Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái được VnDoc sưu tầm và giới thiệu gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nhằm giúp các bạn sinh viên tham khảo môn Thị trường tài chính để tiến hành học tập và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong thời kỳ chế độ bản vị vàng trở về trước (từ tháng 12/1971 về trước)

Trong thời kỳ này, đồng tiền của mỗi nước đều quy định hàm lượng vàng cho một đơn vị tiền tệ, và vì vậy tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền hình thành từ sự so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền đó. Sự so sánh như vậy gọi là ngang giá vàng, còn gọi là đồng giá vàng.

Ví dụ: Trong thời kỳ bản vị vàng

Hàm lượng vàng của 1USD = 0,888671g vàng

Hàm lượng vàng của 1DEM = 0,3600g vàng

Từ đó ta có ngang giá vàng của USD so với DEM là: 0.888671/0.3600 = 2.4685

Nghĩa là hàm lượng vàng trong 1 đơn vị tiền tệ của Mỹ (USD) gấp 2.4685 lần hàm lượng vàng trong một đơn vị tiền tệ của Đức (DEM).

Tỷ giá hối đoái giữa USD/DEM lấy ngang giá vàng làm cơ sở và tỷ giá sẽ biến động chung quanh ngang giá vàng (tức cao hơn, thấp hơn và bằng 2.4685).

2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong thời kỳ bản vị tiền giấy (từ sau 12/1971 đến nay)

Sự sụp đổ của hệ thống bản vị dollar Mỹ đã kéo theo sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng trên phạm vi toàn thế giới. Và hệ thống tiền tệ dựa trên chế độ bản vị tiền giấy (bản vị pháp định) đã thay thế bản vị vàng – đồng tiền của các quốc gia không có liên hệ trực tiếp với vàng. Trong điều kiện đó, cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là ngang giá sức mua, còn gọi là đồng giá sức mua – tức là so sánh sức mua của hai đồng tiền, làm cơ sở tham chiếu để xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền đó.

Từ ngang giá sức mua (PPP) ta có một số nhận xét sau:

- Tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền được hình thành ở bất kỳ thời điểm nào, thì tỷ giá đó bao giờ cũng phản ánh và kế thừa tỷ giá hối đoái đã hình thành ở thời điểm trước đó.

- Theo thuyết ngang giá sức mua, thì tỷ giá hối đoái thay đổi (tăng hoặc giảm) tỷ lệ thuận với sức mua của đồng ngoại tệ và tỷ lệ nghịch với sức mua của đồng bản tệ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái về đặc điểm của cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong thời kỳ chế độ bản vị vàng trở về trước và trong thời kỳ bản vị tiền giấy...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được cơ sở hình thành tý giá hối đoái. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập thật tốt nhé. Ngoài ra, để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm