Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Địa lý năm 2018 - 2019 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh

Đề thi giữa kì 2 môn Địa lý 11

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Địa lý năm 2018 - 2019 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1: Sông nào không bắt nguồn từ miền Tây Trung Quốc?

A. Trường Giang.

B. Hắc Long Giang.

C. Hoàng Hà.

D. Mê Công.

Câu 2: Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. núi cao và hoang mạc.

B. núi thấp và đồng bằng.

C. đồng bằng và hoang mạc.

D. núi thấp và sa mạc.

Câu 3: Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do

A. có diện tích quá lớn.

B. ảnh hưởng của núi ở phía đông.

C. khí hậu ôn đới hải dương ít mưa.

D. khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

Câu 4: Khó khăn chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản là

A. thị trường có nhiều biến động.

B. thiếu nước tưới nghiêm trọng.

C. lực lượng lao động thiếu hụt.

D. diện tích đất nông nghiệp ít.

Câu 5: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì

A. tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.

B. thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.

C. tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.

D. ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.

Câu 6: Cho biểu đồ sau:

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Địa lý năm 2018 - 2019

Nhận xét nào sau đây là đúng với sự thay đổi cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm trên?

A. Cán cân thương mại luôn dương.

B. Cán cân thương mại luôn âm.

C. Cán cân thương mại liên tục giảm.

D. Cán cân thương mại liên tục tăng.

Câu 7: Nhân tố nào sau đây là nhân tố chủ yếu nhất đưa Liên Bang Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế?

A. Lãnh thổ rộng lớn nhiều tài nguyên.

B. Dân cư đông lao động nhiều.

C. Dân cư có trình độ học vấn cao, giỏi về khoa học kỹ thuật.

D. Đầu tư của nước ngoài tăng nhanh.

Câu 8: So với các cường quốc thương mại trên thế giới, Nhật Bản

A. đứng sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và trước Trung Quốc.

B. đứng sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và trước CHLB Đức.

C. đứng sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và Trung Quốc.

D. đứng sau Hoa Kỳ, LB Nga, Trung Quốc.

Câu 9: Sau năm 2000, Liên Bang Nga đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Là trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới.

B. Đã ngăn chặn được nạn chảy máu chất xám.

C. Tốc độ tăng trưởng GDP rất cao và ổn định.

D. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài.

Câu 10: Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng hàng

A. Thứ hai thế giới sau Liên bang Nga.

B. Thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Canađa.

C. Thứ tư thế giới sau Liên bang Nga, Canađa và Hoa Kỳ.

D. Thứ năm thế giới sau Liên bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ và Braxin.

Câu 11: Xu hướng hợp tác giữa Liên Bang Nga và Việt Nam hiện nay là gì?

A. Hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng.

B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

C. Hợp tác trên nhiều mặt.

D. Hợp tác trên lĩnh vực khoa học - kỹ thuật.

Câu 12: Nhận xét không chính xác về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc:

A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.

B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.

D. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

Câu 13: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. (Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2015

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

565,7

769,8

624,8

Nhập khẩu

235,4

335,9

379,5

454,5

692,4

648,3

Cán cân thương mại

52,2

107,2

99,7

111,2

77,4

-23,5

Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2015 là

A. biểu đồ tròn.

B. biểu đồ miền.

C. biểu đồ cột.

D. biểu đồ kết hợp (cột, đường).

Câu 14: Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là

A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

B. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

C. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

D. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

Câu 15: Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là

A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

C. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

D. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.

Câu 16: Ngành công nghiệp nào của LB Nga được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn?

A. Đóng tàu.

B. Hàng không- vũ trụ.

C. Luyện kim màu.

D. Khai thác dầu khí.

Câu 17: Cho bảng số liệu: Quy mô dân số của Liên Bang Nga giai đoạn 1991 - 2005. Đơn vị: triệu người.

Năm

1991

1995

1999

2005

Số dân

148,3

147,8

146,3

143,0

Nhận xét đúng về sự thay đổi quy mô dân số của Liên Bang Nga giai đoạn 1991 - 2005?

A. Quy mô dân số giảm không liên tục.

B. Quy mô dân số giảm liên tục.

C. Quy mô dân số có xu hướng tăng.

D. Quy mô dân số có xu hướng biến động.

Câu 18: Các bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản là

A. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin, EU, Canađa.

B. Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHLB Nga, EU, Braxin.

C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Ôxtrâylia.

D. Hoa Kỳ, Canađa, Ấn Độ, Braxin, Đông Nam Á.

Câu 19: Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?

A. Hoa Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Hoa Trung.

D. Hoa Nam.

Câu 20: Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm

A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.

C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.

D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 21: Khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

A. dầu mỏ và khí tự nhiên.

B. quặng sắt và than đá.

C. than đá và khí tự nhiên.

D. các khoáng sản kim loại màu.

Câu 22: Về tổ chức hành chính, Trung Quốc được chia thành

A. 21 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

B. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

C. 22 tỉnh, 6 khu tự trị và 3 thành phố trực thuộc trung ương.

D. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

Câu 23: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản?

A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

B. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

C. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

D. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại.

Câu 24: Các cây trồng, vật nuôi của LB Nga được phân bố chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu là do

A. địa hình tương đối cao, có đồi gò thấp, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa.

B. địa hình thấp, có nhiều song lớn, đất phù sa màu mỡ.

C. đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm.

D. địa hình thấp, bằng phẳng, có nhiều mưa vào mùa đông.

Câu 25: Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của LB Nga?

A. Giáp nhiều biển và đại dương.

B. Quỹ đất nông nghiệp lớn.

C. Có nhiều sông, hồ lớn.

D. Khí hậu phân hóa đa dạng.

Câu 26: Biểu hiện cơ bản nhất chứng tỏ LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết là

A. chiếm tỉ trọng lớn nhất về số dân trong Liên Xô.

B. tỉ trọng lớn nhất về sản lượng các ngành kinh tế trong Liên Xô.

C. chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích trong Liên Xô.

D. chiếm tỉ trọng lớn nhất về vốn đầu tư trong Liên Xô.

Câu 27: Cho bảng số liệu

Sản lượng lương thực và quy mô dân số của Liên Bang Nga giai đoạn 1995 - 2005

Năm

1995

1999

2001

2005

Sản lượng (triệu tấn)

62,0

53,8

83,6

78,2

Số dân (triệu người)

147,8

146,3

144,9

143,0

Bình quân lương thực của Liên Bang Nga năm 2005 là

A. 1828 kg/người.

B. 54,69 kg/người.

C. 182,8 kg/người.

D. 546,9 kg/người.

Câu 28: Khu vực phía Nam của Nhật Bản có khí hậu

A. ôn đới lục địa.

B. cận xích đạo.

C. ôn đới hải dương.

D. cận nhiệt đới.

Câu 29: Ngành công nghiệp nào thể hiện rõ sự hợp tác giữa Việt Nam – Liên Bang Nga?

A. Năng lượng.

B. Chế biến lương thực thực phẩm.

C. Dệt may.

D. Điện tử - tin học.

Câu 30: Chiến lược kinh tế mới của LB Nga không có nội dung nào sau đây?

A. Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.

B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.

C. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

D. Sử dụng đồng tiền USD thay thế đồng Rup.

Câu 31: Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.

B. Là nước đông dân.

C. Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.

D. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.

Câu 32: Ngành công nghiệp nào đang được coi là thế mạnh của LB Nga?

A. Điện tử- tin học.

B. Công nghiệp quốc phòng.

C. Luyện kim đen.

D. Sản xuất giấy, bột Xen- lu- lô.

Câu 33: Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca đều nằm ở đảo

A. Xi-cô-cư.

B. Hôn-su.

C. Kiu-xiu.

D. Hô-cai-đô.

Câu 34: Phát minh nào sau đây không phải của người Trung Quốc?

A. Thuyền buồm.

B. Thuốc súng.

C. La bàn.

D. Kĩ thuật in.

Câu 35: Một đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là

A. Thấp dần từ tây sang đông.

B. Thấp dần từ bắc xuống nam.

C. Cao dần từ tây sang đông.

D. Cao dần từ bắc xuống nam.

Câu 36: Cho biểu đồ sau:

Tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2005.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Địa lý năm 2018 - 2019

Nhận xét nào sau đây đúng nhất với biểu đồ trên?

A. GDP của Liên Bang Nga liên tục giảm trong giai đoạn 1990 - 2005.

B. GDP của Liên Bang Nga tăng trưởng không đồng đều qua các năm.

C. GDP của Liên Bang Nga liên tục tăng trong giai đoạn 1990 - 2005.

D. GDP của LB Nga giai đoạn 1990 đến 1999 tốc độ tăng âm, giai đoạn 1999 đến nay tốc độ tăng cao, liên tục và tương đối đều.

Câu 37: Các trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga phân bố tập trung nhất ở

A. đồng bằng Đông Âu.

B. cao nguyên Xibia.

C. vùng U-ran.

D. ven Thái Bình Dương.

Câu 38: Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là

A. Đông Bắc.

B. Hoa Trung.

C. Hoa Nam.

D. Hoa Bắc.

Câu 39: Bốn đảo lớn của Nhật Bản xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích là

A. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

B. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.

C. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

D. Hô-cai-đô, Hônsu, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Câu 40: Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là

A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.

B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.

C. Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.

D. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Địa lý năm 2018 - 2019 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 11

    Xem thêm