Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Vật lý 8 Bài 7: Áp suất

Bài tập Áp suất Vật lý 8

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bài tập Vật lý 8 Bài 7: Áp suất do VnDoc.com biên soạn và đăng tải. Tài liệu Áp suất này với các bài tập vận dụng được xây dựng trên lý thuyết trọng tâm bài học, hỗ trợ quá trình củng cố bài học và ôn luyện nâng cao khả năng làm bài tập môn Vật lý 8. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Bài tập Áp suất - vật lí 8

Bản quyền thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Bài tập 1: Một ống thủy tinh đặt thẳng đứng 1 đầu kín, 1 đầu hở ở phía trên. Nửa dưới của ống chứa 1 chất khí còn nửa trên chứa đầy thuỷ ngân. Tại sao chỉ cần tăng nhiệt độ của khí trong ống đến 1 giá trị nào đó làm 1 giọt thủy ngân tràn ra thì tất cả thủy ngân trong ống sẽ tràn ra hết?

Hướng dẫn giải

- Ban đầu thủy ngân nằm trong ống thì áp suất phía dưới cột thủy ngân bằng với áp suất không khí trong ống

- Khi có một giọt thủy ngân tràn ra thì trọng lượng thủy ngân giảm, làm cho áp suất phía dưới cột thủy ngân giảm, nên áp suất này nhỏ hơn áp suất khí trong ống. Điều đó làm cho không khí sẽ đẩy toàn bộ thủy ngân trong ống ra hết.

Bài tập 2: Một xe contener có trọng lượng 26000N. Tính áp suất của xe lên mặt đường, biết diện tích tiếp xúc với mặt đất là 130dm^2dm2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 45kg có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là 200cm^2200cm2

Hướng dẫn giải

Áp suất của xe tăng lên mặt đường:

p_1=\frac{F_1}{S_1}=\frac{26000}{1,2}=21666,67(Pa)p1=F1S1=260001,2=21666,67(Pa)

Áp lực của người lên mặt đất là:

P_2=F_2=10.m_2=10.45=450(N)P2=F2=10.m2=10.45=450(N)

Áp suất của người lên mặt đất là:

p_2=\dfrac{F_2}{S_2}=\dfrac{450}{0,02}=22500(Pa)p2=F2S2=4500,02=22500(Pa)

\Rightarrow p_1 < p_2p1<p2

Vậy áp suất của người lớn hơn của xe contener

Bài tập 3: Khi đo huyết áp của tim, vòng bít bơm hơi của máy đo huyết áp khi lồng vào tay nên đặt ngang với vị trí tim. Tại sao?

Hướng dẫn giải

Mục đích: Để dễ dàng đo được nhịp tim và hoạt động của tim truyền máu đến phổi

Bài tập 4: Giải thích vì sao khi sử dụng máy thủy lực có thể nâng được ô tô lên cao chỉ với lực của tay?

Hướng dẫn giải

Máy thuỷ lực có cấu tạo gồm 2 xilanh, 1 to, 1 nhỏ được nối thông nhau. Trong 2 xilanh có chứa đầy chất lỏng và thường là dầu được đậy kín bằng 2 pít tông. Khi tác dụng 1 lực F lên pít tông nhỏ có diện tích S, lực này gây ra áp suất p=\dfrac{F}{S}p=FS lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn đến pít tông lớn có diện tích S' gây ra lực nâng F' lên pít tông

FF=p.S=F.SSFF=SS

Suy ra diện tích S' lớn hơn diện tích S bao nhiêu lần thì lực F' lớn hơn lực F bấy nhiêu lần. Nhờ vậy mà ta dùng tay nâng được cả chiếc ô tô

Bài tập 5: Một xe tải 6 bánh có khối lượng 8 tấn, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đất là 7,5cm^27,5cm2. Tính áp suất của xe lên mặt đường khi xe đứng yên

Hướng dẫn giải

Trọng lượng của vật là: P=m.10=80000(N)P=m.10=80000(N)

Diện tích của 6 bánh xe là: S=S_1.6=7,5.10^{-4}.6S=S1.6=7,5.104.6

Áp suất của xe tải tác dụng lên mặt đường là: p=F/S=\dfrac{80000}{7,5.10^{-4}.6}(Pa)p=F/S=800007,5.104.6(Pa)

Bài tập 6: Một xe tải có trọng lượng 340000N

a. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của xe với mặt đất là 1,5m^21,5m2

b. Hãy so sánh áp suất trên với áp suất của một ô tô nặng 20000N có diện tích tiếp xúc của các bánh xe là 250 cm^2cm2

Hướng dẫn giải

a. Áp suất của xe tải lên mặt đường là: p_1=\dfrac{F_1}{S_1}=\dfrac{34000}{1,5}=226666,6(N\setminus m^2)p1=F1S1=340001,5=226666,6(Nm2)

b. Áp suất của xe ô tô lên mặt đường là: p_2=\dfrac{F_2}{S_2}=\dfrac{20000}{0,025}=800000(N\setminus m^2)p2=F2S2=200000,025=800000(Nm2)

Vậy áp suất của ô tô lên mặt đường lớn hơn áp suất của xe tải lên mặt đường.

Đọc thêm:

Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác?

Dùng đầu cái kim xuyên vào tờ giấy, cái kim xuyên thủng một lỗ nhỏ trên giấy rất dễ dàng. Nếu quay ngược kim lại, lấy cái đầu cùn hơi tròn tròn xuyên vào giấy thì không mấy dễ dàng xuyên thủng được giấy. Đó là vì áp suất đặt lên mặt giấy có độ lớn khác nhau. Áp suất là độ lớn của áp lực đặt lên trên một đơn vị diện tích.

Khi chúng ta lần lượt dùng đầu nhọn và đầu cùn của kim xuyên vào tờ giấy, tuy lực bỏ ra bằng nhau, nhưng áp suất đặt lên tờ giấy lại khác nhau. Khi xuyên bằng đầu nhọn, lực bỏ ra đều tập trung vào đầu kim nhọn; còn khi dùng đầu cùn, lực bỏ ra lại bị phân tán trên diện tích lớn hơn so với đầu nhọn. Theo đó, áp suất của đầu kim nhọn đặt lên tờ giấy sẽ lớn hơn áp suất của đầu kim cùn. Vì vậy, đầu kim nhọn của kim dễ xuyên thủng giấy hơn đầu kim cùn.

Trong đời sống, có rất nhiều ví dụ về làm tăng áp suất, như dùng kim may quần áo, dùng ống tiêm để tiêm thuốc, đóng đinh lên tường, dùng dao sắt để cắt đồ vật v.v. đều là tập trung lực trên một diện tích tương đối nhỏ, nhằm đạt được mục đích làm tăng áp suất. Nhưng áp suất quá lớn cũng thường gây nên rắc rối.

Khi bạn đi bộ trên đất phủ tuyết, hai chân hay bị lún xuống. Đó là vì áp suất của cơ thể đối với đất phủ tuyết quá lớn. Nếu bạn đi giày trượt tuyết thì chẳng những không bị lún, mà còn có thể trượt trên tuyết như bay nữa. Hoá ra là tấm trượt tuyết vừa rộng vừa lớn, làm tăng diện tích hơn 20 lần so với chân bạn, chúng làm cho áp lực của thân thể bạn đặt lên đất phủ tuyết bị phân tán ra.

Hiểu rõ điều này, bạn sẽ nhận thức được ngay vì sao bánh xe của xe tăng và máy kéo phải có bánh xích vừa dài vừa rộng quàng lên hay vì sao phải đặt đường ray tàu hoả lên trên những thanh tà vẹt.

-------------------------------------------------------

Ngoài Bài tập Vật lý 8 Bài 7: Áp suất. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Giải Vở BT Vật Lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Trắc nghiệm Vật lý 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8 . Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
36
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trung Dũng Nguyễn
    Trung Dũng Nguyễn

    Áp suất của xe tăng lên mặt đường:

    p_1=\frac{F_1}{S_1}=\frac{26000}{1,2}=21666,67(Pa)

    Áp lực của người lên mặt đất là:

    P_2=F_2=10.m_2=10.45=450(N)

    Áp suất của người lên mặt đất là:

    p_2=\dfrac{F_2}{S_2}=\dfrac{450}{0,02}=22500(Pa)

    \Rightarrow p_1 < p_2

    Vậy áp suất của người lớn hơn của xe contener

    Thích Phản hồi 20:07 09/12
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Chuyên đề Vật lý 8

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng