Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2014 - 2015 trường Tiểu học Đại Lãnh 2, Khánh Hòa
Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2014 - 2015 trường Tiểu học Đại Lãnh 2, Khánh Hòa được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích giúp các em ôn luyện và củng cố kiến thức hiệu quả sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng cuối học kì 1. Mời các em tham khảo.
Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Toán lớp 3 năm học 2014 - 2015 trường Tiểu học Đại Lãnh 2, Khánh Hòa
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Kim An, Hà Nội năm 2014 - 2015
Trường TH Đại Lãnh 2 | KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Tiếng Việt 3 |
PHẦN ĐỌC (40 PHÚT)
1/ Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:
Dựa và nội dung bài tập đọc: "Người liên lạc nhỏ" (sách Tiếng việt 3, tập 1, trang 112 và 113)
Hãy khoanh trước ý trả lời đúng nhất và thực hiện các câu hỏi theo yêu cầu:
Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
A. Đưa thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
B. Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
C, Dẫn đường đưa cán bộ đến gặp giặc Tây.
Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
A. Bác cán bộ thích cách ăn mặc của người Nùng.
B. Bác cán bộ luôn yêu núi rừng Việt Bắc.
C. Để dễ hòa đồng với mọi người, làm địch tưởng bác cán bộ là người địa phương.
Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Câu 4: Sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng đã giúp được hai bác cháu điều gì?
A. Khiến bọn giặc vui mừng nên hai bác cháu đã thoát khỏi vòng vây của địch.
B. Khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên để hai bác cháu đi qua.
C. Khiến nơi ở của người Nùng luôn bị giặc tấn công.
Câu 5: Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh?
A. Ông ké ngồi ngay xuống tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính.
B. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá
C. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.
Câu 6: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một bông hoa trong vườn.
............................................................................................................
............................................................................................................
...........................................................................................................
II/ Đọc thành tiếng:
Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập một khoảng: 1 phút 45 giây – 2 phút 00 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định như sau:
Bài 1: "Cô giáo tí hon"; đọc đoạn: "Bé treo nón,...mớ tóc mai." (trang 17 và 18 ).
Bài 2: "Bài tập làm văn"; đọc đoạn: "Tôi cố nghĩ ...bài tập làm văn." (trang 46).
Bài 3: "Nhớ lại buổi đầu đi học"; đọc đoạn: "Hằng năm ,...hôm nay tôi đi học." (trang 51).
Thời gian kiểm tra:
* Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.
* Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.
PHẦN VIẾT (40 phút)
I/ Phần chính tả: (nghe – viết) bài: "Ông ngoại" Sách Tiếng việt 3, trang 34).
Viết đoạn từ: "Thành phố ............. chữ cái đầu tiên."
II/ Phần Tập làm văn:
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đén 7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý sau:
- Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể .....)?
- Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị ) có gì đáng yêu?
- Điều gì làm em thích và đáng nhớ nhất?
- Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?
Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
PHẦN ĐỌC (40 phút)
I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (4 điểm)
Câu 1, 2, 4: Điền đúng mỗi câu ghi: 0.5 điểm (A, C, B)
Câu 3: (1 điểm)
Câu 5: (1 điểm) Đặt đúng mẫu câu: Ai thế nào?
II Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Có thể phân ra các yêu cầu sau:
1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 2.0 điểm
- Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm
2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 2,0 điểm
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 1,5 điểm
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0.5 điểm
3/ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm
- Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm
4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định
- Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;
- Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.
5/Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu : 1,0 điểm
- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : ghi 0,5 điểm
PHẦN VIẾT (40 phút)
I. Chính tả: (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi (hoặc chỉ mắc 1 lỗi) chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: ghi 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ ràng; sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 1 điểm cho toàn bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
- Bài được ghi điểm 5 phải bảo đảm các yêu cầu sau :
- Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể .....)?
- Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
- Điều gì làm em thích và đáng nhớ nhất?
- Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể ghi một trong các mức sau :4.5 – 4.0- 3.5 – 3.0 – 2.5 – 2.0 – 1.5 – 1.0 – 0.5.