Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương Vật lý lớp 6 học kì 2 năm 2020 - 2021

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 6 được VnDoc biên soạn và đăng tải bao gồm các dạng bài tập trọng tâm dành cho các bạn học sinh lớp 6. Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 6 này sẽ giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 sắp diễn ra. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi cho các em học sinh ôn tập cuối năm và cho ra đề thi học kì 2 lớp 6. Mời các bạn tham khảo tải về bản đầy đủ.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2
MÔN VẬT LÝ 6

A. Kiến thức trọng tâm

1. Sự nở ra vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.

2. Một số ứng dụng sựu nở ra vì nhiệt.

3. Nhiệt kế - thang nhiệt độ.

4. Sự nóng chảy và sự đông đặc.

5. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.

6. Sự sôi

B. Câu hỏi ôn tập dạng trắc nghiệm

Câu 1. Chọn khẳng định sai:

A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau.

B. Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt.

C. Các chất rắn khác nháu có sự co dãn vì nhiệt khác nhau.

D. Khi co dãn vì nhiệt, các chất rắn có thể gây ra lực lớn.

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn:

A. Khối lượng riêng của vật tăng
B. Thể tích của vật giảm
C. Khối lượng riêng của vật tăng
D. Thể tích của vật tăng
Câu 3: Đường kính của một quả cầu có sự thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi?

A. Tăng lên
B. Giảm xuống
C. Tăng lên hoặc giảm xuống
D. Không thay đổi
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà thường có dạng lượn sóng?

A. Dễ thoát nước
B. Dễ dàng co dãn vì nhiệt
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 5: Chọn câu trả lời sai:

A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên
B. Chất lỏng khác nhau có dãn vì nhiệt khác nhau
C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi
D. Chất lỏng khác nhau có dãn vì nhiệt giống nhau
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước quá đầy ấm?

A. Lâu sôi
B. Tốn chất đốt
C. Làm bếp bị đè nặng
D. Nước sôi làm thể tích tăng lên và tràn ra ngoài
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
B. Khối lượng của chất lỏng giảm
C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
D. Khối lượng của chất lỏng tăng
Câu 8: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng?

A. Thể tích chất lỏng giảm
B. Khối lượng chất lỏng không đổi
C. Thể tích chất lỏng tăng
D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
Câu 9: Chọn đáp án sai:

A. Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra
B. Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại
C. Nước co dãn vì nhiệt
D. Tại 00C nước sẽ đóng băng
Câu 10: Nước ở thế nào có khối lượng riêng lớn nhất?

A. Thể rắn
B. Thể lỏng
C. Thể khí
D. A, B, C đều đúng
Câu 11: Ở điều kiện bình thường, nhận xét nào sau đây sai?

A. Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra
B. Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại
C. Nước co dãn vì nhiệt
D. Tại 00C nước sẽ đóng băng
Câu 12: Nước ở thế nào có khối lượng riêng lớn nhất?

A. Nước có thể là chất lỏng, chất khí, chất rắn
B. Không khí, ô xi, ni tơ là chất khí
C. Rượu, nước, thủy ngân là chất lỏng
D. Đồng, sắt, chì là chất rắn
Câu 13: Chọn đáp án đúng: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ?

A. Quả bóng gặp nhiệt độ cao nên nở ra
B. Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng
C. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt
D. Vì vỏ quả bóng co lại khi gặp nước
Câu 14: Băng kép được cấu tạo bằng:

A. Hai thanh kim loại khác nhau
B. Một thanh đồng và một thanh nhôm
C. Một thanh đồng và một thanh sắt
D. Một thanh nhôm và hai thanh sắt
Câu 15: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray khác nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn?

A. Để tiết kiệm lượng sắt làm thanh ray
B. Tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt
C. Để tạo ra âm thanh đặc biệt
D. Dễ uốn cong đường ray
Câu 16: Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng:

A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
B. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. Dãn nở vì nhiệt của chất khí
D. Dãn nở vì nhiệt của các chất

C. Câu hỏi ôn tập dạng tự luận

Câu 1: Hãy so sánh sự giống và khác nhau về sự nở ra vì nhiệt của chất rắn và chất khí?

Câu 2: Hãy so sánh sự giống và khác nhau về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng và chất khí?

Câu 3: Nêu kết luận về sự đông đặc và sự nóng chảy? Lấy ví dụ ứng dụng thực tế?

Câu 4: Nêu kết luận về sự bay hơi và sự ngưng tụ? Lấy ví dụ ứng dụng thực tế?

Câu 5: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.

Câu 6: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau đó lại sáng trở lại?

Câu 7: Tại sao khi trồng chuối hay chồng mía người ta thường chặt bớt lá?

Câu 8: Tại sao khi rót nước nóng vào cố thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

Còn tiếp 

Mời bạn đọc tham khảo tài liệu đầy đủ

----------------------------------------------

Đề thi học kì 2 lớp 6 tải nhiều nhất

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Vật Lý lớp 6

    Xem thêm