Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công văn 2499/BNV-CCVC rà soát chứng chỉ bồi dưỡng công chức, viên chức

Công văn 2499/BNV-CCVC rà soát chứng chỉ bồi dưỡng công chức, viên chức

Công văn 2499/BNV-CCVC rà soát chứng chỉ bồi dưỡng công chức, viên chức được Bộ nội vụ ban hành, VnDoc mời các bạn cùng theo dõi để nắm được nội dung chi tiết.

B NỘI VỤ

___________

Số: 2499/BNV-CCVC

V/v: Rà soát chứng chỉ bồi dưỡng
đối với công chức, viên chức

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2021

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1797/VPCP-TCCV ngày 19/3/2021 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tổ chức họp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và có Công văn số 1714/BNV-CCVC ngày 23/4/2021 đề nghị các Bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành rà soát, báo cáo về chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý; phân loại chứng chỉ bắt buộc và không bắt buộc trong quản lý, hoạt động công vụ, hoạt động nghề nghiệp; xác định sự cần thiết có hay không có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp được giao quản lý.

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành gửi đến1, Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:

I. THỰC TRẠNG YÊU CU V CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

1. Rà soát yêu cầu về chng chỉ bồi dưỡng đối vi công chức, viên chc

Hiện nay, theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành (phụ lục 1 kèm theo), việc đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức được thực hiện đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức và bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Theo đó, có 03 loại chứng chỉ bồi dưỡng yêu cầu bắt buộc đối với công chức, viên chức, bao gồm:

(1) Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý được thực hiện trước khi bổ nhiệm (Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức phải bồi dưỡng đáp ứng tiêu chun chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi được bổ nhiệm, b nhiệm lại).

(2) Chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức là bắt buộc khi thực hiện việc bổ nhiệm hoặc đăng ký dự thi nâng ngạch, chức danh nghề nghiệp. Bao gồm:

- Chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị chỉ yêu cầu đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức (có 66 loại chứng chỉ/79 ngạch công chức) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp viên chức (có 145 loại chứng chỉ/189 chức danh nghề nghiệp viên chức);

- Chứng chỉ ngoại ngữ (có 74/79 ngạch công chức và 155/189 chức danh nghề nghiệp viên chức yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ);

- Chứng chỉ tin học (có 74/79 ngạch công chức và 142/189 chức danh nghề nghiệp viên chức yêu cầu chúng chỉ ngoại ngữ).

(3) Chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.

Theo quy định thì chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm và kiến thức, kỹ năng chuyên ngành không yêu cầu bắt buộc phải có khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc bổ nhiệm ngạch, chức danh nghề nghiệp, nhưng là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức, viên chức.

2. Đánh giá thực trạng về việc bồi dưỡng và cấp chửng chỉ đối vi công chức, viên chức

Qua rà soát các quy định và tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành (phụ lục 2 kèm theo), Bộ Nội vụ nhận thấy việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đối với công chức, viên chức được thực hiện từ năm 2003 và đi vào nề nếp, các chương trình bồi dưỡng đã cung cấp một nền kiến thức chung về quản lý hành chính nhà nước, quản lý chuyên ngành, các kỹ năng làm việc, thực hiện nhiệm vụ, góp phần chuẩn hóa, nâng cao chất lương đội ngũ công chức, viên chức. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đối với công chức, viên chức có một số hạn chế, tồn tại như sau:

(1) Nội dung một số chương trình bồi dưỡng còn nhiều lý thuyết, chưa thật sự bám sát với yêu cầu của vị trí việc làm; còn trùng lặp nội dung giữa các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp trong cùng một chuyên ngành hoặc trùng với kiến thức đào tạo trong trường đại học.

(2) Việc quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp vì hiện nay các cơ sở đào tạo đã có quy định về việc chuẩn đầu ra phải đạt được trình độ ngoại ngữ, tin học theo các cấp độ tương ứng.

(3) Có sự chồng chéo, trùng lắp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (Báo cáo số 1242/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 31/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỦA BỘ NỘI VỤ

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức là cần thiết và phải tăng cường nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiêm vụ. Thực hiện chủ trương chung của Đảng, Nhà nước trong đối mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức, bảo đảm giữa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng không trùng lắp về nội dung và phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, lấy đối tượng đào tạo, bồi dưỡng làm trung tâm; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng đối với công chức, viên chức; hạn chế yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, Bộ Nội vụ kiến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Đề nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Bao gồm:

- Bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức;

- Bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức.

2. Cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng một nhóm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; theo đó đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức (phụ lục 3 kèm theo).

3. Giao Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng:

- Không quy định cụ thể các chương trình bồi dưỡng theo các ngạch công chức hoặc hạng viên chức; thời hạn mỗi chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp không quá 08 tuần; nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng do Bộ quản lý chuyên ngành quy định cụ thể (Điều 17);

- Quy định việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý được thực hiện trước hoặc sau khi bổ nhiệm (thực hiện tương tự như bồi dưỡng về kiến thức quốc phòng và an ninh);

- Sửa quy định về bồi dưỡng theo vị trí việc làm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức;

- Sửa đổi quy định về việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng, chỉ quy định về việc thay thế giữa các loại chứng chỉ, còn việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng hoặc bổ nhiệm sẽ được quy định tại các văn bản khác của Chính phủ có liên quan đến công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức (Điều 18 và Điều 26).

4. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành

- Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được giao quản lý theo hướng không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; nghiên cứu quy định về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức, chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp cho phù hợp với yêu cầu, tính chất hoạt động nghề nghiệp của công chức, viên chức; xem xét lồng ghép các chương trình bồi dưỡng do Bộ quản lý chuyên ngành quy định.

- Rà soát, sửa đổi các chương trình bồi dưỡng đối với công chức, viên chức chuyên ngành được giao quản lý để tránh trùng lắp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy định mới tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.

Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- PTTg Thường trực Trương Hòa Bình (để b/c);

- Bộ trưởng và các đồng chí Thứ trưởng;

- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);

- Vụ Đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC;

- Lưu: VT, Vụ CCVC.

BỘ TRƯỞNG

Phạm Thị Thanh Trà

PHỤ LỤC 1

Quy định về các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức

(Kèm theo Công văn số 2499/BNV-CCVC ngày 28 tháng 05 năm 2021)

1. Quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức

- Điều 47 Luật cán bộ, công chức quy định việc đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Có 02 hình thức bồi dưỡng đối với công chức: (1) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và (2) Bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.

- Điều 33 Luật viên chức quy định việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp. Có 03 hình thức bồi dưỡng đối với viên chức: (1) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý; (2) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và (3) Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

2. Quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP1

- Về chương trình bồi dưỡng có 04 loại (Điều 15):

(1) Bồi dưỡng đối với công chức, viên chức tập sự; (2) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; (3) Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; (4) Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thi gian thực hiện tối thiu là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết).

- Về thẩm quyền quản lý chương trình bồi dưỡng (Điều 19):

(1) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam quản lý và hướng dẫn cụ thể về chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị; (2) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quản lý và hướng dẫn cụ thể về chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; (3) Bộ Nội vụ quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; (4) Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; (5) Các Bộ, ngành, địa phương quản lý các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

- Về chứng chỉ bồi dưỡng có 03 loại (Điều 26):

(1) Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; (2) Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; (3) Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Bồi dưỡng đối với công chức, viên chức tập sự không cấp chứng chỉ.

- Về giá trị sử dụng của chứng chỉ bồi dưỡng (Điều 26):

(1) Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để đăng ký dự thi nâng ngạch, thăng hạng; xét bổ nhiệm vào ngạch, hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề; (2) Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của cán bộ, công chức, viên chức.

3. Quy định của các Bộ quản lý chuyên ngành

- Về chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức

Theo quy định của các Bộ quản lý chuyên ngành về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có yêu cầu các loại chứng chỉ sau: (1) Chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị (nếu có); (2) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức hoặc chúng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp viên chức; (3) Chứng chỉ ngoại ngữ; (4) Chứng chỉ tin học.

- Về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý

Theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP có 05 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và do Bộ Nội vụ quản lý. Tuy nhiên, một số Bộ, ngành (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường) có quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của ngành mình và quy định trong tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm.

- Về chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm

Việc bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm do từng Bộ, ngành, địa phương tự tổ chức cho công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, có thời gian ngắn và thường chỉ cấp giấy chứng nhận. Hiện nay, chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019).

PHỤ LỤC 2

Tổng hợp báo cáo, đề xuất của các Bộ, ngành về chứng chỉ bồi dưỡng đối vi công chc, viên chức

(Kèm theo Công văn số 2499/BNV-CCVC ngày 28 tháng 05 năm 2021)

TT

BỘ, NGÀNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1.

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (quản lý 17 chức danh viên chức các chuyên ngành: giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT, TH chuyên nghiệp, đại học)

- Tồn tại 02 chương trình khác nhau về mục đích, thời lượng, nội dung, hình thức, nhưng có sự trùng lắp (do quy định “cứng” về thời gian thực hiện): bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN

- Giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập hầu hết phải tự túc kinh phí (chương trình bồi dưỡng thường xuyên không phải trả kinh phí)

- Ngoài ra còn có bất cập trong quá trình giao nhiệm vụ và tổ chức bồi dưỡng.

- Các chương trình bắt buộc: CCBD theo chuẩn CDNN và CCBD thường xuyên (đang có sự trùng lắp)

- Các chương trình không bắt buộc: CCBD nghiệp vụ QLGD; CCBD chức danh (Phó) Giám đốc sở GDĐT; CCBD chức danh (Phó) Trưởng phòng GDĐT; CCBD viên chức kiêm nhiệm (văn thư, thủ quỹ, thư viện,…)

- Đề nghị bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCD viên chức... (Điểm a Khoản 3 Điều 26 dự thảo Nghị định1)

- Sửa “chương trình, tài liệu, thời gian, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN viên chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý VC chuyên ngành (Khoản 4 Điều 17 dự thảo Nghị định)

- Rà soát, sửa đổi các loại chứng chỉ cho phù hợp... theo hướng giảm thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng và không tạo áp lực cho giáo viên.

2.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (quản lý 04 chức danh viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng không)

- Đang xây dựng chương trình bồi dưỡng, cam kết bảo đảm không trùng lắp với các chương trình bồi dưỡng khác

- Rà soát, hoàn thiện dự thảo 09 Thông tư mới và sửa 01 Thông tư cũ (cảng vụ hàng không)

3.

BỘ CÔNG THƯƠNG

(quản lý 03 ngạch công chức chuyên ngành quản lý thị trường)

- Đã có Quyết định số 913/QĐ-BCT về chương trình và tài liệu bồi dưỡng ngạch QLTT năm 2018

- Chương trình học và chứng chỉ này là cần thiết để dự thi nâng ngạch và xem xét bổ nhiệm ngạch

- Rà soát, sửa đổi quy định về hình thức, chương trình, nội dung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, đảm bảo không trùng lắp với các chương trình bồi dưỡng khác

4

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (quản lý 05 ngạch công chức chuyên ngành thống kê)

- Đề nghị vẫn giữ quy định yêu cầu về “tốt nghiệp khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thống kê” đối với những công chức không có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành thống kê

- Quyết định số 03/2008/QĐ-BNV ban hành đã lâu, nên cần rà soát, sửa đổi cho phù hợp với các quy định hiện hành theo hướng không quy định bắt buộc có CCBD tin học, ngoại ngữ mà yêu cầu năng lực sử dụng gắn với kết quả đầu ra của cơ sở đào tạo.

5

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (quản lý 04 ngạch công chức kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa và 08 chức danh chuyên ngành khoa học và công nghệ)

- Yêu cầu về bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và CDNN viên chức là phù hợp, cần thiết, đáp ứng yêu cầu trang bị kiến thức, kỹ năng, bảo đảm tiêu chuẩn và đòi hỏi thực thi công vụ, nhiệm vụ chuyên môn được giao

- Quá trình tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên đánh giá, cập nhật, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và không trùng lắp với các chương trình bồi dưỡng khác

- Đã và đang áp dụng quy định yêu cầu “Có trình độ” ngoại ngữ, tin học, chấp nhận quy đổi bằng tốt nghiệp ĐH nước ngoài, bằng ĐH ngoại ngữ và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thay vì yêu cầu phải có chứng chỉ một cách máy móc theo Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV

-

6

BỘ NỘI VỤ

(quản lý 8 ngạch công chức hành chính, văn thư và 03 chức danh viên chức lưu trữ)

- Chứng chỉ bồi dưỡng các ngạch công chức hành chính là cần thiết

- Chứng chỉ hành nghề lưu trữ không thay thế được chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh

- Các chương trình bắt buộc: CCBD tiêu chuẩn chức danh công chức ngành Văn thư; CCBD tiêu chuẩn CDNN viên chức ngành Lưu trữ; CCBD theo yêu cầu vị trí việc làm hoặc nghiệp vụ chuyên ngành.

- Đề nghị bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng đối với các ngạch công chức chuyên ngành văn thư và ngạch cán sự.

- Ban hành quy định về điều kiện các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo tiêu chuấn ngạch CC văn thư và TCCD VC lưu trữ.

7

BỘ TÀI CHÍNH

(quản lý 22 ngạch công chức ngành kế toán, thuế, hải quan, và dự trữ)

- Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn công chức chuyên ngành cơ bản khác biệt, độc lập và không có sự giao thoa với các chương trình bồi dưỡng chuyên sâu khác trong ngành tài chính

- Các CC bắt buộc: theo tiêu chuẩn 22 ngạch công chức chuyên ngành do Bộ Tài chính quản lý

- Có quy định thống nhất về việc công chức, viên chức được miễn những chuyên đề đã được học tại các khóa bồi dưỡng chương trình của ngạch công chức hành chính (tương đương), trên cơ sở đó để các Bộ, ngành có căn cứ ban hành các chương trình, tài liệu cho phù hợp, tránh trùng lắp.

8

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

(quản lý 24 chức danh viên chức chuyên ngành)

- Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên ngành là yêu cầu bắt buộc, cần thiết;

- Chứng chỉ không bắt buộc: ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, bồi dưỡng theo VTVL...

- Đề nghị miễn chứng chỉ đối với hướng dẫn viên (hạng IV): là vận động viên cấp I trở lên trong trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành thể dục thể thao trở lên.

- Đề nghị miễn chứng chỉ đối với huấn luyên viên (hạng III) và huấn luyện viên chính (hạng II): là cử nhân TDTT chuyên ngành huấn luyện thể thao (không áp dụng đối với các chuyên ngành giáo dục thể chất, quản lý TT và Y sinh học TDTT).

-

9

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (quản lý 12 chức danh viên chức chuyên ngành)

- Yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên ngành đề thi thăng hạng vẫn đảm bảo sự phù hợp với thực tế, các quy định của pháp luật liên quan.

10

BỘ NÔNG NGHIỆP PTNT (quản lý 15 ngạch công chức và 20 chức danh viên chức chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản...)

- Việc quy định có chứng chỉ bồi dưỡng theo từng loại ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và PTNT là cần thiết, tuy nhiên nội dung còn bị trùng lặp (trong từng chuyên ngành theo cấp độ), thiếu kế thừa, liên thông, thời gian học dài dẫn đến lãng phí, không hiệu quả.

- Một số chức danh bị chia nhở mà vẫn còn thiếu các chuyên ngành (số lượng CC, VC ở mỗi ngạch, chức danh ít) khó khăn tổ chức bồi dưỡng và thi nâng ngạch, thăng hạng

- Không trùng lắp với các chương trình bồi dưỡng khác (chứng chỉ hành nghề...)

- Các CC bắt buộc: 18 CCBD theo tiêu chuẩn 15 ngạch công chức và 24 CCBD theo tiêu chuẩn 20 CDNN viên chức.

- Đề nghị xây dựng 01 chương trình bồi dưỡng chung theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 01 chương trình bồi dưỡng chung theo tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

11

BỘ XÂY DỰNG

(quản lý 07 chức danh viên chức chuyên ngành kiến trúc sư và thẩm kế viên)

- Hiện vẫn đang yêu cầu đầy đủ CCBD tiêu chuẩn CDNN, ngoại ngữ và tin học.

- Đối với lãnh đạo, quản lý còn cần CCBD QLNN và CCBD lãnh đạo, quản lý cấp phòng, cấp Vụ (hoặc tương đương)

- Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên ngành là yêu cầu bắt buộc, cần thiết; Chứng chỉ không bắt buộc: ngoại ngữ, tin học.

- Các chương trình bồi dưỡng được tổ chức thực hiện độc lập, không trùng lặp với các chương trình bồi dưỡng theo VTVL, kiến thức kỹ năng; chứng chỉ hành nghề không thay thế được chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh.

- Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN về công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị.

12

BỘ Y TẾ

(quản lý 29 chức danh viên chức chuyên ngành y tế)

- Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh viên chức ngành y là yêu cầu bắt buộc, cần thiết;

- Không trùng lắp với các chương trình bồi dưỡng khác... và độc lập với chứng chỉ hành nghề y, dược.

- Các chức dạnh yêu cầu CCBD theo CDNN: 04 chức danh hạng I, 09 chức danh hạng II và 01 chức danh hạng III.

- Đ/n đối với viên chức giữ chức vu lãnh đạo quản lý đã có chứng chỉ bồi dưỡng về quản lý y tế được coi tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp Vụ, cấp phòng.

13

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

(quản lý 04 ngạch công chức ngành kiểm toán)

- Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch công chức ngành kiểm toán là điều kiện cần thiết, yêu cầu bắt buộc để dự thi nâng ngạch;

- Bảo đảm không trùng lắp với các chương trình bồi dưỡng QLNN các ngạch và bồi dưỡng chuyên môn khác của ngành kiểm toán.

- Các CC bắt buộc: CCBD chuyên môn theo ngạch công chức; CCBD căn bản về kiểm toán hoạt động; CCBD kiến thức tài chính - kế toán cho công chức tốt nghiệp ngành kỹ thuật; CCBD kiến thức đầu tư xây dựng cho công chức tốt nghiệp ngành kinh tế; CCBD công nghệ thông tin.

- Các CC không bắt buộc: 21 CCBD chuyên ngành kiểm toán theo từng lĩnh vực (kiểm toán NSNN, doanh nghiệp, dự án đầu tư XDCT, tổ chức tài chính – ngân hàng...) và các CCBD lãnh đạo, quản lý

- Đề nghị tăng thời lượng chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch công chức ngành kiểm toán

14

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (quản lý 06 ngạch công chức ngành ngân hàng)

- Các ngạch kiểm soát viên và kiểm soát viên chính là có yêu cầu hứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, quy định này là cần thiết và phù hợp với yêu cầu trong quản lý, hoạt động công vụ;

- Chương trình bồi dưỡng này không trùng lắp với các chương trình bồi dưỡng chuyên môn khác của ngành ngân hàng

- Đề nghị Bộ Nội vụ xây dựng khung thông tư cho thống nhất giữa các ngành.

15

THANH TRA CHÍNH PHỦ (quản lý 03 ngạch công chức thanh tra)

- Việc quy định phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra là cần thiết, phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ của ngành, là căn cứ để dự thi nâng ngạch và bổ nhiệm.

- Các CC bắt buộc: CCBD nghiệp vụ thanh tra theo ngạch; văn bằng hoặc CC ngoại ngữ tương ứng (có thể thay bằng CC tiếng dân tộc thiểu số cho các công chức công tác tại vùng sâu, vùng xa); sử dụng thành thạo hoặc có CC tin học văn phòng

- Các CC không bắt buộc: CCBD lãnh đạo, quản lý

-

Dự thảo Nghị định sửa Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Phụ lục 3a

Tổng hợp rà soát chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức

(Kèm theo công văn số 2499/BNV-CCVC ngày 28 tháng 05 năm 2021)

TT

Tên ngạch công chức

Mã số ngạch

Số lượng chứng chỉ hiện có

Số lượng chứng chỉ đề xuất giảm

64

17

1. Chuyên ngành Kiểm toán nhà nưc

1

Kiểm toán viên cao cấp

06.041

03

2

Kiểm toán viên chính

06.042

3

Kiểm toán viên

06.043

4

Kiểm toán viên dự bị

Chưa có

2. Chuyên ngành Thanh tra (Thanh tra Chính phủ)

5

Thanh tra viên cao cấp

04.023

03

6

Thanh tra viên chính

04.024

7

Thanh tra viên

04.025

3. Chuyên ngành Hành chính (Bộ Nội vụ)

8

Chuyên viên cao cấp

01.001

04

01

9

Chuyên viên chính

01.002

10

Chuyên viên

01.003

11

Cán sự

01.004

12

Nhân viên

01.005

4. Chuyên ngành Văn thư (Bộ Nội vụ)

13

Văn thư chính

02.006

03

03

14

Văn thư

02.007

15

Văn thư trung cấp

02.008

5. Chuyên ngành Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

16

Kiểm dịch viên chính động vật

09.315

02

17

Kiểm dịch viên động vật

09.316

18

Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật

09.317

19

Kiểm dịch viện chính thực vật

09.318

02

20

Kiểm dịch viên thực vật

09.319

21

Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật

09.320

22

Kiểm soát viên chính đê điều

11.081

02

23

Kiểm soát viên đê điều

11.082

24

Kiểm soát viên trung cấp đê điều

11.083

25

Kiểm lâm viên chính

10.225

26

Kiểm lâm viên

10.226

02

27

Kiểm lâm viên trung cấp

10.227

28

Kiểm ngư viên chính

25.309

29

Kiểm ngư viên

25.310

02

30

Kiểm ngư viên trung cấp

25.311

31

Thuyền viên kiểm ngư chính

25.312

32

Thuyền viên kiểm ngư

25.313

02

33

Thuyền viên kiểm ngư trung cấp

25.314

6. Chuyên ngành Kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ)

34

Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phâm, hàng hóa

13.280

04

35

Kiểm soát viên chính chất lượng sản phâm, hàng hóa

13.281

36

Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa

13.282

37

Kiểm soát viên trung cấp chất lượng sản phâm, hàng hóa

13.283

7. Chuyên ngành Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

38

Thống kê viên cao cấp

23.261

01

39

Thống kê viên chính

23.262

40

Thống kê viên

23.263

41

Thống kê viên trình độ cao đẳng

23.264

42

Thống kê viên trung cấp

23.265

8. Chuyên ngành Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp)

43

Chấp hành viên cao cấp

03.299

44

Chấp hành viên trung cấp

03.300

03

45

Chấp hành viên sơ cấp

03.301

46

Thẩm tra viên cao cấp

03.230

47

Thẩm tra viên chính

03.231

03

48

Thẩm tra viên

03.232

49

Thư ký thi hành án

03.302

50

Thư ký trung cấp thi hành án

03.303

02

01

9. Chuyên ngành Kiểm soát thị trường (Bộ Công Thương)

51

Kiểm soát viên cao cấp thị trường

52

Kiểm soát viên chính thị trường

21.118

04

53

Kiểm soát viên thị trường

21.119

54

Kiểm soát viên trung cấp thị trường

21.120

10. Chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ (Bộ Tài chính)

55

Kế toán viên cao cấp

06.029

04

03

56

Kế toán viên chính

06.030

57

Kế toán viên

06.031

58

Kế toán viên trung cấp

06.032

59

Kiểm tra viên cao cấp thuế

06.036

05

04

60

Kiểm tra viên chính thuế

06.037

61

Kiểm tra viên thuế

06.038

62

Kiểm tra viên trung cấp thuế

06.039

63

Nhân viên thuế

06.040

64

Kiểm tra viên cao cấp hải quan

08.049

05

04

65

Kiểm tra viên chính hải quan

08.050

66

Kiểm tra viên hải quan

08.051

67

Kiểm tra viên trung cấp hải quan

08.052

68

Nhân viên hải quan

08.053

69

Kỹ thuật viên chính bảo quản

19.220

05

04

70

Kỹ thuật viên bảo quản

19.221

71

Kỹ thuật viên bảo quản trung cấp

19.222

72

Thủ kho bảo quản

19.223

73

Nhân viên bảo vệ kho dự trữ

19.224

11. Chuyên ngành Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước)

74

Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng

07.044

03

75

Kiểm soát viên chính ngân hàng

07.045

76

Kiểm soát viên ngân hàng

07.046

77

Thủ kho ngân hàng

07.048

78

Thủ quỹ ngân hàng

06.034

79

Kiểm ngân

07.047

Tồng số:

- Có 66 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch/79 ngạch

- Có 74 ngạch yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ

- Có 74 ngạch yêu cầu chứng chỉ tin học

Phụ lục 3b

Tổng hợp rà soát chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

(Kèm theo Công văn số 2499/BNV-CCVC ngày 28 tháng 05 năm 2021)

TT

Tên chức danh

Mã số chức danh

Số lượng chứng chỉ hiện có

Số lượng chứng chỉ đề xuất giảm

145

87

1. Chuyên ngành lưu trữ (Bộ Nội vụ) - Có 01 văn bản (0 chứng chỉ)

1

Lưu trữ viên chính (hạng II)

V.01.02.01

Không quy định

2

Lưu trữ viên (hạng III)

V.01.02.02

3

Lưu trữ viên trung cấp (hạng IV)

V.01.02.03

2. Chuyên ngành tư pháp (Bộ Tư pháp) - Có 01 văn bản (01 chứng chỉ)

4

Trợ giúp viên pháp lý hạng II

V.02.01.01

02

01

5

Trợ giúp viên pháp lý hạng III

V.02.01.02

3. Chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lọi, thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển và nông thôn) - Có 04 văn bản (20 chứng chỉ)

6

Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II

V.03.01.01

02

01

7

Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III

V.03.01.02

8

Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV

V.03.01.03

Không quy định

9

Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II

V.03.02.04

02

01

10

Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III

V.03.02.05

11

Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV

V.03.02.06

Không quy định

12

Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II

V.03.03.07

02

01

13

Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III

V.03.03.08

14

Kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trông hạng IV

V.03.03.09

Không quy định

15

Chẩn đoán viên bệnh động vật hạng II

V.03.04.10

02

01

16

Chẩn đoán viên bệnh động vật hạng III

V.03.04.11

17

Kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật

V.03.04.12

Không quy định

18

Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II

V.03.05.13

02

01

19

Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III

V.03.05.14

20

Kỹ thuật viên kiểm tra vệ sinh thú y hạng IV

V.03.05.15

Không quy định

21

Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng II

V.03.06.16

02

01

22

Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng III

V.03.06.17

23

Kỹ thuật viên kiểm nghiệm thuốc thú y hạng IV

V.03.06.18

Không quy định

24

Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng II

V.03.07.19

02

01

25

Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III

V.03.07.20

26

Kỹ thuật viên kiểm nghiệm chăn nuôi hạng IV

V.03.07.21

Không quy định

27

Kiểm nghiệm viên thủy sản hạng II

V.03.08.22

02

01

28

Kiểm nghiệm viên thủy sản hạng III

V.03.08.23

29

Kỹ thuật viên kiểm nghiệm thủy sản hạng IV

V.03.08.24

Không quy định

30

Khuyến nông viên chính (hạng II)

V.03.09.25

02

01

31

Khuyến nông viên chính (hạng III)

V.03.09.26

32

Khuyến nông viên chính (hạng IV)

V.03.09.27

Không quy định

33

Quản lý bảo vệ rừng viên chính (hạng II)

V.03.10.28

02

01

34

Quản lý bảo vệ rừng viên chính (hạng III)

V.03.10.29

35

Quản lý bảo vệ rừng viên chính (hạng IV)

V.03.10.30

Không quy định

4. Chuyên ngành thẩm kế viên, kiến trúc sư (Bộ Xây dựng) - Có 01 văn bản (06 chứng chỉ)

36

Kiến trúc sư hạng I

V.04.01.01

03

01

37

Kiến trúc sư hạng II

V.04.01.02

38

Kiến trúc sư hạng II

V.04.01.03

39

Thẩm kế viên hạng I

V.04.02.04

03

01

40

Thẩm kế viên hạng II

V.04.02.05

41

Thẩm kế viên hạng III

V.04.02.06

42

Thẩm kế viên hạng IV

V.04.02.07

Không quy định

5. Chuyên ngành khoa học, công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ - Có 01 văn bản (06 chứng chỉ)

43

Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I)

V.05.01.01

03

02

44

Nghiên cứu viên chính (hạng II)

V.05.01.02

45

Nghiên cứu viên (hạng III)

V.05.01.03

46

Trợ lý nghiên cứu (hạng IV)

V.05.01.04

Không quy định

47

Kỹ sư cao cấp (hạng I)

V.05.02.05

03

02

48

Kỹ sư chính (hạng II)

V.05.02.06

49

Kỹ sư (hạng III)

V.05.02.07

50

Kỹ thuật viên (hạng IV)

V.05.02.08

Không quy định

6. Chuyên ngành tài nguyên, môi trường, khí tượng, thủy văn, đo đạc, bản đồ, biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Có 06 văn bản (12 chứng chỉ)

51

Địa chính viên hạng II

V.06.01.01

02

01

52

Địa chính viên hạng III

V.06.01.02

53

Địa chính viên hạng IV

V.06.01.03

Không quy định

54

Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II

V.06.02.04

02

01

55

Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III

V.06.02.05

56

Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng IV

V.06.02.06

Không quy định

57

Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng II

V.06.03.07

02

01

58

Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng III

V.06.03.08

59

Dự báo viên khí tượng thủy văn hạng IV

V.06.03.09

Không quy định

60

Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II

V.06.04.10

02

01

61

Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III

V.06.04.11

62

Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV

V.06.04.12

Không quy định

63

Quan trắc tài nguyên môi trường hạng II

V.06.05.13

02

01

64

Quan trắc tài nguyên môi trường hạng III

V.06.05.14

65

Quan trắc tài nguyên môi trường hạng rv

V.06.05.15

Không quy định

66

Đo đạc bản đồ viên hạng II

V.06.06.16

02

01

67

Đo đạc bản đồ viên hạng III

V.06.06.17

68

Đo đạc bản đồ viên hạng IV

V.06.06.18

Không quy định

7. Chuyên ngành giáo dục, đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - Có 08 văn bản (20 chứng chỉ)

69

Giảng viên cao đắng sư phạm cao cấp (hạng I)

V.07.08.20

03

02

70

Giảng viên cao đắng sư phạm chính (hạng II)

71

Giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III)

72

Giảng viên cao cấp (hạng I)

V.07.01.01

03

02

73

Giảng viên chính (hạng II)

V.07.01.02

74

Giảng viên (hạng III)

V.07.01.03

75

Trợ giảng (hạng III)

V.07.01.23

Không quy định

76

Giáo viên mầm non hạng I

V.07.02.24

03

02

77

Giáo viên mầm non hạng II

V.07.02.25

78

Giáo viên mầm non hạng III

V.07.02.26

79

Giáo viên tiếu học hạng I

V.07.03.27

03

02

80

Giáo viên tiểu học hạng II

V.07.03.28

81

Giáo viên tiểu học hạng III

V.07.03.29

82

Giáo viên trung học cơ sở hạng I

V.07.04.30

03

02

83

Giáo viên trung học cơ sở hạng II

V.07.04.31

84

Giáo viên trung học cơ sở hạng III

V.07.04.32

85

Giáo viên trung học phổ thông hạng I

V.07.05.13

03

02

86

Giáo viên trung học phổ thông hạng II

V.07.05.14

87

Giáo viên trung học phổ thông hạng III

V.07.05.15

88

Giáo viên dự bị đại học hạng I

V.07.07.17

02

01

89

Giáo viên dự bị đại học hạng II

V.07.07.18

90

Giáo viên dụ bị đại học hạng III

V.07.07.19

Không quy định

91

Nhân viên hỗ trợ giáo dục nguời khuyết tật hạng IV

V.07.06.16

Không quy định

8. Chuyên ngành y, dược, dân số (Bộ Y tế) - Có 06 văn bản (18 chứng chỉ)

92

Bác sĩ cao cấp (hạng I)

V.08.01.01

02

01

93

Bác sĩ chính (hạng II)

V.08.01.02

94

Bác sĩ (hạng III)

V.08.01.03

Không quy định

95

Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I)

V.08.02.04

02

01

96

Bác sĩ y học dụ phòng chính (hạng II)

V.08.02.05

97

Bác sĩ y học dự phòng (hạng III)

V.08.02.06

Không quy định

98

Y sĩ hạng IV

V.08.03.07

Không quy định

99

Y tế công cộng cao cấp (hạng I)

V.08.04.08

02

01

100

Y tế công cộng chính (hạng II)

V.08.04.09

101

Y tế công cộng (hạng III)

V.08.04.10

Không quy định

102

Điều dưỡng hạng II

V.08.05.11

02

01

103

Điều dưỡng hạng III

V.08.05.12

104

Điều dưỡng hạng IV

V.08.05.13

Không quy định

105

Hộ sinh hạng II

V.08.06.14

02

01

106

Hộ sinh hạng III

V.08.06.15

107

Hộ sinh hạng IV

V.08.06.16

Không quy định

108

Kỹ thuật y hạng II

V.08.07.17

02

01

109

Kỹ thuật y hạng III

V.08.07.18

110

Kỹ thuật y hạng IV

V.08.07.19

Không quy định

111

Dược sĩ cao cấp (hạng I)

V.08.08.20

02

01

112

Dược sĩ chính (hạng II)

V.08.08.21

113

Dược sĩ (hạng III)

V.08.08.22

Không quy định

114

Dược hạng IV

V.08.08.23

Không quy định

115

Dinh dưỡng hạng II

V.08.09.24

02

01

116

Dinh dưỡng hạng III

V.08.09.25

117

Dinh dưỡng hạng IV

V.08.09.26

Không quy định

118

Dân số viên hạng II

V.08.10.27

02

01

119

Dân số viên hạng III

V.08.10.28

120

Dân số viên hạng IV

V.08.10.29

Không quy định

9. Chuyên ngành lao động và xã hội; giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - Có 03 văn bản (15 chứng chỉ)

121

Công tác xã hội viên chính (hạng II)

V.09.04.01

03

02

122

Công tác xã hội viên (hạng III)

V.09.04.02

123

Nhân viên công tác xà hội (hạng IV)

V.09.04.03

124

Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động (hạng II)

V.09.03.01

03

02

125

Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (hạng III)

V.09.03.02

126

Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (hạng IV)

V.09.03.03

127

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I)

V.09.02.01

09

08

128

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II)

V.09.02.02

129

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III)

V.09.02.03

130

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III)

V.09.02.04

131

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I

V.09.02.05

132

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II

V.09.02.06

133

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III

V.09.02.07

134

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III

V.09.02.08

135

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV

V.09.02.09

10. Chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - Có 05 văn bản (16 chứng chỉ)

136

Huấn luyện viên cao cấp (hạng I)

V.10.01.01

03

02

137

Huấn luyện viên chính (hạng II)

V.10.01.02

138

Huấn luyện viên (hạng III)

V.10.01.03

139

Hướng dẫn viên (hạng IV)

V.10.01.04

Không quy định

140

Thư viện viên hạng II

V.10.02.05

01

141

Thư viện viên hạng III

V.10.02.06

Không quy định

142

Thư viện viên hạng IV

V.10.02.07

143

Di sản viên hạng II

V.10.05.16

02

01

144

Di sản viên hạng III

V.10.05.17

145

Di sản viên hạng IV

V.10.05.18

Không quy định

146

Đạo diễn nghệ thuật hạng I

V.10.03.08

03

02

147

Đạo diễn nghệ thuật hạng II

V.10.03.09

148

Đạo diễn nghệ thuật hạng III

V.10.03.10

149

Đạo diễn nghệ thuật hạng IV

V.10.03.11

Không quy định

150

Diễn viên hạng I

V.10.04.12

03

02

151

Diễn viên hạng II

V.10.04.13

152

Diễn viên hạng III

V.10.04.14

153

Diễn viên hạng IV

V.10.04.15

Không quy định

154

Phương pháp viên hạng II

V.10.06.19

02

01

155

Phương pháp viên hạng III

V.10.06.20

156

Phương pháp viên hạng IV

V.10.06.21

Không quy định

157

Hướng dẫn viên văn hóa hạng II

V.10.07.22

02

01

158

Hướng dẫn viên văn hóa hạng III

V.10.07.23

159

Hướng dẫn viên văn hóa hạng IV

V.10.07.24

Không quy định

11. Chuyên ngành thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) - Có 02 văn bản (26 chứng chỉ)

160

Biên tập viên hạng I

V.11.01.01

03

02

161

Biên tập viên hạng II

V.11.01.02

162

Biên tập viên hạng III

V.11.01.03

163

Phóng viên hạng I

V.11.02.04

03

02

164

Phóng viên hạng II

V.11.02.05

165

Phóng viên hạng III

V.11.02.06

166

Biên dịch viên hạng I

V.11.03.07

03

02

167

Biên dịch viên hạng II

V.11.03.08

168

Biên dịch viên hạng III

V.11.03.09

169

Đạo diễn truyền hình hạng I

V.11.04.10

03

02

170

Đạo diễn truyền hình hạng II

V.11.04.11

171

Đạo diễn truyền hình hạng III

V.11.04.12

172

An toàn thông tin hạng I

V11.05.09

03

02

173

An toàn thông tin hạng II

V11.05.10

174

An toàn thông tin hạng III

V11.05.11

175

Quản trị viên hệ thống hạng I

V11.06.12

04

03

176

Quản trị viên hệ thống hạng II

V11.06.13

177

Quản trị viên hệ thống hạng III

V11.06.14

178

Quản trị viên hệ thống hạng IV

V11.06.15

179

Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng I

V11.07.16

03

02

180

Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng II

V11.07.17

181

Kiểm định viên công nghệ thông tin hạng III

V11.07.18

182

Phát triển phần mềm hạng I

V11.08.19

04

03

183

Phát triển phần mềm hạng II

V11.08.20

184

Phát triển phần mềm hạng III

V11.08.21

185

Phát triển phần mềm hạng IV

V11.08.22

12. Chuyên ngành giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) - Có 01 văn bản (04 chứng chỉ)

186

Cảng vụ viên hàng không hạng I

V.12.01.01

04

03

187

Cảng vụ viên hàng không hạng II

V.12.01.02

188

Cảng vụ viên hàng không hạng III

V.12.01.03

189

Cảng vụ viên hàng không hạng IV

V.12.01.04

Tổng số:

- Có 145 chng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp/189 chức danh

- Có 155 chức danh nghề nghiệp yêu cầu chúng chỉ ngoại ngữ

- Có 142 chức danh nghề nghiệp yêu cầu chứng chỉ tin học

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm