Câu hỏi 5: Hãy cho biết chức năng của các bộ phận điều khiển mạch điện dưới đây.
a) Công tắc nổi và công tắc âm tường.
b) Công tắc điện từ (rơ le điện từ).
c) Mô đun điều khiển.
Lời giải
a) Công tắc nổi và công tắc âm tường: sử dụng để đóng, ngắt mạch điện trực tiếp bằng tay.
b) Công tắc điện từ (rơ le điện từ): sử dụng đề đóng, ngắt mạch điện tự động.
c) Mô đun điều khiển: sử dụng để đóng, ngắt mạch điện tự động theo chương trình đã được lập trình sẵn.
Câu hỏi 6: Mạch điện điều khiển là gì? Hãy phân biệt mạch điện điều khiển theo sơ đồ khối đơn giản.
Mạch điện điều khiển có vai trò mang tín hiệu điện chỉ dẫn (điều khiển) hoạt động của phụ tải điện, gồm ba khối như hình vẽ
- Nguồn điện.
- Khối điều khiển: điều khiển hoạt động của phụ tải theo nhu cầu sử dụng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dựng phụ tải, mạch điện điều khiển có thể sử dụng cảm biến hoặc không sử dụng cảm biến.
- Phụ tải điện: hoạt động theo tín hiệu chỉ dẫn của khối điều khiển.
Câu hỏi 7: Mô đun cảm biến là gì? Hãy cho biết chức năng của mô đun cảm biến.
Câu hỏi 8: Hãy kể tên một số mô đun cảm biến và ứng dụng của chúng.
Câu hỏi 7: Mô đun cảm biến là gì? Hãy cho biết chức năng của mô đun cảm biến.
Mô đun cảm biến là thiết bị điện tử bao gồm mạch điện tử cùng với cảm biến có chức năng phát hiện và phản hồi một số loại thí nghiệm đầu vào từ môi trường.
Câu hỏi 8: Hãy kể tên một số mô đun cảm biến và ứng dụng của chúng.
- Mô đun cảm biến độ ẩm có vai trò phát hiện và phản hồi về giá trị độ ẩm một mức nước cho mạch điều khiển.
- Mô đun cảm biến nhiệt độ có vai trò phát hiện và phản hồi giá trị về nhiệt độ trong mạch điều khiển.
- Mô đun cảm biến ánh sáng có vai trò phát hiện và phản hồi về cường độ ánh sáng cho mạch điều khiển.
Câu hỏi 9: Kể tên một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện.
Lời giải
Một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện có đặc điểm cơ bản sau:
- Kĩ sư điện: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện.
- Kĩ sư điện tử: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa linh kiện, thiết bị điện tử.
- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện.
- Thợ điện: là người trực tiếp lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, đường dây truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện.