Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt lớp 5: Liên kết các câu trong bài, đoạn văn

Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt lớp 5: Chuyên đề Liên kết các câu trong bài, đoạn văn là tài liệu ôn thi học sinh giỏi, ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng việt. Nội dung bao gồm phần lý thuyết về liên kết câu và các dạng bài tập vận dụng. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau:Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ CHUYÊN ĐỀ LIÊN KẾT CÂU

- Câu văn là một bộ phận của đoạn văn. Trong một đoạn văn, các câu văn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức.

- Cụ thể:

a) Về nội dung:

- Các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

VD: “Mẹ Vân là bác sĩ. Quần áo ở cửa hàng này rất đẹp. Chiếc ô tô đi nhanh ”.

Chuỗi câu này không tạo thành đoạn văn vì mỗi câu nói về một chủ đề riêng.

- Các câu phải sắp xếp theo trật tự hợp lí.

VD: “Mẹ Vân là bác sĩ. Người Trang gặp đầu tiên là mẹ Vân. Trang tìm đến nhà Vân. Bác làm việc ở thành phố”.

Chuỗi câu này cũng không tạo thành đoạn văn vì trật tự sắp xếp không hợp lí.

b) Về hình thức: Ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định.

Về hình thức, người ta thường liên kết câu bằng các phép liên kết như phép lặp (lặp từ ngữ), phép thế (thay thế từ ngữ), phép nối (dùng từ ngữ để nối), phép liên tưởng,…

1. Phép lặp:

  • Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng bằng cách lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó.
  • Khi sử dụng phép lặp cần lưu ý phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều, gây ấn tượng nặng nề.

2. Phép thế:

  • Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước
  • Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm đa dạng , hấp dẫn.

3. Phép nối:

  • Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên,thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…
  • Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm được mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ LIÊN KẾT CÂU TIẾNG VIỆT 5

Bài 1. Các câu trong mỗi đoạn vãn dưới đây liên kết với nhau bằng những cách nào ? Từ ngữ nào cho biết điều đó ?

a) Vườn rau của trường mỗi luống do một lớp làm, cám biển đề tên lớp để đánh dấu và chấm điểm thi đua. Mỗi luống trồng các loại rau khác nhau. Ong bướm bay rập rờn trên nền xanh của lá rau trông thật vui mắt.

b) Nét-len khoảng gần bốn mươi tuổi, người gốc Ca-na-đa. Anh xuất thân từ một gia đình gốc rễ lâu đời ở thành phố Quê-bếch, thuộc dòng dõi những thuỷ thủ can trường, vẻ bề ngoài của anh làm mọi người chú ý, đặc biệt là đôi mắt cương nghị, ánh lên vẻ rắn rỏi, từng trải.

c) Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cùng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng tiếng ru “âu ơi…” bên nhà láng giềng khiến ai cũng mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn cùng lời ru dịu dàng của mẹ tràn ngập mái ấm thuở ấu thơ.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 2. Chọn từ ngữ trong khung để điền vào chỗ trống trong các đoạn văn sau:

nó, đó, nhưng, luỹ tre làng

a) Tính biệt lập của mỗi ngôi làng trước đây được thể hiện ở luỹ tre làng. ………… bao trùm xung quanh làng……………. là một thành luỹ rất kiên cố, đốt không cháy, trèo không được, đào không qua”.

b) Tiếng tu hú mới khắc khoải làm sao…….. kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, cái vị ngọt còn lại………… khát thèm gỉ nhỉ mà năm nào nó cũng gọi xa gọi gần như thế ?

c) Ở chợ Gò quê tôi ngày ấy có quán cháo bà Mùi và vài ba hàng cháo khác nữa……. bất kì cháo cá ở đâu cũng không ngon bằng cháo cá bà Mùi.

Bài 3. Điền từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong mỗi đoạn văn sau:

a) Ngày nay, con người tìm ra nhiều loại vật liệu xây dựng mới……… cây rừng vẫn là một vật liệu quan trọng để làm nhà.

b) Trống Choai là một cậu gà rất đẹp trai với chiếc mào đỏ chói trên đầu. Trống Choai rất kiêu ngạo. Mới sáng sớm,………..đã vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng.

c) Gia đình nhà kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bẩy trăm con. Tối nào…………………………… cũng dỗ dành và thơm yêu từng đứa con:

– Chúc con ngủ ngon ! Mẹ yêu con.

Bài 4. Chọn từ ở câu trước cần lặp lại ở câu sau để điền vào chỗ trống nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn dưới đây:

(1) Mùa hè, mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. (2) Tia.... nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi.(3)......tràn vào vườn hoa. (4) Muôn.......bừng nở. (5) Nắng nhuộm cho những cánh.....thành muôn màu rực rỡ. (6) Những bông hoa rung rinh như vẫy chào nắng.

(Theo Nguyễn Hải Vân)

Bài 5. Gạch dưới những từ ngữ cùng chỉ một sự vật, có tác dụng liên kết trong đoạn văn sau:

Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền hoa chòng chành, hòa mình với màu tím của nước chiều.

Bài 6. Chọn từ ngữ thích hợp (đại từ, từ ngữ đồng nghĩa) điền vào chỗ trống để tránh lặp lại từ in đậm và có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn sau:

Võ Thị Sáu là một nữ anh hùng trẻ tuổi của nước ta...................sinh ra ở miền Đất Đỏ và tham gia kháng chiến chống Pháp khi tuổi đời còn rất trẻ. Bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng ...........vẫn không khai. Trong nhà lao ở Côn Đảo, tấm gương dũng cảm của ..........................đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Chúng đưa ........... ra pháp trường để xử bắn. Đi giữa hai hàng lính,.............vẫn ung dung mỉm cười..............đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc trên đất nước Việt Nam thân yêu.

(Theo Trần Văn Canh)

Bài 7. Chọn từ ngữ nối thích hợp (Rồi hoặc Trái lại, Vì vậy, Thế mà) điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong mỗi đoạn sau:

a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. ..............chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.

(Theo Nguyên Hồng)

b) Đi chăn trâu về, chạy đến đống ngô vừa bẻ, chọn những bắp bánh tẻ thật ưng ý. Kiếm cái dùi sắt, dùi vào bắp ngô, lùi vào bếp nấu cơm của mẹ của chị. .............. vừa chờ ngô chín, nghe tiếng nổ lép bép trong than, nước miếng đã tứa ra.

(Theo Ngô Văn Phú)

c) Tê tê là loài thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ..............., chúng ta cần bảo vệ nó

(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)

d) Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. ............, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ.

(Theo Kim Lân)

Bài 8: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau và nêu tác dụng liên kết câu của chúng.

Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xếp giấy một tấm thẻ thương binh.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 9: Tìm từ ngữ thay thế và từ ngữ được thay thế trong đoạn văn sau.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Thủy tinh thua trận bèn rút quân. Nhưng từ đó, vị thần nước năm nào cũng dâng nước lên cao.

Tôi đã học thuộc bài thơ của Trần Đăng Khoa. Trong tác phẩm ấy, tác giả đã miêu tả cơn mưa rất sinh động.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 10: Dùng cách lặp từ ngữ hoặc thay thế từ ngữ ở những chỗ trống sao cho thích hợp với sự liên kết của các câu.

Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên ………, không ném đá lên tàu và……….., cùng nhau bảo vệ cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch thường chạy trên……....thả diều. Thuyết phục mãi………….mới hiểu ra và hứa không chơi dại………..nữa.

(Theo Tô Phương)

Bài 11: Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?

a. Hoan hô anh giải phóng quân

Kính chào Anh, con người đẹp nhất

Lịch sử hôn Anh,

Bài 11: Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?

a. Hoan hô anh giải phóng quân

Kính chào Anh, con người đẹp nhất

Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất

Sống hiên ngang bất khuất trên đời

Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi.

(Tố Hữu)

b. Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.

(Tố Hữu)

Bài 12: Tác dụng của việc thay thế từ ngữ là gì?

Bài 13: Tìm những từ ngữ dùng theo phép thay thế để liên kết câu trong các đoạn văn.

Từ đó oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị thần nước đánh mệt mỏi, chán chê, vẫn không thắng nổi thần núi để cưới Mị Nương đành rút quân.

Khu vườn nhà Loan không rộng lắm. Nó chi bằng một cái sân nhỏ nhưng có bao nhiêu là cây.

Bài 14: Dùng từ ngữ thay thế cho các từ ngữ đi trước và đặt vào vị trí bỏ trống trong đoạn văn sau.

Ha-li-ma lấy chồng được 2 năm. Trước khi cưới, chồng………….là một ngưới dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây chỉ thấy ………….cau có gắt gỏng. Không biết làm thế nào…………..đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ.

Trời dần về chiều, trên cành cây, chú chim họa mi cố gắng hót vài bản nhạc cuối cùng trước khi bay về tổ. Tiếng hót của ……..cứ bay cao, bay cao mãi.

Bài 15: Đọc đoạn trích sau:

Thời trẻ, Lép Tôn-xtôi hay có những hành động bột phát. Có lúc Tôn-xtôi tự mình leo lên cây bằng một nửa mái tóc. Sau đó, Tôn-xtôi lại cạo sạch lông mày. Tôn-xtôi muốn tìm hiểu xem đối với những hành động như vậy, mọi người có phản ứng như thế nào. Có hôm, Tôn-xtôi muốn mình cũng được bay như chim. Thế là Tôn-xtôi trèo lên gác, chui qua cửa sổ lao xuống sân với đôi cánh tay dang rộng như cánh chim. Khi mọi người chạy đến, thấy Tôn-xtôi nằm ngất lịm ở giữa sân.

a. Tìm từ trùng lặp nhiều lần trong đoạn trích trên. Có thể thay thế được bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa không ?

b. Từ ngữ thay thế ở đây là từ ngữ nào? Chép lại đoạn trích sau khi đã thay thế từ trùng lặp bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.

>> Tham khảo: Bài tập Tiếng việt lớp 5 - Liên kết câu

Chuyên đề Liên kết câu - Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt lớp 5 bao gồm Lý thuyết cơ bản và bài tập thực hành cho các em học sinh tham khảo, nắm chắc các kiến thức liên kết câu trong bài, đoạn văn, ôn tập ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng việt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
29
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

    Xem thêm