Đề luyện thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 1

Đề luyện thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Đề luyện thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 1 cho các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo cho con em mình ôn luyện, chuẩn bị kiến thức cho kì thi tuyển sinh vào lớp 6 trường Chuyên, trường chất lượng cao năm học mới đạt hiệu quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Và để chuẩn bị cho chương trình học lớp 6, các thầy cô và các em tham khảo: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề bài: Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Bài 1.

1. Điền vào chỗ trống để hoàn thành các khái niệm sau:

a) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng…………………..

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

b) Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có…………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………

2. Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành hai nhóm: truyền thống, truyền bá, truyền tin, truyền nghề

a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau).

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

c) Tìm một câu tục ngữ thể hiện đạo lí tốt đẹp của ông cha ta

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 02.

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen… dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

(Bài ca về trái đất – Định Hải)

a) Từ ta trong đoạn thơ dùng để chỉ ai? Từ đó thuộc từ loại nào?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

b) Đặt một câu có chứa từ đồng âm với từ sắc có trong đoạn thơ.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

c) Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

d) Em hãy nêu ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm ở cuối đoạn thơ.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 03.

1/ Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng.

2/ Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sông nước, cái rạng rỡ của đất trời. 3/ Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh.

4/ Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng.

5/ Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.

6/ Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

7/ Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.

(Vịnh Hạ Long – theo Thi Sảnh)

a) Chỉ rõ phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết trong các câu văn 3, 4, 5, 6.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

b) Ghi lại các tính từ trong câu văn số 6. Việc đặt các tính từ gần nhau trong một câu văn có tác dụng gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Hạ Long? Đó là vẻ đẹp như thế nào?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

c) Câu văn số 5 là câu đơn hay câu ghép? Chép lại và xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn đó.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 04.

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

a) Bài văn trên có tên là gì? Của tác giả nào?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

b) Em hãy giải nghĩa từ khát vọng.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

c) Vì sao tác giả lại nói Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về trò chơi thả diều của trẻ thơ?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

d) Em hãy kể một số trò chơi dân gian của tuổi thơ mà em thích.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Bài 05.

Hãy viết một bài văn diễn tả khát vọng về nghề nghiệp của em trong tương lai.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Bài 1

a) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

b) Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

2/

a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau): truyền thống, truyền nghề.

b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết: truyền bá, truyền tin.

c)

Uống nước nhớ nguồn/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/…

Bài 2

a) Từ ta trong đoạn thơ dùng để chỉ con người nói chung và trẻ em khắp năm châu nói riêng.

Ta là đại từ.

b) Đặt câu với từ sắc có nghĩa là dấu thanh.

c) Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật:

– Nhân hóa: Trái đất trẻ

– So sánh: Ta là nụ, là hoa của đất.

– Điệp ngữ: Hai câu cuối

d) Ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm ở cuối đoạn thơ:

– Khẳng định tầm quan trọng của con người, nhất là trẻ em trên trái đất(từ quý, thơm).

– Khẳng định mọi người không kê tôn giáo, chủng tộc, màu da đều là tinh túy của trời đất (người ta là hoa đất) nên đều có vẻ đẹp riêng đều đáng quý, đáng trân trọng.

– Kêu gọi tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các đất nước, các châu lục với nhau.

Bài 3

a) Phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết trong các câu văn 3, 4, 5, 6

– Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp: Hạ Long, bốn mùa, màu xanh

– Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thê từ ngữ: (màu xanh) ấy

b)

– Các tính từ ở câu văn số 6: trường cửu, bát ngát, trẻ trung, phơi phới.

– Tác dụng của việc đặt các tính từ gần nhau: nhấn mạnh và làm tăng lên vẻ đẹp tồn tại mãi mãi, trẻ trung, tràn đầy sức sống của Hạ Long.

c) Câu đơn.

CN: Bốn mùa Hạ Long

VN: mang trên mình môt màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.

Bài 4

a) Bài văn trên có tên là Cánh diều tuổi thơ của tác giả Tạ Duy Anh.

b) Khát vọng: Điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ.

c)

– Tác giả nói: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của tác giả, làm cho tuổi thơ của ông có thêm nhiều niềm vui và những kỉ niệm đáng nhớ.

– Điều đó gợi cho em suy nghĩ về trò chơi thả diều của trẻ thơ:

+ Đây là trò chơi thân thuộc, găn bó với trẻ thơ.

+ Đối với trẻ em ở nông thôn, trò chơi này giúp các em xua tan những mệt nhọc vất vả trong công việc hàng ngày,đồng thời mang đến cho các em niềm tin, ước mơ tốt đẹp.

d) Em hãy kể một số trò chơi dân gian của tuổi thơ mà em thích: Thả đỉa ba ba, Trốn tìm, Trồng nụ trồng hoa, Thả diều, Trọi dế, Ô ăn quan, Nhảy dây…

Bài 5

– Đoạn văn cần nêu rõ các ý:

+ Đó là nghề gì?

+ Điều gì khiến em có mong muốn mạnh mẽ để làm nghề đó?

+ Em hiểu biết gì về nghề đó? Nghề đó cần ở em những đức tính gì?

+ Để sau này làm được nghề đó, bây giờ em có những hành động cụ thể nào?

– Đoạn văn diễn đạt với bố cục chặt chẽ; câu văn đúng ngữ pháp; từ dùng đúng, hay.

Lưu ý:

Bài văn gây ấn tượng sâu sắc khi nói rõ được mong muốn mạnh mẽ (khát vọng) khiến học sinh chọn nghề mình sẽ làm trong tương lai.

Trên đây là mẫu Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng việt năm 2020 - 2021 - Đề 1 bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, cấu trúc đề thi bám sát chương trình học từ cơ bản đến nâng cao cho các em học sinh tham khảo nắm được nội dung đề thi ôn tập ôn thi vào lớp 6.

Đánh giá bài viết
16 4.854
Sắp xếp theo

Thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Xem thêm