Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 7

Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 7 có đáp án

VnDoc.com xin mời các bạn tham khảo bộ Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 7 có đáp án đi kèm, nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập!

Câu 1: Chứng minh là gì? Chứng minh gồm những thành phần nào?

Chứng minh là thao tác tư duy nhằm vạch ra cơ sở để dẫn đến thừa nhận tính đúng đắn, đáng tin cậy của một luận điểm nhất định. Cơ sở ấy chính là những luận cứ đã được chứng minh hoặc đã được công nhận là đúng và mối liên hệ lôgic giữa những luận cứ ấy với luận điểm cần chứng minh.

Chứng minh gồm ba thành phần liên quan chặt chẽ với nhau: luận đề; luận cứ; luận chứng:

  • Luận đề là phán đoán mà tính chân thực của nó phải chứng minh. Nó là thành phần chủ yếu trả lời câu hỏi: Chứng minh cái gì?
  • Luận cứ là các luận điểm lý luận khoa học hoặc thực tế chân thực dung để chứng minh luận đề. Luận cứ có chức năng là tiền đề lôgic của chứng minh và trả lời câu hỏi dùng cái gì để chứng minh? Luận cứ có thể là các luận điểm tin cậy về các sự kiện, có thể là định nghĩa, tiên đề, các luận điểm khoa học đã được chứng minh.
  • Luận chứng là quá trình thiết lập mối liên hệ giữa luận cứ và luận đề để đi đến khẳng định luận đề là chân thực, luận cứ trả lời cho câu hỏi: chứng minh bằng cách nào?

Câu 2: Bác bỏ là gì? Những cách để bác bỏ?

Bác bỏ, trước hết là thao tác tư duy nhằm vạch ra căn cứ để khẳng định sự sai lầm của một luận điểm nhất định (bác bỏ luận đề). Ngoài ra bác bỏ còn bao hàm việc vạch ra những lỗi lôgic của một phép chứng minh khác để từ đó khẳng định phép chứng minh ấy là không có sức thuyết phục và không có giá trị.

Phán đoán cần bác bỏ gọi là luận đề của bác bỏ. Các phán đoán dùng để bác bỏ gọi là luận cứ của bác bỏ.

Có ba cách bác bỏ:

  • Thứ nhất, bác bỏ luận đề
  • Thứ hai, bác bỏ luận cứ
  • Thứ ba, làm sáng tỏ tính không vững chắc của luận chứng

Câu 3: Trình bày nội dung của quy tắc đối với luận đề?

Quy tắc 1: Muốn chứng minh luận đề là đúng thì bản thân luận đề phải thật sự là luận điểm đúng, ngược lại muốn chứng minh luận đề là sai thì bản thân luận đề phải thực sự là luận điểm sai.

Quy tắc 2: Luận đề phải được phát biểu đầy đủ, rõ ràng và không mâu thuẫn.

Quy tắc 3: Luận đề phải được giữ vững trong suốt quá trình chứng minh.

Câu 4: Trình bày nội dung quy tắc đối với luận cứ?

Quy tắc 1: Luận cứ phải là những luận điểm đã được chứng minh là đúng hoặc được công nhận là đúng.

Quy tắc 2: Luận cứ phải đúng độc lập với luận đề.

Quy tắc 3: Luận cứ phải đủ để dẫn đến luận đề.

Câu 5: Những quy tắc đối với luận chứng?

Quy tắc 1: Trong quá trình chứng minh phải bảo đảm tuân thủ tất cả các quy tắc, các quy luật lôgic.

Quy tắc 2: Phải bảo đảm tính hệ thống trong việc sắp xếp các luận cứ dẫn đến luận đề.

Quy tắc 3: Phải bảo đảm tính nhất quán trong quá trình chứng minh. Trong chứng minh phải loại trừ mâu thuẫn giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với luận đề.

Câu 6: Các phương pháp để chứng minh?

Chứng minh trực tiếp

  • Chứng minh trực tiếp là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề được trực tiếp rút ra từ các luận cứ. Bằng những luận cứ chân thực, phù hợp với tính đúng đắn của luận đề suy ra rằng luận đề là đúng mà không thông qua việc bác bỏ luận điểm trái ngược với luận đề.

Chứng minh gián tiếp

  • Chứng minh gián tiếp là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề được rút ra trên cơ sở lập luận tính giả dối của phản luận đề. Phản luận đề là phán đoán mâu thuẫn với luận đề. Nếu luận đề được biểu thị bằng a thì phản luận đề được biểu thị bằng một trong hai công thức : hoặc và trong (a b c)
  • Chứng minh phản chứng: Được thực hiện bằng cách xác lập tính giả dối của phản đề.

Câu 7: Các phương pháp để Bác bỏ?

Bác bỏ luận đề

  • Bác bỏ luận đề trực tiếp: bằng những luận cứ chân thực có nội dung và giá trị trái ngược với luận đề suy ra rằng luận đề là sai.
  • Bác bỏ luận đề gián tiếp:
    • Chứng minh luận điểm mâu thuẫn với luận đề là đúng, từ đó suy ra luận đề là sai.
    • Cơ sở của phương pháp này là quy luật phi mâu thuẫn: công thức = 0 chứng tỏ 2 phán đoán mâu thuẫn với nhau thì có ít nhất một phán đoán sai. Do đó nếu là đúng
    • thì suy ra là sai.
      Chứng minh hệ quả tất yếu của luận đề là sai thì suy ra luận đề cũng sai. Ta có: là luận đề cần bác bỏ, b là hệ quả tất yếu của a.

Bác bỏ luận cứ thông qua phê phán các luận cứ

  • Khi khẳng định luận đề của mình là đúng đắn, bao giờ người nêu ra luận đề cũng phải sử dụng các luận cứ để chứng minh. Nếu người phản biện chỉ ra được tính giả dối hay nghi ngờ luận cứ nào đó sẽ làm cho luận đề bị bác bỏ hoặc phải được chứng minh bằng luận cứ khác có cơ sở khoa học hơn.

Làm sáng tỏ tính không vững chắc của luận chứng

  • Phương pháp này được sử dụng khi phát hiện ra trong lập luận không có mối liên hệ lôgic giữa các luận cứ và luận đề. Đây là phương pháp dùng để chỉ ra các sai lầm trong hình thức chứng minh. Ví dụ: vạch ra những lỗi lôgic trong lập luận của phép chứng minh như: Đánh tráo khái niệm, đánh tráo luận đề; luận cứ sai hoặc chưa được chứng minh là đúng hoặc không độc lập với luận đề; mâu thuẫn trong lập luận; dùng suy luận không hợp lôgic...
  • Tất cả các phương pháp bác bỏ đã nêu ra ở trên được sử dụng trong một thể thống nhất, không được tách rời nhau. Chỉ có như vậy mới đảm bảo sự bác bỏ của chúng ta là đúng đắn.

------------------------

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Logic học - Chương 7, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Logic học

    Xem thêm