Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề luyện thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 3

Đề luyện thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Đề luyện thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3 cho các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo cho con em mình ôn luyện, chuẩn bị kiến thức cho kì thi tuyển sinh vào lớp 6 trường Chuyên, trường chất lượng cao năm học mới đạt hiệu quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Và để chuẩn bị cho chương trình học lớp 6, các thầy cô và các em tham khảo: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề bài: Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

BÀI 01 (3,5 điểm)

1/ Các từ ngữ được in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có đặc điểm chung gì?

a) mênh mông, lộp độp, mềm mại, rào rào:……………………………………

b) nhi đồng, trẻ em, thiếu nhi, con trẻ:…………………………………………..

c) cánh buồm, cánh chim, cánh diều, cánh quạt: ……………………………..

d) đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng: ……………………………….

2/ Thuyền ta chầm chậm vào

Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im

Lá rừng với gió ngân se sẽ

Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.

(Theo Hoàng Trung Thông)

Danh từ:…………………………………………………………………………………..

Động từ:…………………………………………………………………………………..

Đại từ:…………………………………………………………………………………….

Tính từ:……………………………………………………………………………………

Quan hệ từ……………………………………………………………………………….

b/ Từ họa trong câu thơ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim có nghĩa là gì?

BÀI 02 (4 điểm)

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi là một đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vải của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo Xinh Xinh, trông rất oách của tôi.

[…] Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…

[…] Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc quần âu phục cũ của ba.

(Theo Phạm Lê Hải Châu)

1/ Ghi lại các từ láy có trong phần văn bản trên ………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

2/ Chỉ ra phép liên kết câu có trong hai câu đầu của văn bản trên: ………

……………………………………………………………………………………………….

3/ Chủ ngữ trong câu Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Là:……………………………………………………………………………………………

4/ Theo em, dấu ba chấm (…) nằm ở cuối câu Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… thể hiện tình cảm của nhân vật tôi như thế nào?

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

BÀI 03 (3 điểm)

… Đi qua thời ấu thơ

Bao điều bay đi mất

Chỉ còn trong đời thật

Tiếng người nói với con

Hạnh phúc khó khăn hơn

Mọi điều con đã thấy

Nhưng là con giành lấy

Từ hai bàn tay con.

(Theo Vũ Đình Mạnh)

1/ Giải nghĩa từ bay trong đoạn thơ trên và cho biết từ này mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

2/ Đoạn thơ trên là lời tâm sự của ai với người con? Em hiểu như thế nào về ý thơ Hạnh phúc khó khăn hơn?

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

BÀI 04 (4.5 điểm)

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì.

[…] Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

[…] Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.

1/ Những đoạn thơ trên nằm trong bài thơ………………………………..

của tác giả ……………………………………………………………………………

2/ Bài thơ trên gợi cho em nhớ tới những truyện cổ Việt Nam nào?

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

3/ Câu thơ Ở hiền thì lại gặp hiền gợi cho em nghĩ tới câu tục ngữ nào?

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

4/ Từ những đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận về bài thơ và ý nghĩa của việc đọc truyện cổ nước mình.

Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Bài 1. (3.5 điểm)

1. Các từ ngữ được in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có đặc điểm chung: (1 điểm)

a. mênh mông, lộp độp, mềm mại, rào rào – Từ láy (0.25 đ)

b. nhi đồng, trẻ em, thiếu nhi, con trẻ – Từ ghép đồng nghĩa (0.25 đ)

c. cánh buồm, cánh chim, cánh diều, cánh quạt – Từ nhiều. nghĩa (0.25 đ)

d. đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng – Từ đồng âm (0 25 đ)

2. a. Phân loại các từ có trong đoạn thơ: (2 điểm)

Danh từ: thuyền, Ba Bể, núi, hồ, lá rừng, gió, tiếng lòng, tiếng chim (0.5 đ)

(4 từ đúng được 0.25 đ)

Động từ: vào, dựng, ngân, họa (0.5 đ)

(2 từ đúng được 0.25 đ)

Tính từ: chầm chậm, cheo leo, lặng im, se sẽ (0.5 đ)

(2 từ đúng được 0.25 đ)

Đại từ: ta (0.25 đ)

Quan hệ từ: với (0.25 đ)

b. Từ họa trong câu thơ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim có nghĩa là hòa chung (hòa vào) một nhịp, hưởng ứng. (0.5 điểm)

Bài 2. (4 điểm)

1. Các từ láy có trong văn bản: xinh xinh, mạnh mẽ, ấm áp, chững chạc (1 điểm)

(1 từ đúng được 0.25 đ)

2. Các phép liên kết câu có trong hai câu đầu của văn bản: phép thế. (0.5 điểm)

3. Chủ ngữ trong câu “Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.” là: Đó (0.5 điểm)

4. Gợi ý trả lời: (2 điểm)

Trong câu văn Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…, dấu ba chấm thể hiện:

– Tình cảm yêu thương của cha dành cho con và nỗi xúc động nghẹn ngào của con không thể diễn đạt hết bằng lời. (1 điểm – nếu học sinh trả lời thành hai ý riêng, mỗi ý cho 0.5 điểm)

– Hơi ấm từ chiếc áo và lồng ngực ấm áp của ba như truyền sang cho con mãi mãi. (0.5 đ)

– Hình ảnh người cha mạnh mẽ luôn là niềm tự hào in đậm trong trái tim của người con. (0.5 đ)

Bài 3. (3 điểm)

1. Giải nghĩa từ bay: đi qua/ trôi qua/ biến mất / lùi dần vào quá khứ. (0.5 đ)

Từ bay trong đoạn thơ mang nghĩa chuyển. (0.5 đ)

2. Gợi ý trả lời: (2 điểm)

– Đoạn thơ là lời tâm sự của người cha đối với con. (0.5 đ)

– Ý thơ Hạnh phúc khó khăn hơn học sinh có thể hiểu:

+ Thời ấu thơ, trẻ em được sống trong thế giới thần tiên đẹp đẽ… trong sự yêu thương bao bọc của mọi người. (0.5 đ)

+ Đi qua thời ấu thơ, cuộc sống đời thực có nhiều thử thách, hạnh phúc có được phải do chính hai bàn tay con tạo dựng nên (lao động, ý chí, nghị lực, niềm tin.) (1 đ – nếu học sinh trả lời thành hai ý riêng, mỗi ý cho 0.5 đ)

* Khuyến khích những học sinh có ý thức phát hiện những đặc điểm nghệ thuật của văn bản.

Bài 4. (4.5 điểm)

1. Bài thơ Truyện cổ nước mình (0.25 đ)

Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ (0.25 đ)

2. Bài thơ trên gợi cho em nhớ tới những truyện cổ Việt Nam: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Cây khế,… (Học sinh tìm đúng 01 truyện được 0.25 đ/ tối đa được 0.5 đ cho 02 truyện)

3. Câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành. (0.5 đ)

4. Gợi ý trả lời: (3 điểm)

– Học sinh cảm nhận được niềm tự hào của tác giả về kho tàng truyện cổ Việt Nam. (0.5 đ)

– Học sinh cảm nhận được những bài học ý nghĩa từ truyện cổ: phẩm chất tốt đẹp, lời răn dạy quý báu của cha ông truyền cho đời sau. (1 đ – nếu học sinh trả lời thành hai ý riêng, mỗi ý cho 0.5 đ)

– Việc đọc truyện cổ có ý nghĩa: giúp cho người đọc hình dung được cuộc sống của cha ông ngày xưa (0.5 đ), hiểu và làm theo lời khuyên dạy quý báu của cha ông. (0.5 đ)

* Hình thức yêu cầu: (0.5 đ)

– Đoạn văn bám sát yêu cầu của đề bài, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt lưu loát, trôi chảy.

– Học sinh có ý thức phát hiện những đặc điểm nghệ thuật của văn bản (thể thơ, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật…)

Trên đây là mẫu Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng việt năm 2020 - 2021 - Đề 3 bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, cấu trúc đề thi bám sát chương trình học từ cơ bản đến nâng cao cho các em học sinh tham khảo nắm được nội dung đề thi ôn tập ôn thi vào lớp 6.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
43
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

    Xem thêm