Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm học 2016 - 2017

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm học 2016 - 2017

Đề cương giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm học 2016 - 2017. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức trong nửa đầu học kì 2 thông qua việc nhắc lại kiến thức cơ bản, đồng thời nâng cao kỹ năng giải đề thi thông qua việc trả lời các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo để tự tin bước vào kì thi giữa học kì 2.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2016 - 2017

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 trường THCS Biên Giới, Tây Ninh năm học 2015 - 2016

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 9

I. LÝ THUYẾT

1. Dòng điện xoay chiều

  • Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
  • Có hai cách tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều là: cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hoặc cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn

2. Máy phát điện xoay chiều

  • Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
  • Có hai loại máy phát điện xoay chiều: một loại nam châm quay còn một loại cuôn dây quay.
  • Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của rôto.

3. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

  • Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ ...
  • Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
  • Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-)..

4. Truyền tải điện năng đi xa

  • Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
  • Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn vật lý lớp 9

  • Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có 2 cách: Tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn hoặc giảm điện trở của dây dẫn. Để giảm điện trở ta phải: Tăng tiết diện dây dẫn (tốn kém) hoặc chọn dây có điện trở suất nhỏ (tốn kém)
  • Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng máy biến thế.

5. Máy biến thế

  • Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
  • Không thể dùng dòng điện một chiều không đổi (dòng điện một chiều) để chạy máy biến thế được.
  • Tỉ số hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các cuộn dây đó. đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn vật lý lớp 9
  • Có 2 loại máy biến thế là máy tăng thế hoặc máy hạ thế. Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì gọi là máy tăng thế còn số vòng dây ở cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì gọi là máy hạ thế.

6. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

  • Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

* Trong hình vẽ:

đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn vật lý lớp 9

  • SI là tia tới
  • IK là tia khúc xạ
  • PQ là mặt phân cách
  • NN' là pháp tuyến
  • Góc SIN = i là góc tới
  • Góc NIK = r là góc khúc xạ

* Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Ngược lại, khi tia sáng truyền từ các môi trường trong suốt khác sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

* Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm).

* Góc tới bằng 00, góc khúc xạ bằng 00 (tia sáng vuông góc với mặt phân cách thì tia ló truyền thẳng).

7. Thấu kính hội tụ:

a) Đặc điểm của thấu kính hội tụ:

  • Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
  • Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
  • Dùng thấu kính hội tụ quan sát dòng chữ thấy lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn vật lý lớp 9đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn vật lý lớp 9
  • Trong đó:
    • Δ là trục chính
    • F, F' là hai tiêu điểm
    • O là quang tâm
    • OF = OF' = f gọi là tiêu cự của thấu kính

b) Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:

(1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.

(2): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới.

(3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

c) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ:

  • Nếu d < f cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật
  • Nếu d = f ảnh ở vô cùng
  • Nêu f < d < 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật
  • Nếu d = 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật
  • Nếu d > 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
  • Nếu d = ∞ cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. Ảnh nằm tại tiêu điểm.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 9

    Xem thêm