Chế độ của giáo viên mầm non nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè

Trường hợp giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè, liệu có được hưởng thêm chế độ gì hay không? VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn nội dung chi tiết về chế độ thai sản đối với giáo viên mầm non khi trùng với nghỉ hè.

Chế độ thai sản của giáo viên mầm non nghỉ trùng với nghỉ hè

Chế độ nghỉ phép năm của giáo viên mầm non được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT như sau:

” Điều 3. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên

2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);

b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”

Theo đó, thời gian nghỉ hè 08 tuần được tính là thời gian nghỉ hàng năm và được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Khi giáo viên mầm non nghỉ sinh con trùng vào thời gian nghỉ phép năm thì có thể đề nghị lên Hiệu trưởng nhà trường để chuyển thời gian nghỉ phép năm sang thời gian khác trong năm. Trường hợp, nhà trường không bố trí được thì sẽ thanh toán bằng tiền mặt cho những ngày chưa nghỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều 114 Bộ Luật lao động 2012 như sau:

” Điều 14. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.”

Thêm vào đó, căn cứ vào khả năng kinh phí của nhà trường, nhà trường sẽ quyết định chi trả tiền bồi dưỡng cho bạn trong những ngày chưa nghỉ phép năm theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 141/2011/TT-BTC như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng:

2. Đối tượng được thanh toán tiền lương, hoặc tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm:

b) Các trường hợp được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:

Cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm thì cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép theo chế độ quy định; trường hợp do nhu cầu công việc không thể bố trí cho cán bộ, công chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định, thì cơ quan, đơn vị quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

Cán bộ, công chức nếu đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép theo quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

Căn cứ điều kiện công việc thực tế, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ về các trường hợp được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.”

Ngoài ra, Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của GV trùng với thời gian nghỉ hè ngày 18/08/2017:

Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT).Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).

Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động.

Như vậy, thời gian nghỉ hè của giáo viên là thời gian nghỉ phép năm. Khi bạn nghỉ sinh con trùng vào nghỉ hè thì bạn có thể đề nghị Hiệu trưởng chuyển thời gian nghỉ phép năm sang thời điểm khác trong năm. Nếu nhà trường không bố trí được thời gian nghỉ phép năm cho bạn thì phải thanh toán cho bạn bằng tiền và được bồi dưỡng dựa trên khả năng kinh phí của nhà trường. Quy định này áp dụng trên phạm vi cả nước.

Chế độ thai sản đối với giáo viên hợp đồng mầm non

Câu hỏi: Dạ cho em hỏi em là giáo viên hợp đồng trường e đã đóng bhxh đến khi em hết hợp đồng vào tháng 5/2020 là được 15 tháng. Tới tháng 11/2020 thì em sinh. Vậy cho hỏi là em có được nhận tiền trợ cấp thai sản không. Và từ tháng 5 đến tháng 11 em không đi làm nữa thì em phải làm chế độ thai sản đó ở đâu ạ?

Trả lời:

1. Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thai sản từ bảo hiểm xã hội:

Lao động nữ sinh con phải đáp ứng đủ điều kiện sau: đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, cụ thể thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Dựa trên quy định và ví dụ trên bạn có thể tự đối chiếu thời gian đủ điều kiện của mình, giả sử bạn sinh vào tháng 11/2018 thì thời gian 12 tháng trước sinh là từ tháng 11/2017 đến tháng 10/2018; trong thời gian 12 tháng này bạn bắt buộc phải đóng bảo hiểm tối thiểu 6 tháng (bạn đóng được từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2018) là đủ 6 tháng- đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản.

2. Thời gian từ tháng 5 đến tháng 11/2018 bạn không đi làm, bạn chưa cần phải làm thủ tục hưởng thai sản, để làm thủ tục bạn sẽ thực hiện sau khi sinh con, hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản gồm có:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con
  • Sổ bảo hiểm xã hội

Hồ sơ nộp đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện/ quận nơi cư trú.

Trường hợp giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè

Bà Hoàng Thị Dung là Phó Hiệu trưởng trường mầm non tỉnh Lai Châu. Bà sinh con vào tháng 5/2017, như vậy thời gian nghỉ hè của giáo viên (tháng 6 và tháng 7) trùng với thời gian bà Dung đang nghỉ thai sản.

Thời gian nghỉ hè cũng là thời gian nghỉ phép của giáo viên nên bà Dung muốn được biết, bà có được tính nghỉ phép bù trước và sau khi nghỉ thai sản không? Nếu không thì bà có được hưởng tiền bồi dưỡng không?

Chế độ của giáo viên mầm non nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè

Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non

Thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên mầm non được quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, thời gian nghỉ hè của giáo viên là 8 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có).

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Chế độ thai sản do Bảo hiểm xã hội chi trả

Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; khoản 4 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng. Theo quy định tại Điều 157 Bộ Luật Lao động năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013, nếu lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Ngoài ra, Điều 35 Luật BHXH quy định, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Hỗ trợ tiền bồi dưỡng khi không bố trí được việc nghỉ phép

Cụ thể vấn đề bà Hoàng Thị Dung hỏi, chế độ nghỉ hè thay cho nghỉ phép đối với giáo viên mầm non được thực hiện sau khi kết thúc năm học, thường bắt đầu từ ngày 1/6 đến hết ngày 31/7 hàng năm. Nhưng trùng vào thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép đó thì bà Dung nghỉ sinh con và hưởng chế độ thai sản do BHXH chi trả. Vì vậy bà Dung có thể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho bà nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản.

Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính, trường hợp bà Dung có đơn xin nghỉ phép trước hoặc sau khi bà nghỉ thai sản, nhưng do yêu cầu công tác mà nhà trường không bố trí được thời gian cho bà Dung nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm, thì căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của bà, Hiệu trưởng sẽ quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho bà.

Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thời gian chi trả được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm.

Đánh giá bài viết
6 21.649
Sắp xếp theo

Văn bản giáo dục

Xem thêm