Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án là đề thi tham khảo dành cho các bạn học sinh lớp 12 luyện tập nhằm củng cố kiến thức, ôn thi học kì 1 hiệu quả. Chúc các bạn học tốt môn Vật lý 12.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Nhân Chính, Hà Nội năm học 2016 - 2017

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÍ 12
Thời gian làm bài: 45 phút;

Câu 1: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 16 cm, lò xo có độ cứng 40 N/m. Chọn gốc tọa độ và gốc thế năng ở vị trí cân bằng, khi vật có li độ 8 cm thì động năng của vật có giá trị:

A. 0,512 J B. 0,128 J C. 1,28 J D. 0,384 J

Câu 2: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 12 cm, lò xo có độ cứng 40 N/m. Chọn gốc tọa độ và gốc thế năng ở vị trí cân bằng, cơ năng của vật có giá trị:

A. 2,88 kJ B. 0,288 J C. 0,576 J D. 5,76 kJ

Câu 3: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 8 cm, lấy g = π2 (m/s2). Trong quá trình dao động, độ lớn lực đàn hồi cực đại gấp ba lần độ lớn lực đàn hồi cực tiểu. Hỏi vật thực hiện được 80 dao động trong thời gian bao lâu?

A. 64 s B. 0,8 s C. 0,4s D. 40 s

Câu 4: Một con lắc đơn có chiều dài l, khối lượng vật nặng m, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g với chu kì T. Nếu tăng khối lượng vật nặng lên 2 lần thì chu kì dao động của con lắc

A. tăng lên 2 lần B. giảm đi 2 lần C. tăng lên 2 lần D. không đổi

Câu 5: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là x1 = 4cosx(10t - π/4) (cm) và x2 = 3cosx(10t + 3π/4) (cm). Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là

A. 50 cm/s. B. 100 cm/s. C. 10 cm/s. D. 80 cm/s.

Câu 6: Tần số dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài l, tại nơi có gia tốc trọng trường g, được xác định bởi biểu thức

Câu 7: Một chất điểm có khối lượng m = 400 g dao động điều hoà với chu kỳ 2 s; biên độ bằng 10 cm. Lấy π2 = 10. Lực kéo về tác dụng vào chất điểm có độ lớn cực đại bằng:

A. 4 N B. 40 N C. 5 N D. 0,4 N

Câu 8: Tần số của con lắc lò xo dao động điều hòa được tính theo công thức nào sau đây?

Câu 9: Con lắc lò xo gồm vật m = 200 g gắn vào đầu một lò xo có độ cứng 80 N/m dao động điều hòa. Tần số góc của vật có giá trị:

A. 10 rad/s B. 20 rad/s C. 0,1π rad/s D. 0,2π rad/s

Câu 10: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 8cm và 6cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể là:

A. 20cm B. 15cm C. 10cm D. 1,5cm

Câu 11: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có các phương trình dao động là: x1 = 3cos(ωt - π/4) (cm) và x2 = 4cos(ωt - π/4) (cm). Biên độ của dao động tổng hợp hai dao động trên là

A. 7 cm. B. 5 cm. C. 1 cm. D. 12 cm.

Câu 12: Dao động tắt dần có

A. pha giảm dần theo thời gian B. tần số giảm dần theo thời gian.

C. cơ năng giảm dần theo thời gian. D. chu kì giảm dần theo thời gian.

Câu 13: Hai dao động điều hòa có các phương trình li độ lần lượt là x1 = 5cos(100πt) (cm) và x2 = 12cos(100πt + π/2) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng

A. 17 cm. B. 13 cm. C. 7 cm. D. 8,5 cm.

Câu 14: Cho hai dao động cơ cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ A, cùng pha. Biên độ của dao động tổng hợp là 20cm. Biên độ dao động A bằng:

A. 10cm B. 10√2 cm C. 20cm D. 40cm

Câu 15: Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình ly độ x = 10cos(4πt + π/3) (cm). Ở thời điểm t = 0 chất điểm có ly độ xo bằng bao nhiêu và chuyển động theo chiều nào sau đây?

A. xo = 5√3 cm; chuyển động ngược chiều dương B. xo = 5√3 cm; chuyển động theo chiều dương

C. xo = 5cm; chuyển động ngược chiều dương D. xo = 5cm; chuyển động theo chiều dương

Câu 16: Một xe ô tô chạy trên đường, cứ cách 8m lại có một rãnh nhỏ chắn ngang đường. Chu kì dao động tự do của khung xe trên các lò xo là 1,5s. Xe chạy với vận tốc nào thì bị rung mạnh nhất?

A. 19,2 m/s B. 5,3 km/h C. 8,3 m/s D. 19,2 km/h

Câu 17: Một chất điểm dao động điều hoà với chu kỳ 0,5 s; biên độ bằng 12 cm. Ở thời điểm ban đầu t = 0, chất điểm có ly độ bằng 6√3 cm và chuyển động theo chiều dương. Hỏi chất điểm qua vị trí có ly độ 6 cm lần thứ nhất vào thời điểm nào sau đây?

A. 0,125 s B. 0,08 s C. 0,25 s D. 0,167 s

Câu 18: Một con lắc đơn được thả không vận tốc đầu ở vị trí biên có biên độ góc α0. Trong quá trình dao động tỉ số giữa độ lớn lực căng cực đại và độ lớn lực căng cực tiểu của dây treo bằng 4. Biên độ góc của con lắc bằng:

A. 300 B. 750 C. 600 D. 450

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12

1. D; 2. B; 3. A; 4. D; 5. C; 6. A; 7. D; 8. B; 9. B; 10. C

11. A; 12. C; 13. B; 14. A; 15.C; 16. D; 17. A; 18. C; 19. D; 20. C

21. D; 22. B; 23. A; 24. A; 25. D; 26. C; 27. D; 28. B; 29. B; 30. D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 12

    Xem thêm