Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 7 (Tiết 1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 7 (Tiết 1) là tài liệu tham khảo hữu ích, hỗ trợ quá trình củng cố lý thuyết bài học và giúp học sinh làm quen các dạng bài tập môn GDCD 10 khác nhau.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10

Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (Tiết 1)

Câu 1: Con người thám hiểm vòng quanh trái đất chụp hình ảnh quả đất trên vệ tinh chứng minh quả đất hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì:

A. Cơ sở của nhận thức.

B. Mục đích của nhận thức.

C. Tiêu chuẩn của chân lí.

D. Động lực của nhận thức.

Câu 2: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là

A. Nhận thức

B. Cảm giác

C. Tri thức

D. Thấu hiểu

Câu 3: Thực tiễn luôn luôn vận động, đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò

A. thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. thực tiễn là động lực của nhận thức

D. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

Câu 4: Nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành” thể hiện vai trò nào của thực tiễn?

A. Cơ sở nhận thức

B. Mục đích của nhận thức

C. Động lực của nhận thức

D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 5: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc

A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng

B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng

C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng

D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng

Câu 6: Để kiểm tra một tri thức nào đó, là đúng đắn hay sai lầm, thì con người cần đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua:

A. tỉnh cảm

B. thói quen

C. hành vi

D. thực tiễn

Câu 7: Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là:

A. cơ sở của nhận thức

B. Mục đích của nhận thức

C. tiêu chuẩn của chân lí

D. Động lực của nhận thức

Câu 8: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A. Đặc điểm bên trong

B. Đặc điểm bên ngoài

C. Đặc điểm cơ bản

D. Đặc điểm chủ yếu

Câu 9: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến vai trò của thực tiễn?

A. Cần “học đi đôi với hành”

B. Thực tiễn không có vai trò gì đối với nhận thức

C. Qua thực tiễn mới kiểm nghiệm được tri thức đúng hay sai

D. Phải tham gia các hoạt động thực tiễn để nâng cao nhận thức lí luận

Câu 10: Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm

A. Hai giai đoạn

B. Ba giai đoạn

C. Bốn giai đoạn

D. Năm giai đoạn

Câu 11: Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?

A. Nhận thức lí tính

B. Nhận thức cảm tính

C. Nhận thức biện chứng

D. Nhận thức siêu hình

Câu 12: Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?

A. Cụ thể và sinh động

B. Chủ quan và máy móc

C. Khái quát và trừu tượng

D. Cụ thể và máy móc

Câu 13: Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn

A. Gắn lí thuyết với thực hành

B. Đọc nhiều sách

C. Đi thực tế nhiều

D. Phát huy kinh nghiệm bản thân

Câu 14: Khi tiếp xúc với quả chanh, ta thấy một số đặc điểm của nó như màu, mùi, vị. Đó là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?

A. Cảm tính.

B. Lí tính.

C. Trực tiếp.

D. Gián tiếp

Câu 15: Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, Triết học có vai trò là

A. thế giới quan.

B. phương pháp luận.

C. khoa học của mọi khoa học.

D. thế giới quan và phương pháp luận.

Câu 16: Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những

A. tài liệu cụ thể.

B. hình ảnh cảm tính.

C. tài liệu cảm tính.

D. tài liệu đúng đắn.

Câu 17: Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những

A. Những tài liệu cụ thể

B. Tài liệu cảm tính

C. Hình ảnh cụ thể

D. Hình ảnh cảm tính

Câu 18: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hoá học của muối. Đây là giai đoạn nào của nhận thức ?

A. Cảm tính.

B. Lí tính.

C. Trực tiếp.

D. Gián tiếp.

Câu 19: Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây?

A. So sánh và tổng hợp

B. Cảm tính và lí tính

C. Cảm giác và tri giác

D. So sánh và phân tích

Câu 20: Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính

A. Muối mặn, chanh chua

B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Ăn xổi ở thì

D. Lòng vả cũng như lòng sung.

Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Công dân lớp 10

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

C

A

A

D

C

B

B

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

A

A

A

D

C

B

B

B

B

Ngoài Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 7 (Tiết 1), mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 394
Sắp xếp theo

    Môn khác lớp 10

    Xem thêm