Chứng minh cho nhận định: Bạch Đằng giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam

Vì sao lại nói Bạch Đằng giang phí là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại? VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết văn mẫu: Chứng minh cho nhận định: Bạch Đằng giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 10 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 10 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bạch Đằng giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam

Phú là một trong những thể văn tiêu biểu của văn học cổ. Và chúng ta vẫn nhắc đến Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu) như một đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.

Phú là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc,bàn chuyện đời,… Bạch Đằng giang phú là một trong những sáng tác văn học nổi bật thời Trần, hấp dẫn bao thế hệ người đọc bởi lòng tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn sâu sắc. Để thể hiện xúc cảm nghệ thuật của mình, Trương Hán Siêu đã lựa chọn thể phú và thực sự thành công với thể văn đó.

Sự mẫu mực của Bạch Đằng giang phú trước hết được thể hiện ở cách cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn. Lời dẫn chuyện của tác giả cuốn chúng ta theo bước chân tiêu dao của nhân vật “khách” đến sông Bạch Đằng. Tại đây, “khách” gặp các vị bô lão. Hai bên đã kể và bình luận chiến tích trên sông Bạch Đằng. Cảm hứng trữ tình được thể hiện một cách tự nhiên. Người đọc không bị gò vào những câu chữ “đao to búa lớn” để cảm nhận tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn của người viết.Nhắc lại những chiến công hào hùng của thời đại mình nhưng lời văn không khoa trương, sáo rỗng mà hết sức sống động, thể hiện rõ sự tôn kính.

Bên cạnh cấu tứ đơn giản, hấp dẫn, Bạch Đằng giang phú còn có bố cục chặt chẽ. Thông thường, một bài phú thường gồm bốn đoạn. Bố cục của Bạch Đằng giang phú của bài phú nói chung. Đoạn thứ nhất (từ Khách có kẻ… dấu vết luống còn lưu) thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn thứ hai (từ Bên sông các bô lão… nghìn xưa ca ngợi) là lời các bô lão kể với “khách” về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đoạn thứ ba (từ Tuy nhiên: Từ có vũ trụ… nhớ người xưa chừ lệ chan) là suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công xưa. Và đoạn cuối (từ Rồi vừa đi vừa ca rằng… cốt mình đức cao) là lời khẳng định vai trò và đức độ của con người. Bốn đoạn văn này có nội dung logic như bố cục chung của bài phú cổ thể: mở – giải thích – bình luận – kết, các thành phần này hô ứng với nhau. Đây chính là biểu hiện của sự mẫu mực trong hình thức nghệ thuật của văn bản.

Một phương diện khác làm nên đỉnh cao nghệ thuật này là lời văn linh hoạt. Đọc bài phú, dễ dàng nhận thấy sự uyển chuyển của lời văn.Khi thì người kể chuyện đứng ra kể lại câu chuyện:

Khách có kẻ:

Giương buồm giong gió chơi vơi,

Lướt bể chơi trăng mải miết…

Nhưng cũng có lúc chúng ta được nghe trực tiếp cuộc đối thoại giữa nhân vật “khách” và các bô lão:

Rồi vừa đi vừa ca rằng:

Sông Đằng một dải dài ghê…

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh

Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:

Anh minh hai vị tướng quân,…

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.

Khi thì tác giả viết những câu văn dài, dõng dạc, gợi không khí trang nghiêm:

Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.

Khi thì lại viết những câu ngắn gọn, sắc bén, gợi lại khung cảnh chiến trận căng thẳng, gấp gáp:

Thuyền bè muôn đội, tinh lì phấp phới,

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

Khiến cho mỗi lời văn của Trương Hán Siêu có sức cuốn hút đặc biệt với mỗi chúng ta. Tại sao lại như vậy? Trả lời câu hỏi này phải xuất phát từ hai khía cạnh: hình tượng nghệ thuật và ngôn từ?

Bạch Đằng giang phú đã xây dựng nhiều hình tượng nghệ thuật sinh động vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí. Thế nên chỉ bằng vài nét vẽ, Trương Hán Siêu đã gợi nên trước mắt người đọc trọn vẹn hình ảnh dòng sông vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, trữ tình:

Bát ngát sóng kình muôn dặm,

Thướt tha đuôi trĩ một màu.

Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu,

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.

Hay khi tái hiện lại cuộc đối đầu giữa ta và địch, những hình tượng kì vĩ, mang tầm vóc của đất trời, được tác giả đặt trong thế đối lập nhật nguyệt / mờ, trời đất / đổi báo hiệu cuộc thủy chiến kinh thiên động địa. Hình ảnh quân Nguyên Mông thảm bại trên sông Bạch Đằng được Trương Hán Siêu so sánh với quân Tào Tháo, Bồ Kiên trong trận Xích Bích, Hợp Phì nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc:

Khác nào như khi xưa:

Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,

Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.

Người đọc vừa dễ dàng hình dung ra sự thê thảm của quân giặc, lại vừa được mở mang thêm kiến thức lịch sử lí thú.

Thêm vào đó, bài ca được đan dệt bằng lớp ngôn từ vừa sang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm. Văn bản chúng ta được tiếp cận trong sách giáo khoa là văn bản dịch nhưng thông qua đó, ít nhiều ta cũng cảm nhận được vẻ đẹp ngôn từ của sáng tác. Nói chung, âm hưởng toát lên từ lớp ngôn ngữ của Bạch Đằng giang phú là xúc động, tự hào, ngợi ca thành kính. Cùng với cấu tứ, bố cục, lời văn, cách xây dựng hình tượng nghệ thuật, ngôn từ bài ca đã làm nên thành công cho văn bản văn học này.

Sau Bạch Đằng giang phú, văn học trung đại Việt Nam còn xuất hiện nhiều bài ca được viết cùng thể văn này. Nhưng có lẽ chỉ sáng tác của Trương Hán Siêu mới được tôn lên vị trí cao nhất.

---------------------------------------------

Chứng minh cho nhận định: Bạch Đằng giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được rằng Bạch Đằng giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Bài viết nêu cho ta thấy được Bạch Đằng giang phú là một tác phẩm nổi tiếng với thể thơ phú và được Trương Hán Siêu thể hiện rất thành công. Bạch Đằng giang phú được thể hiện ở cách cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, lời dẫn chuyện lôi cuốn và hấp dẫn. Bên cạnh cấu tứ đơn giản, hấp dẫn, Bạch Đằng giang phú còn có bố cục chặt chẽ. Bốn đoạn văn có nội dung logic như bố cục chung của bài phú cổ thể: mở – giải thích – bình luận – kết, biểu hiện sự mẫu mực của hình thức nghê thuật. Ngoài ra bài phú còn có lời văn linh hoạt. Bạch Đằng giang phú đã xây dựng nhiều hình tượng nghệ thuật sinh động vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí. Bài ca được dệt bằng lớp ngôn từ vừa sang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và ý tưởng để xây dựng bài viết cho mình nhé.

Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng bài văn mẫu lớp 10: Chứng minh cho nhận định: Bạch Đằng giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Ngoài ra để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu, mời các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 và các tác giả - tác phẩm Ngữ văn 10 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
3 4.869
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm