Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo bài 12
Giải Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo bài 12: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học
Bài: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện
Mở đầu
Ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện (Hình 12.1) có những đặc điểm cơ bản gì? Ngành nghề nào phù hợp với em?
Lời giải
Một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện có đặc điểm cơ bản sau:
- Kĩ sư điện: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện.
- Kĩ sư điện tử: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa linh kiện, thiết bị điện tử.
- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện.
- Thợ điện: là người trực tiếp lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, đường dây truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện.
1. Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện
Câu hỏi 1: Theo em, Hình 12.2 mô tả công việc của những ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?
Lời giải
a) Kĩ sư điện/ Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
b) Kĩ sư điện tử.
c) Kĩ sư điện/ Kĩ thuật viên kĩ thuật điện/ Thợ điện.
d) Kĩ sư điện.
Câu hỏi 2: Hãy kể tên một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện mà em biết.
Lời giải
- Kĩ sư điện
- Kĩ sư điện tử
- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện
- Thợ điện
2. Yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện
Câu hỏi 3: Người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng những yêu cầu nào để làm việc trong các điều kiện như Hình 12.3?
Lời giải
Người lao động làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất và năng lực sau:
1. Phẩm chất
- Nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, tập trung.
- Trung thực, trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới.
- Có sức khoẻ tốt và không sợ độ cao.
2. Năng lực
- Có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện làm việc theo vị trí việc làm.
- Có kĩ năng làm việc nhóm, thích nghi tốt với môi trường và điều kiện làm việc.
Ngoài các năng lực chung như trên, mỗi ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện có những yêu cầu riêng:
- Đối với kĩ sư điện, kĩ sư điện tử: Có tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí, giám sát để thiết kế, tố chức vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống, thiết bị điện và điện tử.
- Đối với kĩ thuật viên kĩ thuật điện: Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị và hệ thống phân phối điện.
- Đối với thợ điện: Nắm vững kiến thức an toàn lao động, sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị điện để thực hiện công việc yêu cầu độ chính хáс саo.
Câu hỏi 4: Em có phù hợp với ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện không? Vì sao?
HS căn cứ vào các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người lao động làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật điện để trả lời.
3. Luyện tập
Câu hỏi 1: Hãy nêu tên và mô tả đặc điểm cơ bản của các ngành nghề được minh họa trong Hình 12.4.
a) Kĩ sư điện tử: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa linh kiện, thiết bị điện tử.
b) Kĩ sư điện: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện.
c), d) Thợ điện: là người trực tiếp lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, đường dây truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện.
Câu hỏi 2: Những ngành nghề được minh họa trong Hình 12.4 có yêu cầu như thế nào về phẩm chất và năng lực?
Người lao động làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất và năng lực sau:
1. Phẩm chất
- Nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, tập trung.
- Trung thực, trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới.
- Có sức khoẻ tốt và không sợ độ cao.
2. Năng lực
- Có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện làm việc theo vị trí việc làm.
- Có kĩ năng làm việc nhóm, thích nghi tốt với môi trường và điều kiện làm việc.
Ngoài các năng lực chung như trên, mỗi ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện có những yêu cầu riêng:
- Đối với kĩ sư điện, kĩ sư điện tử: Có tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí, giám sát để thiết kế, tố chức vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống, thiết bị điện và điện tử.
- Đối với kĩ thuật viên kĩ thuật điện: Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị và hệ thống phân phối điện.
- Đối với thợ điện: Nắm vững kiến thức an toàn lao động, sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị điện để thực hiện công việc yêu cầu độ chính хáс саo.
4. Vận dụng
Câu hỏi 1: Kể tên một số công ty, xí nghiệp, nhà máy có sử dụng lao động thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện.
- Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
- Công ty cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh.
- Công ty cổ phần điện Gia Lai.
- Nhà máy điện rác Sóc Sơn.
- Công ty TNHH Điện tử ABECO Việt Nam.
- Công ty Thiết bị Điện tử DAEWOO Việt Nam.
- Công ty TNHH Kỹ thuật Điện tử TH.
Câu hỏi 2: Kể tên trường trung cấp, cao đẳng, đại học ở địa phương có đào tạo ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện.
Câu hỏi 3: Trong số những ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện, em thích học ngành nghề nào nhất? Tại sao?
Lời giải
Câu hỏi 2: Kể tên trường trung cấp, cao đẳng, đại học ở địa phương có đào tạo ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện.
- ĐH Bách Khoa Hà Nội.
- ĐH Bách Khoa TP. HCM.
- ĐH Giao thông vận tải.
- Trường Cao Đẳng Duyên Hải.
- Trường Cao Đẳng Điện Tử – Điện Lạnh Hà Nội.
- Trường Cao Đẳng Điện Lực Miền Bắc.
- Trường trung cấp nghề kĩ thuật công nghệ Hùng Vương.
Câu hỏi 3: HS căn cứ vào những yêu cầu phẩm chất, năng lực với người lao động làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật điện để trả lời câu hỏi.
-------------------------------------
Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Công nghệ 8 bài 12: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện CTST.
Bắt đầu năm học 2023 - 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, VnDoc sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:
- Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
- Công nghệ 8 Kết nối tri thức
- Công nghệ 8 Cánh diều