Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bánh Chưng hay Bánh Trưng

Bánh Chưng hay Bánh Trưng mới là viết đúng chính tả tiếng Việt

Nhắc đến bánh Chưng người ta thường nghĩ ngay đến tết nhưng từ bánh Chưng hay bánh Trưng cũng khiến nhiều người hay nhầm lẫn. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hai từ này mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hai từ đó nhé

Bánh Trưng hay Bánh Chưng mới là cách viết loại bánh đặc trưng trong ngày Tết theo đúng chính tả tiếng Việt. Xin trả lời, Bánh Chưng mới là cách viết đúng, trong khi nhiều người viết sai chính tả cho rằng đó phải là Bánh Trưng, vì từ Trưng mang nghĩa loại bánh Trưng Bày ngày Tết.

Bánh Chưng hay Bánh Trưng

Bánh Chưng hay Bánh Chưng mới đúng, giải nghĩa tường tận

Bánh Chưng là cách viết đúng chính tả tiếng Việt từ bao đời nay rồi. Các từ điển, văn bản hành chính, sách báo chuẩn đều ghi bánh Chưng. Nhiều người đọc nhầm thành bánh Trưng thay vì bánh Chưng có thể bởi một số vùng miền ngoài Bắc hay lẫn lộn âm Tr với âm Ch. Hoặc không ít người nghĩ Bánh Trưng theo nghĩa Trưng Bày, tức loại bánh được Trưng ra ngày Tết hay các dịp đám hỏi, lễ lạt.

Tham khảo thêm: Sáng Trưng hay Sáng Chưng

Chưng (烝) là từ Hán-Việt với nghĩa gốc hàm ý hơi nóng hoặc hơi nước bốc lên. Trong đó, chữ tượng hình 烝 (Chưng) mô tả hình ảnh nấu bánh. Kí tự bên dưới biểu trưng cho đốm lửa (Hỏa), tiếp đến một gạch ngang tượng trưng cho đáy nồi (Kim), bên trên tượng trưng cho nước (Thủy), trên cùng thêm gạch ngang nữa biểu trưng cho nắp đậy.

Vì thế mà chúng ta có thể hiểu từ Chưng mang nghĩa là hành động đun, hấp thức ăn bằng nước hay hấp hơi.

Nhưng cách viết Bánh Chưng không phải là chưng cất, mà Chưng ở đây chỉ mang nghĩa nấu bằng nước.

Cụ thể, theo tìm hiểu của VnDoc.com, Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức đã nêu rõ, Chưng ở đây không phải là Chưng Cất nấu theo kiểu cách thủy mà là “Đun nhỏ lửa nấu cho thật chín”.

Vì sao cách viết Bánh Trưng lại sai chính tả

Bánh Trưng hay Bánh Chưng, bạn đã rõ nghĩa từ Chưng, nhưng lập luận của không ít người viết sai chính tả lại ủng hộ là Trưng. Hãy cùng VnDoc tìm hiểu cụ thể nguyên do nhé.

Từ Trưng mang nhiều nghĩa. Nghĩa Hán Việt thứ nhất của từ Trưng là: thể hiện (biểu trưng, đặc trưng, tượng trưng).

Dịch theo Nôm hóa sẽ thành: bày ra, khoe ra (Trưng Bày). Đó là lý do nhiều người nghĩ sai rằng, phải viết thành Bánh Trưng thay vì bánh chưng. Bởi theo cách hiểu của họ, đây là loại bánh hay được trưng ra trong bàn cỗ dịp Tết đến, xuân về, lễ cưới, ngày rằm các kiểu. Nhưng cách viết Bánh Trưng là sai bạn nhé, vì từ điển nào cũng viết là Bánh Chưng.

Từ Trưng còn có nghĩa khác là: mời về đòi về, như Trung Thu có nghĩa Thu về, còn Trưng Cầu là tìm hỏi ý kiến của người dân.

Như vậy VnDoc đã giải thích trên đây ý nghĩa của hai từ Trưng và Chưng thì chắc bạn đã biết cách viết Bánh Chưng hay Bánh Trưng mới là đúng chính tả tiếng Việt chứ. Bánh Chưng mang ý nghĩa lớn trong văn hóa nước ta, nên VnDoc mong mọi người viết chuẩn để tôn trọng công lao của ông cha đã mất công sáng tạo nên loại bánh này.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo viên

    Xem thêm