Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

H+ + MnO4- + HCOOH → Mn2+ + H2O + CO2

H+ + MnO4- + HCOOH → Mn2+ + H2O + CO2 là phương trình phản ứng oxi hóa – khử, được VnDoc hướng dẫn bạn học cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron. Từ đó bạn học biết lập phương trình hóa học theo phương pháp thăng bằng electron.

1. Phương trình phản ứng 

6H+ + 2MnO4- + 5HCOOH → 2Mn2+ + 8H2O + 5CO2

2. Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron

H+ + MnO4- + HCOOH → Mn2+ + H2O + CO2

Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng của các nguyên tử.

H^{+}  + Mn^{+7}O _{4}^{-}  + HC^{+2} OOH → Mn^{2+}  + H_{2} O + C^{+4}O_{2}\(H^{+} + Mn^{+7}O _{4}^{-} + HC^{+2} OOH → Mn^{2+} + H_{2} O + C^{+4}O_{2}\)

Chất khử: HCOOH

Chất oxi hóa: MnO4-

Bước 2: Biểu diễn các quá trình oxi hóa, quá trình khử.

Quá trình oxi hóa: C^{+2}   → C^{+4}  + 2e\(C^{+2} → C^{+4} + 2e\)

Quá trình khử: Mn^{+7}  +5e\overset{}{\rightarrow} Mn^{+2}\(Mn^{+7} +5e\overset{}{\rightarrow} Mn^{+2}\)

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

×5

×2

C^{+2}   → C^{+4}  + 1e\(C^{+2} → C^{+4} + 1e\)

Mn^{+7}  +5e\overset{}{\rightarrow} Mn^{+2}\(Mn^{+7} +5e\overset{}{\rightarrow} Mn^{+2}\)

Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.

6H+ + 2MnO4- + 5HCOOH → 2Mn 2+ + 8H2O + 5CO2

3. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Phương pháp thăng bằng electron được dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo nguyên tắc:

Tổng số electron chất khử nhường = tổng số electron chất oxi hóa nhận.

Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron:

+ Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử.

+ Bước 2: Biểu diễn các quá trình oxi hóa, quá trình khử.

+ Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

+ Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính hệ số của chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.

4. Một số câu hỏi liên quan

Câu 1. Iron có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe(OH)3

B. FeCl3

C. FeSO4

D. Fe2O3

Hướng dẫn trả lời

Đáp án C

Áp dụng quy tắc hóa trị có:

Fe^{+3} (OH)_{3};  \: Fe^{+3}Cl_{3};\: Fe^{+2}SO_{4};\: Fe^{+3}_{2}O_{3}\(Fe^{+3} (OH)_{3}; \: Fe^{+3}Cl_{3};\: Fe^{+2}SO_{4};\: Fe^{+3}_{2}O_{3}\)

Câu 2. Chromium(VI) oxide, CrO3, là chất rắn, màu đỏ thẫm, vừa là acidic oxide, vừa là chất oxi hóa mạnh. Số oxi hóa của chlomium trong oxide trên là

A. 0

B. +6

C. +2

D. +3

 Hướng dẫn trả lời 

Số oxi hóa của O thường là -2. Đặt x là số oxi hóa của Cr trong CrO3 ta có:

x.1 + (-2).3 = 0 ⇒ x = +6

Câu 3. Những phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự oxi hoá là sự nhường electron hay sự làm tăng số oxi hoá.

B. Trong quá trình oxi hoá, chất khử nhận electron.

C. Sự khử là sự nhận electron hay là sự làm giảm số oxi hoá.

D. Trong quá trình khử, chất oxi hoá nhường electron.

E. Trong quá trình khử, chất oxi hoá nhận electron và bị khử xuống số oxi hoá thấp hơn.

G. Trong quá trình oxi hoá, chất khử nhường electron và bị oxi hoá lên số oxi hoá cao hơn.

 Hướng dẫn trả lời 

Đáp án đúng là: A, C, E, G

B sai vì: Trong quá trình oxi hoá, chất khử nhường electron.

D sai vì: Trong quá trình khử, chất oxi hoá nhận electron.

------------------------------------

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm