Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 8 trường THCS Minh Hòa, Lạng Sơn năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 8
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 8 trường THCS Minh Hòa, Lạng Sơn năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm có 6 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 45 phút. Chúc các bạn ôn thi hiệu quả và đạt được số điểm cao trong kì thi sắp tới.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 8
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 8 Phòng GD&ĐT Tây Hòa, Phú Yên năm học 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG TRƯỜNG THCS MINH HÒA | ĐỀ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC: 2016 - 2017 Môn: Hóa học - Lớp: 8 Thời gian: 45 phút |
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Hãy cho biết thế nào là đơn chất? Hợp chất?
b) Trong số các công thức hóa học sau: CO2, O2, Zn, CaCO3, công thức nào là công thức của đơn chất? Công thức nào là công thức của hợp chất?
Câu 2 (1,0 điểm): Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của:
a) Fe (III) và O.
b) Cu (II) và PO4 (III).
Câu 3 (3,0 điểm)
a) Thế nào là phản ứng hóa học? Làm thế nào để biết có phản ứng hóa học xảy ra?
b) Hoàn thành các phương trình hóa học cho các sơ đồ sau:
Al + O2 Al2O3
Na3PO4 + CaCl2 → Ca3(PO4)2 + NaCl
Câu 4 (2,0 điểm)
a) Viết công thức tính khối lượng chất, thể tích chất khí (đktc) theo số mol chất.
b) Hãy tính khối lượng và thể tích (đktc) của 0,25 mol khí NO2.
Câu 5 (1,0 điểm): Xác định công thức hóa học của hợp chất tạo bởi 40% S, 60% O. Khối lượng mol của hợp chất là 80 gam.
Câu 6 (1,0 điểm): Khi đốt dây sắt, sắt phản ứng cháy với oxi theo phương trình:
3Fe + 2O2 Fe3O4
Tính thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 16,8 gam Fe.
(Cho: Fe = 56; Cu = 64; P = 31; O = 16; N = 14; O = 16)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC LỚP 8
Câu 1
- Đơn chất là những chất tạo bởi 1 nguyên tố hóa học.
- Hợp chất là những chất tạo bởi 2 nguyên tố hóa học trở lên.
- Công thức của đơn chất: O2, Zn
- Công thức của hợp chất: CO2, CaCO3.
Câu 2
Fe2O3 = 2.56 + 3.16 = 160 (đvc)
Cu3(PO4)2 = 3.64 + 2(31 + 4.16) = 382 (đvc)
Câu 3
a) Khái niệm phản ứng hóa học: Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
* Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: Chất mới tạo thành có tính chất khác với chất ban đầu về trạng thái, màu sắc, ... Sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng.
b) Mỗi phương trình viết đúng: 1,0 điểm
4Al + 3O2 2Al2O3
2Na3PO4 + 3CaCl2 → Ca3(PO4)2 + 6NaCl
Câu 4
a) Viết đúng mỗi công thức tính
- Công thức tính khối lượng khi biết số mol: m = n x M (gam).
- Công thức tính thể tích chất khí (đktc) khi biết số mol: V = n x 22,4 (lít).
b)
- = 0,25 x 46 = 11,5 gam.
- = 0,25 x 22,4 = 5,6 lít.
Câu 5
- Khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất: nS = = 32 gam; nO = 80 – 32 = 48 gam
- Số mol nguyên tử từng nguyên tố có trong 1 mol hợp chất: nS = 32 : 32 = 1 mol; nO = 48 : 16 = 3 mol
- CTHH của hợp chất: SO3
Câu 6
nFe = 16,8 : 56 = 0,3 mol
Theo PTHH: 3 mol Fe phản ứng hết với 2 mol O2
Vậy: 0,3 mol Fe phản ứng hết với x mol O2
x = 0,2 mol
= 0,2 x 22,4 = 4,48 lít