Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 7

VnDoc.com sưu tầm và gửi tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 7 có đáp án. Hi vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

1. Trắc nghiệm Logic học - Phần 7

Câu 1. Bổ sung để được một câu đúng: “Phương pháp (PP) tương đồng, PP khác biệt, PP đồng thay đổi và PP phần dư do ...”.

A. F.Bacon xây dựng dành cho khoa học thực nghiệm.

B. R.Descartes xây dựng dành cho khoa học lý thuyết.

C. S.Mill xây dựng dành cho khoa học thực nghiệm.

D. Descartes và Bacon xây dựng để phát triển khoa học thời cận đại nhằm thay thế PP kinh viện giáo điều.

Câu 2. “Trường hợp 1, gồm các sự kiện a, b, c có hiện tượng A xuất hiện; Trường hợp 2, gồm các sự kiện e, f, a, b có hiện tượng A xuất hiện; Trường hợp 3, gồm các sự kiện a, f, g, h cũng có hiện tượng A xuất hiện; Vậy, sự kiện a là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng

A”. Suy luận này dựa trên phương pháp gì?A. PP phần dư.

B. PP tương đồng.

C. PP khác biệt.

D. PP phần dư và PP khác biệt.

Câu 3. “Trường hợp 1, gồm các sự kiện a, b, c, d có hiện tượng A xuất hiện; Trường hợp 2, gồm các sự kiện b, c, d nhưng hiện tượng A không xuất hiện; Vậy, sự kiện a là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng A”. Suy luận này dựa trên phương pháp gì?

A. PP phần dư.

B. PP tương đồng.

C. PP khác biệt.

D. PP đồng thay đổi.

Câu 4. Khi quan sát sự rơi của 1 đồng xu, 1 tờ giấy bạc, 1 lông chim trong ống nghiệm, chúng ta thấy chúng rơi với tốc độ khác nhau; Sau đó, rút hết không khí trong ống nghiệm, chúng ta thấy chúng rơi với tốc độ như nhau; Ta kết luận: Sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật có khối lượng và hình dạng khác nhau rơi với tốc độ khác nhau. Kết luận này được rút ra dựa trên phương pháp gì?

A. PP phần dư.

B. PP khác biệt.

C. PP đồng thay đổi.

D. PP tương đồng.

Câu 5. Quan sát thấy: Trường hợp 1, gồm sự kiện a, b, c có hiện tượng A xuất hiện; Trường hợp 2, gồm sự kiện a’, b, c có hiện tượng A’ xuất hiện; Trường hợp 3, gồm sự kiện a’’, b, c có hiện tượng A’’ xuất hiện; Ta kết luận: Sự kiện a là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng A. Kết luận này được rút ra dựa trên phương pháp gì?

A. PP phần dư

B. PP tương đồng

C. PP khác biệt

D. PP đồng thay đổi

Câu 6. Năm 1860, Pasteur đem lên núi Alpes 73 bình đựng nước canh đóng kín đã khử trùng: Ở mực nước biển, mở 20 bình, ít ngày sau 8 bình hư; Ở độ cao 85m, mở 20 bình, ít ngày sau 5 bình hư; Ở độ cao hơn nữa, mở 20 bình, ít ngày sau 1 bình hư. Những bình còn lại đóng kín không hư. Từ những sự kiện này, ông kết luận: Các vi sinh vật đã làm hư bình nước canh không phải tự nhiên mà có, mà chúng do bụi bặm trong không khí mang vào; số vi sinh vật đó giảm dần tương ứng với độ cao, độ lạnh và độ kém của không khí. Kết luận này được rút ra nhờ vận dụng phương pháp gì?

A. PP phần dư.

B. PP tương đồng.

C. PP khác biệt và PP đồng thay đổi.

D. PP đồng thay đổi và PP phần dư.

Câu 7. Trong mối quan hệ giữa quy nạp và diễn dịch thì kết luận của quy nạp trở thành yếu tố nào của diễn dịch?

A. Kết luận.

B. Đại tiền đề.

C. Tiểu tiền đề.

D. Cả A, B và C.

Câu 8. Loại suy là gì?

A. Cơ sở của phương pháp mô hình hóa.

B. Suy luận không chắc chắn nhưng sinh động, dễ hiểu.

C. Suy luận đi từ trường hợp riêng này đến trường hợp riêng khác nhờ một số dấu hiệu tương đồng giữa chúng.

D. Cả A, B và C.

Câu 9. “Trái đất là hành tinh có bầu khí quyển, có sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không lớn, và có sinh vật. Hoả tinh cũng là hành tinh có bầu khí quyển và độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không lớn. Do đó, trên Hỏa tinh cũng có sự sống”. Đây là suy luận gì?

A. Tam đoạn luận.

B. Diễn dịch gián tiếp.

C. Quy nạp khoa học.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 10. Điều kiện nào nâng cao độ tin cậy của kết luận loại suy?

A. Có nhiều dấu hiệu tương đồng và ít dấu hiệu khác biệt.

B. Dấu hiệu tương đồng mang tính bản chất; dấu hiệu khác biệt không mang tính bản chất.

C. Dấu hiệu tương đồng và dấu hiệu loại suy có liên hệ tất yếu với nhau.

D. Cả A, B, C.

Câu 11. “Óc sinh ra tư tưởng cũng giống như gan sinh ra mật, bàng quang sinh ra nước tiểu” là suy luận gì?

A. Tam đoạn luận tĩnh lược.

B. Loại suy về quan hệ.

C. Loại suy về sự vật.

D. Diễn dịch trực tiếp.

Câu 12. Bổ sung để được một định nghĩa đúng: “Chứng minh là thao tác logic ...”.

A. đi từ những tiền đề tới kết luận đúng.

B. thuyết phục người khác chấp nhận tính chân thực của luận đề do mình đưa ra.

C. dựa trên các luận cứ chân thực để xác lập tính chân thực của luận đề.

D. vạch ra tính sai lầm của phản luận đề.

Câu 13. Giả thuyết khoa học là gì?

A. Dự đoán của các nhà khoa học về tương lai.

B. Cách cắt nghĩa, lý giải tạm thời của các nhà khoa học.

C. Giả định có cơ sở khoa học về mối liên hệ mang tính quy luật của các hiện tượng, quá trình xảy ra trong thế giới.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 14. Ba bộ phận cấu thành một chứng minh là gì?

A. Luận cứ, luận đề, lập luận.

B. Diễn dịch, quy nạp, loại suy.

C. Đại tiền đề, tiểu tiền đề, kết luận.

D. Dữ kiện, giả thuyết, kiểm chứng.

Câu 15. Chứng minh trực tiếp là gì?

A. CM dựa vào kinh nghiệm cá nhân.

B. CM dựa vào kinh nghiệm tập thể.

C. Suy luận đi từ những luận cứ đúng suy ra luận đề đúng.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 16. Gọi T là luận đề; a, b, c, d là luận cứ; m, n, p, q là các hệ quả tất yếu được suy ra từ a, b, c, d. Sơ đồ [a ∧ b ∧ c ∧ d) → (m ∧ n ∧ q) → T] thể hiện chứng minh gì?

A. CM gián tiếp.

B. CM phản chứng.

C. CM trực tiếp.

D. CM loại trừ.

Câu 17. Trong chứng minh phản chứng chúng ta phải làm gì?

A. CM luận đề sai.

B. CM luận cứ sai vì mâu thuẫn với luận đề.

C. CM mệnh đề mâu thuẫn với luận đề là mệnh đề sai.

D. Chỉ ra không thể thiết lập được mối liên hệ giữa luận cứ với luận đề.

Câu 18. Do điều gì dẫn đến “Sai lầm cơ bản”?

A. Sử dụng luận cứ không xác thực khi chứng minh hay bác bỏ.

B. Không tuân thủ các quy luật cơ bản của tư duy.

C. Không tuân thủ các quy tắc cơ bản trong chứng minh.

D. Không hiểu được những điều đơn giản, cơ bản trong lập luận.

Câu 19. Bác bỏ là gì?

A. Chỉ là một dạng chứng minh đặc biệt.

B. Phản đối gay gắt, phê bình triệt để một luận điểm nào đó.

C. Vạch ra lập luận, luận cứ hay luận đề không đúng.

D. Cả A, B và C.

Câu 20. “Bố vợ hỏi: Tại sao ngỗng kêu to? Con rể học trò đáp: Cổ dài thì kêu to. Con rể nông dân bác bỏ (BB): Ễnh ương cổ đâu mà cũng kêu to!. Bố vợ lại hỏi: Tại sao vịt nổi? Con rể học trò đáp: Nhiều lông ít thịt thì nổi. Con rể nông dân lại BB: Cái thuyền có lông đâu mà cũng nổi”. Cách BB của con rể nông dân được gọi là gì?

A. BB luận cứ không là lý do đầy đủ.

B. BB luận chứng không hợp logic.

C. BB luận cứ không chân thực.

D. BB luận đề gián tiếp.

Câu 21. Cho mệnh đề T, ta xác định mệnh đề ~T trái ngược với mệnh đề T, và chứng minh mệnh đề ~T đúng. Thao tác logic này được gọi là gì?

A. Chứng minh gián tiếp mệnh đề T.

B. Chứng minh phản chứng mệnh đề T.

C. Bác bỏ gián tiếp mệnh đề T.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 22. Lỗi logic “Đánh tráo luận đề” thường xảy ra trong trường hợp nào?

A. Suy luận loại suy.

B. Chứng minh hay bác bỏ.

C. Nguỵ biện dựa vào tình cảm hay bạo lực.

D. Nguỵ biện “cái sau cái đó là do cái đó”.

Câu 23. “Chứng minh dựa vào tư cách cá nhân” là biểu hiện cụ thể của lỗi logic gì?

A. Sai lầm cơ bản.

B. Lập luận vòng vo.

C. Vượt quá cơ sở.

D. Đánh tráo luận đề.

Câu 24. “Lý luận bằng gậy” là biểu hiện cụ thể của lỗi logic gì?

A. Sai lầm cơ bản.

B. Lập luận vòng vo.

C. Vượt quá cơ sở.

D. Đánh tráo luận đề.

Câu 25. “Hành văn mập mờ” là sai lầm do vi phạm quy luật nào?

A. QL lý do đầy đủ.

B. QL loại trừ cái thứ ba.

C. QL phi mâu thuẫn.

D. Cả A, B C đều sai.

Câu 26. Nguỵ biện là gì?

A. Sử dụng hình thức tư duy đúng để thay đổi nội dung tư duy.

B. Cố ý mắc lỗi logic tinh vi trong mọi quá trình lập luận, suy nghĩ.

C. Cố ý mắc lỗi logic với mục đích thay đổi giá trị chân lý của mệnh đề.

D. Lý giải một cách gian xảo, vô đạo đức, nhằm chiến thắng đối phương.

Câu 27. Ai đó nói “Tôi là kẻ nói dối”; vậy người đó nói dối hay nói thật?

A. Nói dối.

B. Nói thật.

C. Là người nói thật nhưng trong trường hợp này nói dối.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 28. Nếu theo lệnh “Chỉ được phép cạo cho tất cả những người và chỉ những người không tự cạo”, thì anh thợ cạo có được phép cạo cho mình hay không?

A. Được phép.

B. Không được phép.

C. Lệnh này không áp dụng cho anh thợ cạo.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 29. Nghịch lý logic là gì?

A. Lập luận hợp logic, có tiền đề và kết luận những mệnh đề đối chọi nhau.

B. Là một dạng nguỵ biện đặc biệt; một kiểu phản bác, phê bình triệt để.

C. Lập luận hợp logic, có tiền đề và kết luận những mệnh đề mâu thuẫn nhau.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30. Có 3 GV dạy 3 môn: toán, lý, hóa. GV dạy môn lý nhận xét: “Chúng ta mỗi người dạy 1 trong 3 môn trùng với tên của chúng ta nhưng không ai dạy môn trùng với tên của mình cả”. GV Toán hưởng ứng: “Anh nói đúng”. Hỏi GV nào, dạy môn gì?

A. GV Toán dạy toán, GV Lý dạy lý, GV Hóa dạy hóa.

B. GV Toán dạy lý, GV Lý dạy hóa, GV Hóa dạy toán.

C. GV Toán dạy hóa, GV Hóa dạy lý, GV Lý dạy toán.

D. GV Toán dạy lý, GV Lý dạy toán, GV Hoá dạy hóa.

2. Đáp án trắc nghiệm Logic học - Phần 7

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 16

C

Câu 2

B

Câu 17

C

Câu 3

C

Câu 18

A

Câu 4

B

Câu 19

C

Câu 5

D

Câu 20

A

Câu 6

C

Câu 21

C

Câu 7

B

Câu 22

B

Câu 8

C

Câu 23

A

Câu 9

D

Câu 24

A

Câu 10

D

Câu 25

D

Câu 11

C

Câu 26

C

Câu 12

C

Câu 27

D

Câu 13

C

Câu 28

D

Câu 14

A

Câu 29

C

Câu 15

C

Câu 30

C

------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học - Phần 7, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Đánh giá bài viết
1 465
Sắp xếp theo

    Môn Logic học

    Xem thêm