Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 3

VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 3 gồm 30 câu trắc nghiệm khắc quan có đáp án đi kèm, nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập!

1. Trắc nghiệm Logic học - Phần 3

Câu 1. Bổ sung để được một định nghĩa đúng: “Phân đôi khái niệm (KN) là phân chia KN ra thành 2 KN có quan hệ ... nhau”.

A. tương phản

B. tương đương

C. mâu thuẫn

D. Cả A và C

Câu 2. Chia “Thành phố” ra thành “Quận/Huyện”, “Phường/Xã”, ... là thao tác gì?

A. Phân đôi.

B. Phân loại.

C. Phân tích.

D. A, B, C đều sai.

Câu 3. Phân chia khái niệm (KN) theo sự biến đổi dấu hiệu là gì?

A. Thao tác vạch ra ngoại diên của KN được phân chia.

B. Thao tác chia KN cấp loại ra thành các KN cấp hạng của nó.

C. Thao tác chia chỉnh thể ra thành các bộ phận của nó.

D. A, B và C đều đúng.

Câu 4. “X là một số nguyên tố” là gì?

A. Một mệnh đề.

B. Một câu.

C. Một phán đoán.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 5. “Có lẽ hôm nay sinh viên lớp ta đang thi môn Logic học” là phán đoán gì?

A. PĐ đặc tính.

B. PĐ thời gian.

C. PĐ tình thái.

D. Cả A, B và C.

Câu 6. “Hầu hết sinh viên lớp ta đều dự thi môn Logic học” là phán đoán gì?

A. PĐ bộ phận.

B. PĐ toàn thể.

C. PĐ toàn thể - khẳng định.

D. PĐ tình thái - khẳng định.

Câu 7. Hãy xác định chủ từ (S) và vị từ (P) của phán đoán: “Tôi biết rằng anh ta rất tốt”.

A. S = Tôi; P = biết rằng anh ta rất tốt.

B. S = Tôi; P = anh ta rất tốt.

C. S = Tôi biết rằng; P = anh ta tốt.

D. S = Tôi; P = anh ta.

Câu 8. “Đôi khi chuồn chuồn bay thấp mà trời không mưa” là phán đoán dạng nào?

A. A

B. I

C. E

D. O

Câu 9. “Hầu hết người Việt Nam đều là người yêu nước” và “Không có chuyện mọi người Việt Nam đều là người yêu nước” là hai phán đoán có quan hệ gì?

A. QH mâu thuẫn.

B. QH lệ thuộc.

C. QH tương phản trên.

D. QH tương phản dưới.

Câu 10. Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán “Sinh viên lớp ta học giỏi môn logic học”.

A. S+ ; P+

B. S+ ; P-

C. S- ; P+

D. S- ; P-

Câu 11. Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán “Người cộng sản không là kẻ bóc lột”.

A. S+ ; P+

B. S+ ; P-

C. S- ; P+

D. S- ; P-

Câu 12. Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán “Hầu hết người Việt Nam đều là người yêu nước”.

A. S+ ; P+

B. S+ ; P-

C. S- ; P+

D. S- ; P-

Câu 13. Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán “Tam giác là hình có 3 cạnh”.

A. S+ ; P+

B. S+ ; P-

C. S- ; P+

D. S- ; P-

Câu 14. Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán “Vài người tốt nghiệp trung học là sinh viên”.

A. S+ ; P+

B. S+ ; P-

C. S- ; P+

D. S- ; P-

Câu 15. Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ lệ thuộc?

A. A → I ; ~I → A.

B. A → I ; I → ~A.

C. O → ~E ; E → O.

D. ~I → ~A ; E → O.

Câu 16. Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ lệ thuộc?

A. A → I ; I? → A.

B. A → I ; I → A?.

C. O → ~E ; E → O.

D. ~I → ~A ; E → O?.

Câu 17. Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ mâu thuẫn?

A. A ↔ O ; ~I ↔ ~E.

B. A ↔ ~O ; O ↔ ~A.

C. A ↔ ~E ; E ↔ ~A.

D. ~I ↔ E? ; ~O ↔ A?.

Câu 18. Dựa theo hình vuông lôgích, sơ đồ nào thể hiện quan hệ tương phản trên?

A. A → E ; ~E → ~A.

B. A ↔ ~E ; E ↔ ~A.

C. A → ~E ; ~E → A?.

D. ~A → E ; ~E → A?.

Câu 19. Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ tương phản dưới?

A. O → I ; ~I → ~O.

B. I ↔ ~O ; O ↔ ~I.

C. I → O? ; ~I → O?.

D. ~I → O ; O → I?.

Câu 20. Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ mâu thuẫn?

A. A → O ; ~I → ~E.

B. A ↔ ~O ; O → ~A.

C. A → ~E ; O ↔ ~A.

D. ~I ↔ E? ; ~O ↔ A?.

Câu 21. Dựa theo hình vuông lôgích, sơ đồ nào thể hiện quan hệ tương phản trên?

A. A? → E ; ~E → A.

B. A ↔ ~E ; E ↔ ~A.

C. A → E ; ~E → A?.

D. ~A → E? ; ~E → A?.

Câu 22. Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ tương phản dưới?

A. O → I? ; ~I → O.

B. I ↔ ~O ; O ↔ ~I.

C. I → O? ; ~I → ~O.

D. ~I → O? ; O → I?.

Câu 23. Xét về cấu trúc của khái niệm, mệnh đề nào sau đây sai?

A. Đồng nhất về nội hàm thì cũng đồng nhất về ngoại diên.

B. Đồng nhất về ngoại diên thì cũng đồng nhất về nội hàm.

C. Một khái niệm có thể có nhiều nội hàm khác nhau.

D. Khái niệm bao gồm nội hàm và ngoại diên, còn từ bao gồm ký (tín) hiệu và nghĩa.

Câu 24. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Điều kiện cần và đủ để PĐLK sai là các PĐTP cùng sai.

B. Muốn PĐLK đúng chỉ cần một PĐTP đúng là đủ.

C. PĐLK sai khi và chỉ khi các PĐTP cùng sai.

D. Phán đoán liên kết (PĐLK) đúng khi các phán đoán thành phần (PĐTP) đều cùng đúng.

Câu 25. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Điều kiện cần và đủ để PĐLCLH sai là các PĐTP cùng sai.

B. PĐLCLH đúng khi và chỉ khi có một PĐTP đúng.

C. PĐLCLH sai khi và chỉ khi các PĐTP cùng đúng.

D. Phán đoán lựa chọn liên hợp (PĐLCLH) đúng khi các phán đoán thành phần (PĐTP) cùng đúng.

Câu 26. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Điều kiện cần và đủ để PĐLCGB sai là các PĐTP cùng sai.

B. PĐLCGB đúng khi và chỉ khi có một PĐTP đúng.

C. PĐLCGB sai khi và chỉ khi các PĐTP cùng sai.

D. Phán đoán lựa chọn gạt bỏ (PĐLCGB) đúng khi các phán đoán thành phần (PĐTP) cùng đúng.

Câu 27. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Phán đoán kéo theo (PĐKT) sai khi và chỉ khi hậu từ sai.

B. PĐKT sai khi tiền từ đúng và hậu từ sai.

C. Muốn PĐKT đúng thì tiền từ phải đúng và hậu từ phải sai.

D. PĐKT đúng khi và chỉ khi tiền từ và hậu từ có cùng giá trị logic.

Câu 28. “Lý luận và thực hành phải đi đôi với nhau” là phán đoán gì?

A. PĐ liên kết.

B. PĐ lưạ chọn.

C. PĐ kéo theo.

D. A, B và C đều sai.

Câu 29. Hai đường thẳng đồng phẳng song song với nhau thì chúng không cắt nhau” là phán đoán gì?

A. PĐ liên kết.

B. PĐ kéo theo.

C. PĐ kéo theo kép.

D. PĐ lựa chọn gạt bỏ.

Câu 30. Nếu phán đoán P → Q đúng thì mệnh đề nào sau đây cũng đúng?

A. P là điều kiện cần của Q.

B. Q là điều kiện đủ của P.

C. P là điều kiện cần và đủ của Q.

D. P là điều kiện đủ của Q.

2. Đáp án trắc nghiệm Logic học - Phần 3

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 16

B

Câu 2

C

Câu 17

B

Câu 3

B

Câu 18

C

Câu 4

B

Câu 19

D

Câu 5

D

Câu 20

B

Câu 6

A

Câu 21

D

Câu 7

B

Câu 22

A

Câu 8

D

Câu 23

B

Câu 9

A

Câu 24

D

Câu 10

B

Câu 25

A

Câu 11

A

Câu 26

B

Câu 12

D

Câu 27

B

Câu 13

A

Câu 28

D

Câu 14

C

Câu 29

C

Câu 15

D

Câu 30

D

------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 3, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Đánh giá bài viết
1 1.162
Sắp xếp theo

    Môn Logic học

    Xem thêm