khái niệm có quan hệ gì?
A. NH càng sâu thì ND càng rộng, NH càng cạn thì ND càng hẹp.
B. NH càng cạn thì ND càng rộng, NH càng sâu thì ND càng hẹp.
C. NH càng rộng thì ND càng sâu, NH càng hẹp thì ND càng sâu.
D. NH càng hẹp thì ND càng cạn, NH càng rộng thì ND càng sâu.
Câu 12. Cách phân chia khái niệm (KN) nào sau đây đúng?
A. KN thực và KN ảo.
B. KN chung và KN riêng.
C. KN riêng, KN vô hạn và KN hữu hạn.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 13. Khái niệm thực phản ánh điều gì?
A. Dấu hiệu bản chất của đối tượng tư tưởng (ĐTTT).
B. Dấu hiệu chung của một lớp ĐTTT.
C. Dấu hiệu bản chất của một lớp ĐTTT.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 14. Xét trong khái niệm “Con người”, thì “Đàn ông” và “Đàn bà” là 2 khái niệm có quan hệ gì?
A. QH mâu thuẫn.
B. QH đối chọi.
C. QH giao nhau.
D. QH đồng nhất.
Câu 15. “Con người” và ”Sinh thể” là 2 khái niệm có quan hệ gì?
A. QH giao nhau.
B. QH mâu thuẫn.
C. QH đồng nhất.
D. QH lệ thuộc.
Câu 16. Xác định quan hệ (QH) giữa 2 khái niệm, trong đó, nội hàm của chúng có dấu hiệu trái ngược nhau, còn ngoại diên của chúng chỉ là hai bộ phận khác nhau của ngoại diên một khái niệm thứ ba nào đó?
A. QH mâu thuẫn.
B. QH đồng nhất.
C. QH đối chọi.
D. QH lệ thuộc.
Câu 17. Cặp khái niệm nào có quan hệ mâu thuẫn nhau?
A. Đen - Trắng.
B. Đàn ông - Đàn bà.
C. Đỏ - Không đỏ.
D. A, B và C đều đúng.
Câu 18. Bổ sung để có một định nghĩa đúng: “Mở rộng khái niệm (KN) là thao tác logic....”.
A. đi từ KN hạng sang KN loại
B. đi từ KN riêng sang KN chung
C. đi từ KN có nội hàm (NH) sâu, ngoại diên (ND) hẹp sang KN có NH cạn, ND rộng
D. đi từ KN có NH cạn, ND rộng sang KN có NH sâu, ND hẹp
Câu 19. Bổ sung để có một định nghĩa đúng: “Thu hẹp khái niệm (KN) là thao tác logic ...”.
A. Đi từ KN loại sang KN hạng.
B. Đi từ KN chung sang KN riêng.
C. Đi từ KN có nội hàm (NH) sâu, ngoại diên (ND) hẹp sang KN có NH cạn, ND rộng.
D. Đi từ KN có NH cạn ND rộng sang KN có NH sâu ND hẹp.
Câu 20. Mở rộng khái niệm (KN) có giới hạn cuối cùng là gì?
A. KN đơn nhất.
B. Phạm trù.
C. KN vô hạn.
D. KN chung.
Câu 21. Thu hẹp khái niệm (KN) có giới hạn cuối cùng là gì?
A. KN ảo.
B. Phạm trù.
C. KN cụ thể.
D. A, B và C đều sai.
Câu 22. Thao tác logic làm rõ nội hàm của khái niệm (KN) được gọi là gì?
A. Mở rộng và thu hẹp KN.
B. Phân chia KN.
C. Định nghĩa KN.
D. Phân chia và định nghĩa KN.
Câu 23. Muốn định nghĩa khái niệm (KN) đúng, thì KN định nghĩa và KN dùng để định nghĩa phải có quan hệ gì?
A. QH giao nhau.
B. QH lệ thuộc.
C. QH đồng nhất.
D. QH đồng nhất và lệ thuộc.
Câu 24. Định nghĩa khái niệm đúng khi nào?
A. Cân đối, rõ ràng, liên tục, nhất quán.
B. Cân đối, chính xác, rõ ràng.
C. Không thừa, không thiếu, không luẩn quẩn, liên tục, nhất quán.
D. Không thừa, không thiếu, không luẩn quẩn, rõ ràng, nhất quán.
Câu 25. Định nghĩa khái niệm cân đối khi nào?
A. Không luẩn quẩn, không mơ hồ, không phủ định.
B. Không rộng, không hẹp, không mơ hồ.
C. Không rộng, không hẹp.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 26. Định nghĩa khái niệm rõ ràng khi nào?
A. Không luẩn quẩn, không phủ định, không mơ hồ.
B. Không rộng, không hẹp, không mơ hồ.
C. Không rộng, không hẹp.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 27. Có thể định nghĩa "Con người là thước đo của vạn vật" được không?
A. Được, vì đề cao con người.
B. Không được, vì ý tưởng hay nhưng không chuẩn xác.
C. Không, vì không xác định rõ nội hàm khái niệm "con người".
D. Không, vì không thể coi con người là thước đo của vạn vật được.
Câu 28. Phân chia khái niệm (KN) là thao tác gì?
A. Liệt kê các KN lệ thuộc trong KN được lệ thuộc.
B. Vạch ra các KN cấp hạng trong KN cấp loại được phân chia.
C. Làm rõ ngoại diên KN được phân chia.
D. Làm rõ nội hàm KN được phân chia.
Câu 29. Phân chia khái niệm cân đối khi nào?
A. Nhất quán, không vượt cấp.
B. Không vượt cấp, các khái niệm thành phần loại trừ nhau.
C. Không thừa, không thiếu.
D. Không thừa, không thiếu, không vượt cấp, các khái niệm thành phần loại trừ nhau.
Câu 30. Phân chia khái niệm đúng khi nào?
A. Cân đối và nhất quán.
B. Cân đối, ngắn gọn, rõ ràng.
C. Không thừa, không thiếu, nhất quán, liên tục.
D. Cân đối, nhất quán, các thành phần phân chia loại trừ nhau và liên tục.
2. Đáp án trắc nghiệm Logic học - Phần 2
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | D | Câu 16 | C |
Câu 2 | D | Câu 17 | C |
Câu 3 | B | Câu 18 | C |
Câu 4 | D | Câu 19 | D |
Câu 5 | C | Câu 20 | B |
Câu 6 | A | Câu 21 | D |
Câu 7 | B | Câu 22 | C |
Câu 8 | B | Câu 23 | C |
Câu 9 | D | Câu 24 | B |
Câu 10 | C | Câu 25 | C |
Câu 11 | B | Câu 26 | A |
Câu 12 | A | Câu 27 | C |
Câu 13 | D | Câu 28 | B |
Câu 14 | B | Câu 29 | C |
Câu 15 | D | Câu 30 | D |
------------------------
Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 2, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.