Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật?
Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật?
Câu hỏi: Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật?
- 2
- 3
- Có nhiều loại
- Đáp án khác
Trả lời:
Đáp án: C. Có nhiều loại
Có nhiều loại bản vẽ kĩ thuật.
Giải thích:
Vì mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có bản vẽ của ngành mình, bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng chỉ là 2 loại bản vẽ kĩ thuật thuộc hai lĩnh vực quan trọng.
1. Sơ lược về bản vẽ kỹ thuật
- Bản vẽ là tài liệu kỹ thuật, bao gồm các hình biểu diễn của vật thể và những số liệu khác cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra. Bản vẽ là tiếng nói của kỹ thuật.
- Hiểu một cách đơn giản, bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ để các kiến trúc sư, nhà thiết kế mô tả kích thước, hình dáng, đặc tính, vật liệu kỹ thuật… của các chi tiết, kết cấu, vật thể…
- Cũng có thể nói bản vẽ kỹ thuật là tác phẩm mà ngành kỹ thuật tạo ra, nó là cầu nối giữa thiết kế, thi công và sử dụng sản phẩm của kỹ thuật. Trong bản vẽ kỹ thuật gồm các hình biểu diễn như hình cắt, hình chiếu, các yêu cầu kỹ thuật, số liệu ghi kích thước…
- Bản vẽ ngày nay đã trải qua con đường phát triển lâu dài. Sự xuất hiện của bản vẽ liên quan đến công việc xây dựng các công trình, đền đài và thành phố. Buổi đầu, bản vẽ được vẽ ngay trên mặt đất, tại nơi người ta cần xây công trình. Sau đó, bản vẽ được vẽ lên các phiến đá, các tấm đất sét và các tấm da.
- Với đóng góp to lớn nhà họa sĩ thiên tài người Ý Leonardo da Vinci, nhà hình học và kiến trúc sư người Pháp Girard Dezarg đã đặt những luận cứ khoa học đầu tiên về phép chiếu phối cảnh và nhà toán học người Pháp Rơnê Đêcác đã đề xướng hệ tọa độ thẳng góc. Điều đó đã tạo nên phép chiếu trục đo. Ban đầu hình biểu diễn được vẽ bằng tay và ước lượng bằng mắt. Những bản vẽ đó không có kích thước, người ta phán đoán chúng một cách gần đúng theo vật thể được biểu diễn. Kể từ thế kỷ thứ 17 bản vẽ dần dần trở nên hiện đại, cải thiện triệt để chất lượng sản phẩm được cải tiến để tiếp tục phát triển tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là tiêu chuẩn về bản vẽ. Nó diễn tả khá chính xác hình dạng khái quát công trình cần thể hiện và được vẽ bằng công cụ vẽ.
- Ngày xưa bản vẽ kỹ thuật thường được biểu diễn dưới dạng 2D. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ khoa học đã cho ra đời các bản vẽ dưới dạng 3D với khả năng mô tả vật thể chi tiết và trực quan hơn.
2. Các tiêu chuẩn được quy định trong bản vẽ kỹ thuật
Phép chiếu
Dựa vào bản vẽ kỹ thuật người ta sẽ chế tạo ra các chi tiết và lắp ráp chúng. Thông qua bản vẽ chúng ta dễ dàng thấy được kích thước, hình dạng của vật liệu chế tạo, chi tiết biểu diễn hay những yêu cầu về lớp phủ, gia công nhiệt…
Phép chiếu gồm các yếu tố sau đây:
+ Tâm chiếu: là điểm từ đó thực hiện phép chiếu
+ Mặt phẳng hình chiếu: là mặt phẳng thực hiện phép chiếu
+ Tia chiếu: là đường thẳng tưởng tượng theo đó thực hiện phép chiếu
Bản vẽ gồm các loại hình biểu diễn gồm: mặt cắt, hình cắt và hình chiếu. Các hình chiếu biểu diễn sẽ được xây dựng bởi phép chiếu. phép chiếu gồm các yếu tố như:
+ Mặt phẳng hình chiếu: là mặt phẳng thực hiện phép chiếu
+ Tâm chiếu: điểm thực hiện phép chiếu
+ Tia chiếu: là đường thẳng tưởng tượng để thực hiện phép chiếu
Kết quả của phép chiếu gọi là hình biểu diễn hay là hình chiếu của vật thể. Phép chiếu được chia ra phép chiếu xuyên tâm và phép chiếu song song
Trong phép chiếu xuyên tâm, tất cả mọi tia chiếu đều xuất phát từ một điểm gọi là tâm chiếu, nó nằm cách mặt phẳng hình chiếu một khoảng nhất định. Phép chiếu xuyên tâm được dùng khi vẽ hình chiếu phối cảnh. Phép chiếu phối cảnh cho ta hình biểu diễn vật thể như ta thấy được quan sát vật thể tự một điểm nhìn xác định. Trong bản vẽ chế tạo cơ khí hầu như không dùng phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu này được dùng trong bản vẽ xây dựng và trong vẽ kỹ thuật
Phép chiếu xuyên tâm
Trong phép chiếu song song, tất cả các tia chiếu song song với nhau. Các tia chiếu sẽ song song với nhau và bóng của vật thể ở trên mặt phẳng hình chiếu được coi là hình chiếu song song của vật thể. Trong bản vẽ kỹ thuật thường dùng phép chiếu song song, vì phép chiếu này cho ta hình trực quan và dễ vẽ so với phép chiếu xuyên tâm.
Phép chiếu song song
Trong phép chiếu song song, nếu các tia vuông góc với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu song song đó gọi là hình chiếu vuông góc. Hình chiếu vuông góc còn gọi là hình chiếu trực giao.
Phép chiếu vuông góc
Bản vẽ dùng phương pháp các hình chiếu vuông góc có nhiều ưu điểm hơn so với bản vẽ dùng các phương pháp biểu diễn khác. Phương pháp đầu thể hiện một cách đầy đủ hình dạng và kích thước của vật thể, vì vật thể được biểu diễn từ nhiều phía khác nhau. Do đó, bản vẽ dùng trong sản xuất thường gồm có một, hai, ba hoặc nhiều hình biểu diễn vẽ bằng phép chiếu vuông góc.
3. Quy định về đường nét
Quy định về đường nét
Các quy định về đường nét trong bản vẽ kỹ thuật là gì? Dựa vào những vật thể khác nhau mà người vẽ sẽ sử dụng các đường nét không giống nhau. Trong đó:
- Nét cơ bản: Dùng để biểu diễn đường bao lấy của vật thể. Bề rộng của nét cơ bản khoảng 0,5 – 1,4mm tùy vào kích thước và mức độ phức tạp của hình biểu diễn. Bề rộng của nét phải thống nhất trên tất cả các hình biểu diễn trong cùng một bản vẽ
- Nét đứt: Dùng để thể hiện đường bao khuất của vật thể. Nét đứt là những gạch ngắn với độ dài từ 2 – 8mm. Trong cùng một bản vẽ, độ dài của nét đứt phải thống nhất và bề rộng của nét đứng phụ thuộc vào bề rộng của nét cơ bản. Bề rộng của nét đứt phụ thuộc vào bề rộng của nét cơ bản đã chọn và có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.
- Nét chấm gạch mảnh: Dùng để xác định tâm của cung tròn hay đường tròn, vẽ các đường trục hoặc các đường tâm. Nét vẽ là những chấm và gạch mảnh giữa những gạch đó. Độ dài gạch từ 5 đến 30 mm và bề rộng của nét chấm gạch mảnh có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.
- Đường tâm và đường trục: đều vẽ qua đường bao của hình biểu diễn khoảng 2 – 5mm và kết thúc bằng nét gạch. Vị trí của tâm cung tròn xác định bằng giao điểm của 2 gạch cắt nhau. Người ta sẽ thay nét chấm gạch ở biểu diễn đường tâm bằng nét mảnh nếu đường kính tròn bé hơn 12mm.
- Nét liền mảnh: thường dùng để ghi đường gióng và kích thước. Đường gióng đảm nhiệm việc liên kết giữa đường kích thước và hình biểu diễn, chúng được vẽ từ đường bao. Chúng ta sử dụng nét liền mảnh có bề rộng bằng 1/2 – 1/3 bề rộng nét cơ bản. Nét liền mảnh còn được dùng để vẽ các đường gạch thể hiện mặt cắt.
- Nét cắt: hay dùng để vẽ các vết của mặt phẳng cát. Bề rộng của nét cắt nằm trong khoảng 1 – 1,5 bề rộng của nét cơ bản và độ dài từ 8 – 20mm.
4. Trình bày khung bản vẽ và khung tên
Khung bản vẽ
Khung bản vẽ kỹ thuật là gì? Nó được vẽ bằng nét liền đậm và kẻ cách mép giấy khoảng 5mm. Nếu muốn đóng thành lập thì giữ nguyên các cạnh trừ cạnh khung bên trái phải kẻ cách mép một đoạn 25mm.
Khung tên
Khung tên có thể đặt theo cạnh ngắn hoặc cạnh dài của bản vẽ. Nhiều bản vẽ đều có thể đặt chung trên một tờ giấy nhưng phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Yêu cầu các chữ ghi trong khung tên phải hướng lên trên hoặc hướng sang trái bản vẽ.
-------------------------------------
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật? VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.