Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cơ sở hình thành thị trường tài chính

VnDoc xin giới thiệu bài Cơ sở hình thành thị trường tài chính được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Thị trường tài chính là loại thị trường bậc cao, do đó thị trường này ra đời chậm hơn các thị trường khác với những điều kiện cơ bản sau đây:

Thể chế thị trường được duy trì trong nền kinh tế tài chính

Có thể nói đây là là căn cứ quan trọng hàng đầu cho việc hình thành và phát triển thị trường tài chính. Khác với giao dịch về hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch liên quan đến tài chính và các sản phẩm tài chính rất quan tâm yếu tố thời hạn và cam kết hoàn trái, chính nhờ hai yếu tố này tạo ra sự hoạt động của thị trường tài chính. Thể chế thị trường ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể liên quan sẽ tạo nền tảng và sự tin cậy cho sinh hoạt động của thị trường tài chính. Điều này lý giải tại sao ở những những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường tài chính.

Các nhu cầu giao lưu vốn được khuyến khích mạnh mẽ trong khuôn khổ luật pháp

Tình trạng thừa vốn và thiếu vốn tạm thời là tình trạng xảy ra thường xuyên trong nền kinh tế xã hội. Nếu không có một cơ chế rõ ràng cho quá trình giao lưu vốn, thì tình trạng thừa vốn vẫn bị thừa, tình trạng thiếu vốn vẫn bị thiếu, các dòng chảy của bố sẽ không được khơi thông. Khi nhu cầu giao lưu vốn được công nhận và khuyến khích trong khuôn khổ pháp luật, nó sẽ trở thành tác nhân để khơi thông dòng chảy của vốn, thị trường thừa thiếu vốn sẽ được giải quyết, trong điều kiện như vậy, thị trường tài chính mới có sức sống mãnh liệt và hoạt động hiệu quả.

Nhu cầu giao lưu vốn được thực hiện qua hai kênh: Trực tiếp và gián tiếp.

* Kênh trực tiếp

Kênh giao lưu vốn trực tiếp là giao lưu vốn giữa người thừa vốn và người thiếu vốn bằng giao kết trực tiếp mà không qua một trung gian nào. Các chủ thể đặt lòng tin vào đối tác của họ và sẵn sàng gánh chịu rủi ro. Thời kỳ đầu của thị trường tài chính điều này thường xảy ra khi hệ thống luật pháp và nguồn thông tin chưa minh bạch, nhưng ngày nay điều này đã giảm đi đáng kể. Phát hành Cổ phiếu công ty, phát hành Trái phiếu công ty hoặc huy đầu vốn nội bộ tự vay, tự trả trong nội bộ… là các dạng giao lưu vốn trực tiếp.

* Kênh gián tiếp

Kênh giao lưu vốn gián tiếp là giao lưu vốn giữa người thừa vốn và người thiếu vốn thông qua các tổ chức trung gian tài chính (Các Ngân hàng thương mại, các định chế tài chính khác), giữa người có nhu cầu và người có khả năng về vốn không có bất kỳ một cam kết nào, chỉ có người trung gian thực hiện cam kết với cả hai phía và độc lập với nhau. Giao lưu vốn gián tiếp có độ an toàn cao và rủi ro thấp, vì vậy được đa số người dân lao động ưa chuộng.

Các định chế tài chính được hình thành và hoạt động có hiệu quả

Thị trường tài chính sẽ ảm đạm và không có sức sống nếu không có các định chế tài chính tồn tại và hoạt động. Chính những định chế tài chính này mới là tác nhân tạo ra các dòng chảy của các luồng vốn trong nền kinh tế, tức là tạo ra sức sống của thị trường tài chính. Các chuyên gia tài chính thậm chí còn khẳng định không có các định chế tài chính sẽ không có thực sự tồn tại của thị trường tài chính, tuy nhiên nếu có quá nhiều định chế tài chính sẽ làm cho thị trường bị pha loãng, tạo ra sự ganh đua và cạnh tranh thái quá, có thể gây tổn hại nghiêm trọng, khi gây khủng hoảng tài chính, cũng chính vì vậy mà chính phủ nhiều nước có chính sách khuyến khích phát triển định chế tài chính theo hướng lành mạnh và có hiệu quả.

Các định chế tài chính trong nền kinh tế bao gồm:

Hệ thống ngân hàng thương mại

Hệ thống ngân hàng thương mại có vị trí rất đặc biệt trong nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Nhờ có sự tồn tại và hoạt động của các ngân hàng thương mại mà các giao dịch trên thị trường tài chính, kể cả trả giao dịch trực tiếp và giao dịch gián tiếp được thực hiện thuận lợi, trôi chảy. Sự vận động của các luồng vốn trong nền kinh tế được ví như sự lưu thông của các mạch máu trong cơ thể của nền kinh tế hiện đại. Nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại tồn tại và hoạt động thì sự lưu thông đó sẽ bị ngưng trệ và chậm trễ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Chính vì lẽ đó mà các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế đều khẳng định vai trò to lớn của hệ thống ngân hàng thương mại đối với thị trường tài chính.

Hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế gồm:

- Ngân hàng thương mại Nhà nước (NH công)

- Ngân hàng thương mại cổ phần

- Ngân hàng thương mại liên doanh

- Ngân hàng thương mại nước ngoài (Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài)

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm có:

- Công ty tài chính

- Công ty cho thuê tài chính

- Hệ thống tín dụng nhân dân

Tổ chức tín dụng có vai trò như hệ thống ngân hàng thương mại nhưng phạm vi hoạt động, mức độ ảnh hưởng và quy mô không lớn.

Các định chế tài chính phi ngân hàng

Định chế tài chính phi ngân hàng cũng có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Cách giao dịch tài chính qua các định chế này có quy mô khá lớn góp phần làm phong phú hơn, sôi động hơn thị trường tài chính của một quốc gia. Định chế tài chính phi ngân hàng gồm có:

- Công ty bảo hiểm

- Công ty chứng khoán

- Các quỹ đầu tư

- Quỹ bảo hiểm xã hội…

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cơ sở hình thành thị trường tài chính về thể chế thị trường được duy trì trong nền kinh tế tài chính, các nhu cầu giao lưu vốn được khuyến khích mạnh mẽ trong khuôn khổ luật pháp, các định chế tài chính được hình thành và hoạt động có hiệu quả, hệ thống ngân hàng thương mại...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Cơ sở hình thành thị trường tài chính. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm