Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 2 năm 2020 - 2021 Có đáp án
Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 2 năm 2020 - 2021 Có đáp án bao gồm đáp án chi tiết chuẩn theo các mức độ nhận thức trong chương trình Vật lý 6. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới nói chung và ôn thi kiểm tra cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 6 hiệu quả. Đồng thời đây cũng là tài liệu cho các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh.
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6
Bảng ma trận đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Ròng rọc | 1. Nêu được tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động. | 2. Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó. | |||
Số câu | 0,5 C1 | 0,5 C1 | 1 | ||
Số điểm | 1 | 1 | 2(20%) | ||
Sự nở vì nhiệt của các chất - Sự chuyển thể | 3. Nêu được sự nóng chảy và sự đông đặc là gì. Nhận biết được sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. | 4. Mô tả tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào. Hiểu được sự bay hơi và ngưng tụ phụ thuộc vào yếu tố nào. | 5. Dựa đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy (đông đặc) của một chất để nêu tên các quá trình chuyển thể của chất đó. | 6. Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế | |
Số câu | 1 C2 | 0,5 C3 | 1 C4 | 0,5 C3 | 3 |
Số điểm | 2,5 | 1,5 | 2,5 | 1,5 | 8 (80%) |
TS. Câu | 1 | 1 | 1,5 | 0,5 | 4 |
TS. Điểm | 2,5 | 2,5 | 3,5 | 1,5 | 10 (100%) |
Đề bài: Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 2
Câu 1. (2 điểm)
Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?
Cho 02 ví dụ về việc sử dụng ròng rọc trong thực tế?
Câu 2. (2,5 điểm)
a) Thế nào là sự nóng chảy? Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của các chất thay đổi như thế nào?
b) So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn và chất khí?
Câu 3. (3 điểm)
a) Thế nào là sự bay hơi ? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta thường phạt bớt lá?
Câu 4. (2,5 điểm)
Dựa vào đồ thị đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi thôi không đun nóng một chất B trả lời các câu hỏi sau:
a) Nhiệt độ đông đặc của chất B là bao nhiêu?
Chất B là chất gì?
b) Sự đông đặc của chất B bắt đầu từ phút thứ mấy? Thời gian đông đặc của chất B là bao nhiêu phút?
Ở 75oC chất B tồn tại ở thể gì?
Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6
Câu | Nội dung | Điểm |
1(2đ) | - Dùng ròng rọc cố định để đưa một vật lên cao tác dụng thay đổi hướng của lực kéo. - Dùng ròng rọc động để đưa một vật lên cao làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. - Cho 02 ví dụ về việc sử dụng ròng rọc trong thực tế. | 0,5đ 0,5đ 1đ |
2(2,5đ) | a) Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. b) So sánh: Giống nhau: chất rắn và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Khác nhau: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn | 0. 5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
3(3đ) | a) Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. b) Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn. | 0,75đ 0,75đ 1,5đ |
4 (2,5đ) | a) Ở 800C - Chất B là băng phiến b) Bắt đầu từ phút thứ 3 - 5 phút - Thể rắn | 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 6 các môn Toán, Văn, Sử, Địa, Vật Lý, Sinh, Tiếng Anh,. . . . . và các dạng bài ôn tập môn Ngữ Văn 6, và môn Toán 6. Những đề thi này được VnDoc. com sưu tầm và chọn lọc từ các trường THCS trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì 2 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.