Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 8

Chúng tôi xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 8 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Quản trị nguồn nhân lực để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực

Câu 1. Đối với các quyền lợi cá nhân và lương bổng, công nhân đòi hỏi gì nơi nhà quản trị, ngoại trừ:

  1. Được trả lương theo mức đóng góp của mình cho công ty
  2. Được cấp trên lắng nghe
  3. Được quyền tham dự vào các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến minh
  4. Một khung cảnh làm việc hợp lý

Câu 2. Khi dự báo cầu nhân lực trong dài hạn, phương pháp nào có ưu điểm là tính toán đơn giản, số liệu dễ thu thập nhưng lại có hạn chế là số liệu của quá khứ nên dự báo không hết những biến động ảnh hưởng đến cầu nhân lực?

  1. Phương pháp chuyên gia
  2. Phương pháp ước lượng trung bình
  3. Phương pháp dự đoán xu hướng
  4. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính

Câu 3. Đặc điểm nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay là:

  1. Quy mô lớn, trình độ cao
  2. Quy mô nhỏ, trình độ cao
  3. Quy mô lớn, chất lượng chưa cao, đang từng bước cải thiện
  4. Quy mô lớn, chất lượng cao nhưng đang giảm sút

Câu 4. Khi cầu nhân lực bằng cung nhân lực, doanh nghiệp nên làm gì?

  1. Không cần có bất cứ sự thay đổi gì về nhân sự
  2. Bố trí, sắp xếp lại nhân sự
  3. Tuyển thêm lao động
  4. Cả B và C

Câu 5. Khi xác định nhu cầu nhân lực cho năm tới theo phương pháp tính lượng lao động hao phí, yếu tố nào là không cần thiết?

  1. Hệ số tăng năng suất lao động dự tính năm kế hoạch
  2. Tổng số sản phẩm cần sản xuất ở năm kế hoạch
  3. Mức lương trung bình mỗi lao động ở năm hiện tại
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 6. “…….” là số lượng và cơ cấu nhân lực cần thiết để hoàn thành số lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc khối lượng công việc của tổ chức trong 1 thời kỳ nhất định.

  1. Hoạch định nguồn nhân lực
  2. Cung nhân lực
  3. Cầu nhân lực
  4. Cả A, B, C đều sai

Câu 7. Đây là phương pháp dự báo cầu nhân lực ngắn hạn bằng cách lấy tổng sản lượng năm kế hoạch bao gồm hiện vật, giá trị chia cho năng suất lao động của 1 người lao động năm kế hoạch:

  1. Phương pháp ước lượng trung bình
  2. Phương pháp dự đoán xu hướng
  3. Phương pháp tính theo năng suất lao động
  4. Cả A, B, C đều sai

Câu 8. Ưu điểm của phương pháp này, các chuyên gia không tiếp xúc trực tiếp với nhau trong cuộc họp, mà chỉ thông qua văn bản nên thuận lợi hơn, tránh được những hạn chế (nể nang, bất đồng quan điểm):

  1. Phương pháp dự đoán xu hướng
  2. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
  3. Phương pháp ước lượng trung bình
  4. Phương pháp chuyên gia

Câu 9. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nhân lực của tổ chức:

  1. Tình hình di dân
  2. Nguồn lao động từ nước ngoài về
  3. Cả A, B đều đúng
  4. Cả A, B đều sai

Câu 10. Để dự đoán cầu nhân lực trong ngắn hạn, ta có thể sử dụng phương pháp:

  1. Tính theo lượng lao động hao phí
  2. Tính theo năng suất lao động
  3. Dự đoán xu hướng
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 11. Thuê những lao động làm việc không trọn ngày hoặc sử dụng lao động tạm thời nhằm khắc phục tình trạng:

  1. Thiếu lao động
  2. Thừa lao động
  3. Cầu bằng cung nhân lực
  4. A, B, C đều sai

Câu 12. Khi cầu nhân lực lớn hơn cung nhân lực (thiếu lao động), tổ chức thường tiến hành các biện pháp khai thác và huy động lực lượng lao động từ bên trong và ngoài tổ chức. Trong các biện pháp sau, biện pháp nào chỉ áp dụng trong ngắn hạn:

  1. Tuyển mộ người lao động mới từ ngoài tổ chức
  2. Đề bạt nhân viên trong tổ chức
  3. Huy động người lao động trong tổ chức làm thêm giờ
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 13. Phương pháp nào sau đây dùng để dự báo cầu nhân lực dài hạn?

  1. Phương pháp tính theo lượng lao động hao phí
  2. Phương pháp dự báo cầu nhân lực của tổ chức dựa vào cầu nhân lực của từng đơn vị
  3. Phương pháp tiêu chuẩn định biên
  4. Cả B và C đều đúng

Câu 14. Dự đoán cung nhân lực từ bên ngoài tập trung vào:

  1. Biến động mức sinh, mức tử, quy mô và cơ cấu dân số
  2. Phân tích quy mô và cơ cấu lực lượng lao động xã hội
  3. Phân tích chất lượng nguồn nhân lực
  4. Tất cả 3 câu trên

Câu 15. Biện pháp hữu hiệu khi thừa lao động:

  1. Thực hiện kế hoạch hóa kế cận
  2. Thuyên chuyển nhân lực đến bộ phận đang thiếu
  3. Tuyển mộ nhân viên từ bên ngoài vào
  4. Thực hiện chương trình đào tạo kỹ năng người lao động

Câu 16. Khi lao động cân đối nhà quản trị cần làm gì?

  1. Thực hiện kế hoạch hóa kế cận
  2. Chia sẻ công việc
  3. Tạm thời không thay thế những người chuyển đi
  4. Tất cả đều đúng

Câu 17. Hoạch định nguồn nhân lực bao gồm?

  1. Dự báo cầu lao động
  2. Dự báo cung lao động
  3. Lựa chọn các chương trình cần thiết để đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đúng số nhân viên với đúng các kỹ năng vào đúng nơi và đúng lúc
  4. Cả A, B và C

Câu 18. Hoạch định nguồn nhân lực là?

  1. Quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách.
  2. Thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng đạt hiệu quả cao.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Đáp án khác.

Câu 19. Trong phương pháp tính lượng lao động hao phí: D =n∑i=1tiSLiTnKm, SLi biểu thị cho đại lượng nào sau đây:

  1. Tổng lượng lao động để sản xuất sản phẩm i.
  2. Tổng sản phẩm i cần sản xuất năm kế hoạch.
  3. Lượng lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm i.
  4. Các đáp án trên đều sai.

Câu 20. Một Công ty X có 200 công nhân sản xuất 20.000 sản phẩm/tháng, để sản xuất 30.000 sản phẩm /tháng cần bao nhiêu công nhân và dùng phương pháp nào để tính?

  1. 300 công nhân và Phương pháp tính theo lượng lao động hao phí.
  2. 200 công nhân và Phương pháp tính theo năng suất lao động.
  3. 300 công nhân và Phương pháp tính theo năng suất lao động.
  4. 250 công nhân và Phương pháp tính theo tiêu chuẩn định biên.

Câu 21. Đâu là nhược điểm của phương pháp dự đoán cầu nhân lực dài hạn của tổ chức dựa vào cầu nhân lực của từng đơn vị?

  1. Số liệu không thể hiện hết những biến động có thể xảy ra trong thời kì kế hoạch.
  2. Phải có sự kết hợp của nhiều đơn vị.
  3. Mất nhiều công sức.
  4. Chỉ phù hợp với tổ chức có môi trường ổn định.

Câu 22. Chỉ tiêu không được dùng để đánh giá hiệu quả quản trị nhân lực:

  1. Năng suất lao động
  2. Tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên
  3. Môi trường văn hóa của tổ chức
  4. Chi phí lao động

Câu 23. Phương pháp chủ yếu để dự đoán cầu nhân lực trong ngắn hạn là:

  1. Phương pháp tính theo năng suất lao động
  2. Phương pháp phân tích nhiệm vụ hay phân tích khối lượng công việc
  3. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
  4. Phương pháp ước lượng trung bình

Câu 24. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến cầu nhân lực là:

  1. Cạnh tranh trong nước, thay đổi công nghệ - kĩ thuật, ngân sách chi tiêu, mức sản lượng năm kế hoạch, số loại sản lượng và dịch vụ mới.
  2. Ngân sách chi tiêu, sản lượng năm kế hoạch, số sản phẩm và dịch vụ mới, cơ cấu tổ chức.
  3. Cạnh tranh trong nước, ngân sách chi tiêu, mức sản lượng năm kế hoạch, cơ cấu tổ chức.
  4. Thay đổi công nghệ - kĩ thuật, ngân sách chi tiêu, mức sản lượng năm kế hoạch, số sản phẩm và dịch vụ mới.

Câu 25. Các phương pháp dự báo cầu nhân lực ngắn hạn là:

  1. Phương pháp tính theo lao động hao phí, theo NSLĐ, Theo tiêu chuẩn định biên, ước lượng trung bình.
  2. Phương pháp tính theo lao động hao phí, theo NSLĐ, theo tiêu chuẩn định biên.
  3. Phương pháp tính theo NSLĐ, theo tiêu chuẩn định biên, ước lượng trung bình.
  4. Tất cả đều sai.

Đáp án đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 14

D

Câu 2

B

Câu 15

B

Câu 3

C

Câu 16

A

Câu 4

D

Câu 17

D

Câu 5

C

Câu 18

C

Câu 6

C

Câu 19

B

Câu 7

C

Câu 20

C

Câu 8

D

Câu 21

B

Câu 9

C

Câu 22

C

Câu 10

D

Câu 23

B

Câu 11

A

Câu 24

A

Câu 12

C

Câu 25

B

Câu 13

B

-------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 8. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 122
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm