Chuyên đề Vật lý 8 Công suất
Chuyên đề Vật lý 8: Công suất tổng hợp lý thuyết cơ bản kèm bài tập trắc nghiệm và tự luận về Công suất, giúp các em nắm vững kiến thức được học, vận dụng giải bài tập liên quan hiệu quả. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 8 hơn. Mời các bạn tham khảo.
Vật lý 8 Công suất
A. Lý thuyết về công suất
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Công suất
Để biết người nào hay máy nào làm việc khỏe hơn (thực hiện công nhanh hơn), người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian gọi là công suất.
2. Công thức tính công suất
Công thức:
Trong đó:
A là công thực hiện được
t là thời gian thực hiện công
3. Đơn vị công suất
Nếu công A được tính bằng 1J, thời gian t được tính là 1s thì công suất được tính là:
Đơn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu là W)
1 W = 1 J/s
1 kW (kilôoát) = 1000 W
1 MW (mêgaoát) = 1000 kW = 1000000 W
Chú ý: Đơn vị công suất ngoài oát (W) còn có mã lực (sức ngựa)
Mã lực Pháp (kí hiệu là CV): 1 CV ≈ 736 W
Mã lực Anh (kí hiệu là HP): 1 HP ≈ 746 W
II. Phương pháp giải bài tập Công suất
1. Tính công suất
Tính công suất khi biết lực tác dụng F và vận tốc chuyển động v:
P = F.v
Chú ý:
Đơn vị của lực tác dụng F là N
Đơn vị của vận tốc v là m/s
Đơn vị của công suất là W
2. Tính hiệu suất
Áp dụng công thức
Trong đó:
Aci là công có ích.
Atp là công toàn phần.
B. Câu hỏi Trắc nghiệm công suất
Bài 1: Công suất là:
A. Công thực hiện được trong một giây.
B. Công thực hiện được trong một ngày.
C. Công thực hiện được trong một giờ.
D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
⇒ Đáp án D
Bài 2: Biểu thức tính công suất là:
A. P = A.t
B. P = A/t
C. P = t/A
D. P = At
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Biểu thức tính công suất là P = A/t
⇒ Đáp án B
Bài 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?
A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t
D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
⇒ Đáp án A
Bài 4: Đơn vị của công suất là
A. Oát (W)
B. Kilôoát (kW)
C. Jun trên giây (J/s)
D. Cả ba đơn vị trên
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đơn vị công suất J/s được gọi là oát (W)
1 W = 1J/s
1 kW = 1000 W
1 MW = 1000 kW = 1000000 W
⇒ Đáp án D
Bài 5: Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?
A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.
C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
D. Các phương án trên đều không đúng.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Để biết người nào làm việc khỏe hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
⇒ Đáp án C
Bài 6: Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.
A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi.
B. Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam.
C. Công suất của Nam và Hùng là như nhau.
D. Không đủ căn cứ để so sánh.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Gọi lực kéo gàu nước lên của Nam và hùng lần lượt là F1, F2.
Thời gian Nam và Hùng kéo gàu nước lên lần lượt là t1, t2.
Chiều cao của giếng nước là h.
- Trọng lượng của gàu nước do Nam kéo nặng gấp đôi do Hùng kéo:
P1 = 2P2 ⇒ F1 = 2F2
- Thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam: t2 = t1/2
- Công mà Nam thực hiện được là: A1 = F1.h
- Công mà Hùng thực hiện được là:
- Công suất của Nam và Hùng lần lượt là:
⇒ P1 = P2 ⇒ Công suất của Nam và Hùng là như nhau
⇒ Đáp án C
Bài 7: Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
A. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.
B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.
D. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Ta thấy cùng một sào đất:
Trâu cày mất t1 = 2 giờ
Máy cày cày mất t2 = 20 phút = 1/3 giờ
- Gọi P1 và P2 lần lượt là công suất của trâu và máy cày
⇒ Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần
⇒ Đáp án B
Bài 8: Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 1500 W
B. 500 W
C. 1000 W
D. 250 W
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
v = 9 km/h = 2,5 m/s
Công mà con ngựa thực hiện: A = F.s ⇒ Công suất của con ngựa:
Bài 9: Một động cơ thực hiện được một công A trong khoảng thời gian t. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là
A. Công toàn phần
B. Công có ích
C. Công hao phí
D. Công suất
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
⇒ Đáp án B
Bài 10: Một máy cơ trong 1h sản sinh ra một công là 330kJ, vậy công suất của máy cơ đó là
A. P = 92,5W
B. P = 91,7W
C. P = 90,2W
D. P = 97,5W
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
⇒ Đáp án B
Bài 11: Một máy động cơ có công suất P = 75W, hoạt động trong t = 2h thì tổng công của máy cơ sinh ra là
A. 550 kJ
B. 530 kJ
C. 540 kJ
D. 560 kJ
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
⇒ Đáp án C
Bài 12: Một máy cơ có công suất P = 160W, máy đã sinh ra công A= 720kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt động là:
A. 1 giờ
B. 1 giờ 5 phút
C. 1 giờ 10 phút
D. 1 giờ 15 phút
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đổi 720kJ = 720000J
Áp dụng công thức tính công suất:
P = A/t => A = P.t
Thời gian hoạt động của máy cơ là:
t = A/P = 720000/160 = 4500 s = 1 giờ 15 phút
⇒ Đáp án D
Bài 13: Người ta cần một động cơ sinh ra một công 360kJ trong 1 giờ 20 phút. Động cơ người ta cần lựa chọn có suất:
A. P = 75 W
B. P = 80W
C. P = 360W
D. P = 400W
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Công sinh ra là 360kJ = 360000J
Thời gian hoạt động 1 giờ 20phút = 4800s.
Công suất của máy cần dùng:
P = A/t = 360000/4800 = 75W
⇒ Đáp án A
Bài 14: Một máy bơm lớn dùng để bơm nước trong một ao, một giờ nó bơm được 1000m3 nước lên cao 2m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10N/dm3. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Công suất của máy bơm là
A. 5kW
B. 5200,2W
C. 5555,6W
D. 5650W
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Tóm tắt:
t = 1h = 3600s
V = 1000m3
d = 10000N/m3
________________________________________
P = ? W
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Trọng lượng nước bơm lên trong 1h (3600s):
P = d.V= 10000.1000 = 10000000(N)
Công của máy bơm:
A = P.h = 10000000.2 = 20000000 (J)
Công suất máy bơm:
P = A/t = 20000000/3600 = 500009 ≃ 5555,56 (W)
Bài 15: Người ta sử dụng một cần cẩu có công suất là 10kW để kéo một vật có khối lượng 1000kg lên cao 10m. Biết hiệu suất của cần cẩu là 80%. Vậy cẩu cần bao nhiêu thời gian để kéo vật lên?
A. t = 2,5s
B. t = 3s
C. t = 2s
D. t = 3,5s
C. Câu hỏi bài tập tư luận
Bài 1: Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong 1 giờ 30 phút người đó bước đi 750 bước, mỗi bước cần 1 công 45 J?
Thời gian người đó đi bộ: t = (60 + 30).60 = 5400 s
Tổng công mà người đó thực hiện trong khoảng thời gian trên là:
A = 750.45 = 33750 J
Công suất của người đi bộ đó là:
Bài 2: Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8 m trong 30 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Công và công suất của người kéo là bao nhiêu?
Công mà người đó thực hiện là: A = F.s = 180.8 = 1440 J
Công suất của người kéo là:
Ngoài lý thuyết Vật lý 8: Công suất, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu Chuyên đề Vật lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.